Chào Luật sư, hiện nay quy định về việc thay đổi địa chỉ thường trú trên thẻ BHYT có khó không? Hôm trước tôi được công ty phát cho một thẻ bảo hiểm y tế. Tôi xem thông tin thì thấy rằng địa chỉ thường trú trên thẻ BHYT không đúng. Tôi có báo lại với bộ phận hành chính nhân sự nhưng chị đó vẫn chưa giải quyết cho tôi. Liệu tôi có được tự mình đăng ký thay đổi địa chỉ thường trú trên thẻ BHYT được không? Có những cách nào để có thể thay đổi địa chỉ thường trú trên thẻ BHYT theo quy định của pháp luật hiện hành? Rất mong nhận được sự tư vấn của Luật sư. Tôi xin cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của Luật sư X. Về vấn đề trên, chúng tôi xin tư vấn đến bạn nội dung Thay đổi địa chỉ thường trú trên thẻ BHYT như sau:
Chuyển khẩu có làm mất giá trị sử dụng của thẻ BHYT?
Hiện nay theo quy định hiện nay thì thẻ BHYT muốn sử dụng được thì phải thuộc diện những đối tượng có thể sử dụng được thẻ, đồng thời thẻ bảo hiểm y tế cũng cần đúng thông tin và còn thời hạn để hỗ trợ,thanh toán các chi phí khám chữa bệnh hiện nay. Việc chuyển khẩu có làm mất giá trị sử dụng của thẻ BHYT hay không được quy định như sau:
Theo khoản 4 Điều 16 Luật BHYT năm 2008, sửa đổi năm 2014, thẻ BHYT không có giá trị sử dụng trong các trường hợp sau:
a) Thẻ đã hết thời hạn sử dụng;
b) Thẻ bị sửa chữa, tẩy xoá;
c) Người có tên trong thẻ không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.
Như vậy, nếu người có thẻ BHYT sửa chữa, tẩy xóa thông tin trên thẻ hoặc không tiếp tục tham gia, không gia hạn thẻ BHYT thì thẻ này sẽ không có giá trị sử dụng.
Bên cạnh đó, Điều 23 Luật BHYT cũng quy định 12 trường hợp thẻ BHYT có giá trị sử dụng nhưng không được thanh toán chi phí khám chữa bệnh như: Khám sức khỏe; xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị; sử dụng dịch vụ thẩm mỹ;…
Đối chiếu với các quy định trên, có thể thấy, chuyển khẩu không thuộc các trường hợp đã nêu. Do đó, việc chuyển khẩu sẽ không làm mất giá trị sử dụng thẻ BHYT.
Thay đổi địa chỉ thường trú trên thẻ BHYT được không?
Hiện nay có một số trường hợp mà địa chỉ thường trú trên thẻ BHYT của nhân viên không được chính xác. Khi đó thì họ cần phải báo cáo lại để điều chỉnh thông tin cho phù hợp và có thể dùng được thẻ. Vậy nếu cần thay đổi thông tin trên thẻ BHYT thì báo cáo với những cơ quan nào? Việc thay đổi địa chỉ thường trú trên thẻ BHYT được thực hiện như sau:
Theo quy định về thủ tục khám chữa bệnh BHYT, Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP ghi nhận:
Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc Giấy xác nhận của Công an cấp xã hoặc giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên; các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác.
Hiện nay, thẻ BHYT giấy chưa có ảnh nên khi đi khám chữa bệnh, người bệnh phải cần xuất trình thẻ này và một trong các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp mà có ảnh như chứng minh nhân dân (CMND), căn cước công dân (CCCD), hộ chiếu, bằng lái xe,… thì sẽ được hưởng quyền lợi về BHYT.
Đồng thời, khi làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT, nhân viên bệnh viện khi tiếp nhận thẻ BHYT chỉ đối chiếu với các thông tin hiển thị trên thẻ gồm tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ của người có tên trên thẻ. Nếu các thông tin này trùng khớp thì thẻ BHYT sẽ được chấp nhận.
Vì vậy, dù đã chuyển khẩu đi nơi khác nhưng các thông tin trên CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu,… vẫn trùng khớp với thẻ thì người bệnh sẽ được khám chữa bệnh BHYT với đầy đủ quyền lợi.
Có phải đổi thẻ BHYT khi thay đổi hộ khẩu không?
Hiện nay theo quy định thì việc đổi thẻ BHYT khi thay đổi sổ hộ khẩu không còn phức tạp như chúng ta vẫn nghỉ. Đổi thẻ BHYT giúp cho việc dùng thẻ khi khám hoặc chữa bệnh của người bệnh. Còn đối với vấn đề thay đổi hộ khẩu thì liệu có cần phải đổi thẻ BHYT không, chúng tôi xin tư vấn đến bạn những nội dung cụ thể và chi tiết như sau:
Như đã phân tích, nếu thông tin trên giấy tờ chứng minh nhân thân và thẻ BHYT trùng khớp thì người bệnh vẫn được khám chữa bệnh BHYT. Tuy nhiên, việc chuyển khẩu có thể sẽ phải tiến hành thủ tục đổi một số giấy tờ chứng minh nhân thân.
