Chào Luật sư, vừa qua khi lượt xem các thông tin tuyển dụng công chức thì tôi thấy được bản tin Uỷ ban nhân dân tỉnh tại nơi tôi đang sinh sống đang có nhu cầu tuyển một vị trí hoà giải viên lao động. Chính vì thế tôi rất muốn ứng tuyển vào vị trí trên, nhưng do lần đầu thi công chức nên tôi không biết cần phải chuẩn bị gì. Luật sư có thể cho tôi hỏi hồ sơ dự tuyển hòa giải viên lao động gồm có những giấy tờ gì được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về hồ sơ dự tuyển hòa giải viên lao động gồm có những giấy tờ gì?. Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Hòa giải viên lao động phải đáp ứng các tiêu chuẩn nào?
Muốn trở thành hòa giải viên lao động, công dân Việt Nam phải đáp ứng một số tiêu chí nhất định. Các tiêu chí để có thể trở thành một hoà giải viên lao động bao gồm là một người công dân Việt Nam, có đầy đủ hành vi nhân sự, phải có phẩm chất, đạo đức tốt, phải có trình độ đại học và có ít nhất 03 năm làm việc trong môi trường liên quan đến quan hệ lao động và tiêu chuẩn cuối cùng chính là việc công dân Việt Nam tham gia dự thi không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc là người chưa được xoá án tích.
Theo quy định tại Điều 92 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn hòa giải viên lao động như sau:
“1. Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự, có sức khỏe và phẩm chất đạo đức tốt.
2. Có trình độ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến quan hệ lao động.
3. Không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.”
Hồ sơ dự tuyển hòa giải viên lao động gồm có những giấy tờ gì?
Hồ sơ dự tuyển hòa giải viên lao động sẽ bao gồm những loại giấy tờ khác nhau, tuy nhiên tựu trung lại thì một bộ hồ sơ dự tuyển sẽ bao gồm các mẫu giấy tờ như một mẫu đơn dự tuyển vào vị trí hoà giải viên lao động, một bản sơ yếu lý lịch có sự xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, giấy khám sức khoẻ tại cơ sở y tế, bản gốc và bản sao có chứng thực của các văn bằng chứng minh trình độ đại học và thông tin chứng minh người ứng tuyển có kinh nghiệm từ 03 năm trở lên trong công việc có liên quan đến người lao động.
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 93 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ dự tuyển hòa giải viên lao động như sau:
“Hồ sơ dự tuyển gồm:
- Đơn dự tuyển hòa giải viên lao động;
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cấp có thẩm quyền;
- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Y tế;
- Bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu các văn bằng, chứng chỉ liên quan; văn bản giới thiệu tham gia làm hòa giải viên lao động của các cơ quan, tổ chức liên quan (nếu có);“
Trình tự và thủ tục bổ nhiệm hòa giải viên lao động năm 2023
Trình tự và thủ tục bổ nhiệm hòa giải viên lao động năm 2023 được quy định rõ ràng và cụ thể tại Nghị định hướng dẫn Bộ luật Lao động 2019 quy định về thủ tục dự tuyển hòa giải viên lao động tại Việt Nam. Quá trình bổ nhiệm hoà giải viên lao động sẽ bắt đầu bằng việt Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thông báo về việc tuyển dụng vị trí hoà giải viên lao động trong khoảng thời gian nhất định, sau khi hết thời gian trên phía cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xem xét hồ sơ và chọn ra người phù hợp với vị trú hoà giải viên nhất và tiến hành bổ nhiệm, phân công công việc cho hoà giải viên lao động.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 93 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về thủ tục dự tuyển hòa giải viên lao động như sau:
“– Căn cứ kế hoạch tuyển chọn, bổ nhiệm hòa giải viên lao động được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản thông báo công khai việc tuyển chọn hòa giải viên lao động trên địa bàn thông qua cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị và trên phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội để phối hợp thực hiện;
– Trong thời hạn đăng ký ghi trong thông báo tuyển chọn hòa giải viên lao động của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, cá nhân trực tiếp đăng ký hoặc được các cơ quan, đơn vị của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức khác giới thiệu tham gia dự tuyển hòa giải viên lao động với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ ghi trong thông báo tuyển chọn hòa giải viên lao động, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm rà soát người đủ tiêu chuẩn, tổng hợp, báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định;
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định các hồ sơ dự tuyển (kể cả các hồ sơ do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trực tiếp nhận), lựa chọn và lập danh sách vị trí bổ nhiệm của từng hòa giải viên lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, bổ nhiệm;
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định bổ nhiệm hòa giải viên lao động. Thời hạn bổ nhiệm hòa giải viên lao động tối đa không quá 05 năm.“
Hòa giải viên lao động có nhiệm vụ gì?
