Chào Luật sư, công ty tôi đang trong quá trình tìm hiểu về việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho các sản phẩm máy cơ khí của công ty thì phát hiện rằng có rất nhiều trường hợp các sản phẩm cơ khi của các công ty khác bị từ chối bảo hộ sở hữu công nghiệp đối với hình thức kiểu dáng. Chính vì thế, Luật sư có thể tư vẫn cho tôi biết về đối tượng nào không được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được không ạ? Công ty tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về đối tượng không được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
- Luật Sở hữu Trí tuệ – Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019
- Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN
Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp hiện nay tương đối đơn giản chỉ cần 03 yếu tố. Yếu tố thứ nhất chính là kiểu dáng công nghiệp đó phải có tính mới, tức không phải là một sản phẩm sao chép từ ai đó, yếu tố thứ hai chính là việc kiểu dáng công nghiệp đó phải có tính sáng tạo, đột phá so với các sản phẩm hiện đang có mặt trên thị trường và yếu tố cuối cùng chính là việc nó phải có khả năng áp dụng trong ngành công nghiệp hiện đại. Nếu thỏa được 03 yếu tố quan trọng này thì kiểu dáng công nghiệp của công ty bạn sẽ được phía Cục sở hữu trí tuệ cấp quyền bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã được sửa đổi năm 2009, 2019 quy định như sau:
“13. Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này”
Theo quy định tại Điều 63 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã được sửa đổi năm 2009, 2019 thì kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
“1. Có tính mới;
2. Có tính sáng tạo;
3. Có khả năng áp dụng công nghiệp.“
Đối tượng không được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
Đối tượng không được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp mà cụ thể ở đây là kiểu dáng công nghiệp hiện nay có 03 nhóm chính. Nhóm một chính là những hình dáng bên ngoài co được là do những đặt tính kỹ thuật bắt buộc phải có thì sẽ không được bảo hộ sở hữu công nghiệp. Ví dụ như xe đạp thì phải có bàn đạp và tay cầm. Nhóm hai chính là hình dàng bên ngoài của các công trình xây dựng. Ví dụ như hình dáng của một tòa nhà không thể đăng ký sở hữu công nghiệp được. Nhóm ba chính là hình dáng của vật đăng ký sở hữu không được thấy trong quá trình sử dụng sản phẩm. Ví dụ mặt thường chúng ta không thể nhìn thấy được các loại khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
Theo quy định tại Điều 64 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã được sửa đổi năm 2009, 2019 thì các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:
“1. Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;
2. Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;
3. Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.”
Căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp
Căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp chính là việc các cá nhân, tổ chức tiến hành đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp tại Cục Sở hữu công nghiệp đặt trụ sở tại Thành phố Hồ Chính Minh, Thành phố Đà Nẵng và Thủ đô Hà Nội. Đây hiện được xem là hình thức duy nhất là các chủ doanh nghiệp có thể thực hiện được quyền thiết lập quyền sở hữu công nghiệp từ quyền bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí cho đến nhãn hiệu. Chính vì thế các doanh nghiệp cần phải hiểu và nắm rõ những thông tin về việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho doanh nghiệp của mình.
Theo quy định tại Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã được sửa đổi năm 2009, 2019 quy định về căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ như sau:
“3. Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:
a) Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”
Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp:
– Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Mời bạn xem thêm
- Dịch vụ chỉnh sửa giấy khai sinh mới năm 2023
- Lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking có bị phạt tù?
- Luật hợp tác xã nông nghiệp quy định như thế nào?
Thông tin liên hệ LSX
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Đối tượng không được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp“. hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Cách xử lý khi bị lấn chiếm đất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
– 02 Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp; đánh máy theo mẫu số 03-KDCN Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;
– 01 Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp; [Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng quy định tại điểm 33.5 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN, bản kiểu dáng công nghiệp phải bao gồm các nội dung sau:
+ Tên kiểu dáng công nghiệp;
+ Lĩnh vực sử dụng kiểu dáng công nghiệp;
+ Kiểu dáng công nghiệp tương tự gần nhất;
+ Liệt kê ảnh chụp hoặc bản vẽ;
+ Phần mô tả chi tiết kiểu dáng công nghiệp;
+ Yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp].
– 04 Bộ ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp.
– Chứng từ nộp phí, lệ phí.
– Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
– Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);
– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
Phí, lệ phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp:
– Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ;
– Phí phân loại kiểu dáng công nghiệp: 100.000/01 phân loại;
– Phí thẩm định đơn: 700.000VNĐ/01 đối tượng;
– Phí công bố đơn: 120.000VNĐ;
– Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi: 60.000VNĐ/01 hình;
– Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ quá trình thẩm định: 480.000VNĐ/01 đối tượng;
– Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có): 600.000VNĐ/01 đơn ưu tiên.