Cụ thể, theo Thông tư 04/1999/TT-BCA(C13) hướng dẫn Nghị định số 05/1999/NĐ-CP , trường hợp người đã được cấp CMND nhưng chuyển nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì phải tiến hành thủ tục đổi chứng CMND.
Kéo theo đó, địa chỉ trong CMND mới sẽ bị thay đổi. Vì vậy, nếu đi khám chữa bệnh mà xuất trình CMND mới, người bệnh có thể sẽ không được chấp nhận do khác thông tin về địa chỉ trên thẻ BHYT.
Trong trường hợp này, người dân sẽ phải sử dụng giấy tờ chứng minh nhân thân khác trùng thông tin với thẻ BHYT hoặc tiến hành thủ tục đổi thẻ BHYT theo địa chỉ mới thì giấy tờ này mới được coi là hợp lệ để hưởng BHYT.
Trong khi đó, với các giấy tờ khác như CCCD, bằng lái xe,.. thì không cần đổi lại dù chuyển hộ khẩu cùng tỉnh hay khác tỉnh. Do đó mà thông tin trên các giấy tờ này và thẻ BHYT sẽ không bị thay đổi.
Như vậy, trường hợp thay đổi hộ khẩu có thể phải đổi thẻ BHYT nếu đã thực hiện thủ tục đổi CMND do chuyển khẩu khác tỉnh. Còn các trường hợp khác, vẫn được sử dụng như bình thường.
Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc đi khám chữa bệnh tại nơi mình cư trú, người dân nên làm thủ tục đổi thẻ BHYT, trong đó thay đổi thông tin về địa chỉ và nơi khám chữa bệnh ban đầu.
Khi nào được thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu BHYT?
Hiện nay có rất nhiều thắc mắc liên quan đến việc thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu BHYT. Có trường hợp độc giả có đăng ký thẻ bảo hiểm y tế ở quận X, nhưng sau đó lại chuyển sang quậ Y để sinh sống và làm việc. Vậy người này có được thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu BHYT không? Nội dung này có thể được chúng tôi phân tích như sau:
Khoản 2 Điều 26 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định:
“Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.”
Như vậy, người tham gia BHYT được thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu BHYT vào tháng 01, 04, 07, 10 hàng năm.
Thủ tục thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu BHYT
Sau khi tìm hiểu câu trả lời cho việc có được đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu BHYT chúng tôi xin được tư vấn đến bạn về các thủ tục cần tiến hành, trong đó có cơ quan để xử lý việc nộp đổi thẻ BH, Hồ sơ có các loại giấy tờ gì và đặc biệt là thời hạn giải quyết cho việc đăng ký thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là bao lâu? Vấn đề này có thể được hiểu như sau:
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 19 Luật Bảo hiểm y tế 2008, khi muốn thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu BHYT thì người tham gia bảo hiểm y tế sẽ tiến hành thủ tục đề nghị đổi thẻ BHYT.
* Nơi nộp hồ sơ đổi thẻ BHYT:
– BHXH huyện: Đổi thẻ BHYT cho người tham gia BHYT do BHXH huyện thu.
– BHXH tỉnh: Đổi thẻ BHYT cho người tham gia BHYT tại các đơn vị do BHXH tỉnh trực tiếp thu.
Hồ sơ đổi thẻ BHYT:
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT theo mẫu.
– Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03 ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH.
* Thời hạn giải quyết yêu cầu đổi thẻ BHYT:
Thời hạn giải quyết yêu cầu đổi thẻ BHYT là không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thay đổi địa chỉ thường trú trên thẻ BHYT được không?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Dịch vụ chỉnh sửa giấy khai sinh mới năm 2023
- Lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking có bị phạt tù?
- Luật hợp tác xã nông nghiệp quy định như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
(1) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến xã và tương đương:
– Trạm y tế xã, phường, thị trấn;
– Trạm xá, trạm y tế, phòng y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức;
– Phòng khám bác sỹ gia đình tư nhân độc lập;
– Trạm y tế quân – dân y, Phòng khám quân – dân y, Quân y đơn vị cấp tiểu đoàn và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
(2) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến huyện và tương đương:
– Bệnh viện đa khoa huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
– Trung tâm y tế huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh; Trung tâm y tế huyện có phòng khám đa khoa;
– Phòng khám đa khoa; phòng khám đa khoa khu vực;
– Bệnh viện đa khoa hạng III, hạng IV và chưa xếp hạng thuộc các Bộ, Ngành hoặc trực thuộc đơn vị thuộc các Bộ, Ngành;
Điều kiện của cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu theo Điều 7 Thông tư 40/2015/TT-BYT như sau:
– Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
– Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
– Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (gồm: Trạm y tế xã, phường, thị trấn; Phòng khám bác sỹ gia đình tư nhân độc lập; Trạm y tế quân – dân y, Phòng khám quân – dân y, Quân y đơn vị cấp tiểu đoàn và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng) nếu chưa có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh thì:
Phải có đủ điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, bảo đảm đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh thông thường và xử trí cấp cứu ban đầu, cung ứng, cấp phát thuốc trong phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
– Phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân độc lập: Có đủ điều kiện theo quy định của Bộ Y tế về điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân độc lập.