Hòa giải viên lao động có nhiệm vụ gì? Đây là một câu hỏi mà bất kỳ ai khi nghe đến chức danh hoà giải viên cũng điều đặt ra. Hoà giải viên lao động sẽ là người thay mặt cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh sẽ tiến hành hoà giải các vụ tranh chấp lao động theo sự phân công của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội và tìm ra hướng giải quyết chung cho các tranh chấp này theo sự phân công của , sau đó tiến hành báo báo kết quả giải quyết các vụ tranh chấp về cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Theo quy định tại Điều 184 Bộ luật lao động 2019 quy định về hòa giải viên lao động như sau:
“1. Hòa giải viên lao động là người do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm để hòa giải tranh chấp lao động, tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề; hỗ trợ phát triển quan hệ lao động.”
Theo quy định tại Điều 95 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục cử hòa giải viên lao động như sau:
“1. Việc cử hòa giải viên lao động thực hiện nhiệm vụ hòa giải do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện theo phân cấp trong quy chế quản lý hòa giải viên lao động.”
Mời bạn xem thêm
- Dịch vụ chỉnh sửa giấy khai sinh mới năm 2023
- Lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking có bị phạt tù?
- Luật hợp tác xã nông nghiệp quy định như thế nào?
Thông tin liên hệ LSX
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Hồ sơ dự tuyển hòa giải viên lao động gồm có những giấy tờ gì?“, hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Hợp thửa đất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Hòa giải viên lao động miễn nhiệm khi thuộc một trong các trường hợp sau:
– Có đơn xin thôi làm hòa giải viên lao động;
– Không đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 92 Nghị định này;
– Có hành vi vi phạm pháp luật làm phương hại đến lợi ích các bên hoặc lợi ích của Nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ của hòa giải viên lao động theo quy định của pháp luật;
– Có 02 năm bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ theo quy chế quản lý hòa giải viên lao động;
– Từ chối nhiệm vụ hòa giải từ 02 lần trở lên khi được cử tham gia giải quyết tranh chấp lao động hoặc tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề
Trình tự, thủ tục cử hòa giải viên lao động
+ Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động, tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề và yêu cầu hỗ trợ phát triển quan hệ lao động được gửi đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc hòa giải viên lao động.
Trường hợp hòa giải viên lao động trực tiếp nhận đơn yêu cầu từ đối tượng tranh chấp đề nghị giải quyết thì trong thời hạn 12 giờ kể từ khi tiếp nhận đơn, hòa giải viên lao động phải chuyển cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội đang quản lý hòa giải viên lao động để phân loại xử lý;
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, theo phân cấp quản lý, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phân loại và có văn bản cử hòa giải viên lao động giải quyết theo quy định.
– Ít nhất 03 tháng trước khi kết thúc thời hạn bổ nhiệm, nếu hòa giải viên lao động có nhu cầu tiếp tục làm hòa giải viên lao động thì gửi đơn đề nghị bổ nhiệm lại đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội;
– Căn cứ kế hoạch tuyển chọn, bổ nhiệm hòa giải viên lao động hằng năm đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; kết quả rà soát tiêu chuẩn, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của hòa giải viên lao động theo phân cấp quản lý, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị bổ nhiệm lại của hòa giải viên lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định bổ nhiệm lại đối với các trường hợp đủ tiêu chuẩn, điều kiện.