Chào Luật sư, sau nhiều năm sinh hoạt cộng đồng, nhóm của chúng tôi, những người thích sưu tầm đồ vật cỗ có niên đại 1000 năm quyết định thành lập một Hội sinh hoạt chung quy tụ các anh em có cùng sở thích sưu tầm đồ cổ và chia sẽ các khiến thức khảo cổ của mình. Chính vì thế tôi muốn luật sư tư vấn về thủ tục thành lập hội tại Việt Nam. Luật sư có thể cho tôi hỏi thủ tục thành lập hội có những bước nào được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về thủ tục thành lập hội có những bước nào?. Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Khái niệm về Hội
Hội là một từ mà người dân Việt Nam dùng để chỉ những người hoạt động, sinh hoạt với nhau có cùng chung ý hướng, ý nghĩa hay đơn giản là cùng yêu thích một hoạt động nào đó. Ví dụ như Hội nhà văn Việt Nam, Hội những người thích cá cảnh. Tuy nhiên về góc độ pháp luật thì lại khác. Hội là một tổ chức tập hợp những người của một ngành nghề/cùng sở thích/cùng giới hoặc có chung mục đích cùng nhau sinh hoạt để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhau, tương trợ, hỗ trợ nhau trong công việc, trong cuộc sống trở nên tốt hơn.
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về Hội như sau:
“1. Hội được quy định trong Nghị định này được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.”
Điều kiện thành lập hội
Điều kiện thành lập hội tại Việt Nam hiện nay chính là việc thành lập hội đó không được vi phạm pháp luật, không được trùng lập với các hội đang được công nhận và hoạt động tại Việt Nam. Bên cạnh đó một hội được thành lập ra thì cần phải có điều lệ tức bộ quy tắc ứng xử khi tham gia hội viên, phải có trụ sở hoạt động, có số lượng thành viên và có một cơ cấu tổ chức rõ ràng. Nếu trong đáp ứng được các điều kiện trên thì một tổ chức sẽ không được công nhận là một hội chính thức tại Việt Nam để hoạt động một cách công khai.
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về điều kiện thành lập hội như sau:
“1. Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật; không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ.
2. Có điều lệ;
3. Có trụ sở;
4. Có số lượng công dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội:
a) Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất một trăm công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
b) Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm mươi công dân, tổ chức trong tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
c) Hội có phạm vi hoạt động trong huyện có ít nhất hai mươi công dân, tổ chức trong huyện có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
d) Hội có phạm vi hoạt động trong xã có ít nhất mười công dân, tổ chức trong xã có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
đ) Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất mười một đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh; hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký thanh gia thành lập hiệp hội.
Đối với hội nghề nghiệp có tính đặc thù chuyên môn, số lượng công dân và tổ chức tự nguyện đăng ký tham gia thành lập hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này xem xét quyết định từng trường hợp cụ thể.”
Hồ sơ xin phép thành lập hội bao gồm những gì?
Hồ sơ xin phép thành lập hội hiện nay bao gồm đơn xin phép thành lập hội, dự thảo điều lệ hội khi tiến hành hoạt động, danh sách ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước công nhận có kèm theo lý lịch tư pháp, văn bản xác nhận việc đặt trụ sở tại nơi nào đó, giấy tờ có liên quan đến nới đặt trụ sở như sổ đỏ, hợp đồng thuê nhà, biên bảng kê khai tài sản của những người sáng lập nên hội (nếu có). Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ bạn sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa cấp huyện nơi thành lập hội.
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về hồ sơ xin phép thành lập hội như sau:
“1. Đơn xin phép thành lập hội.
2. Dự thảo điều lệ.
4. Danh sách những người trong ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
5. Lý lịch tư pháp người đứng đầu ban vận động thành lập hội.
6. Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của hội.
7. Bản kê khai tài sản do các sáng lập viên tự nguyện đóng góp (nếu có).”
Thủ tục thành lập hội có những bước nào?
Thủ tục thành lập một hội để sinh hoạt cộng đồng nào dó tại Việt Nam sẽ bao gồm nhiều bước khác nhau phụ thuộc vào hiện tại bạn đang ở đại bàn nào. Chẳng hạn như theo thông tin công bố của Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng thì hiện nay thủ tục thành lập hội sẽ gồm bốn bước cơ bản, bao gồm bước một các tổ chức cá nhân sẽ nộp hồ sơ cho bộ phận một cửa cấp huyện nơi thành lập hội, bước hai và bước ba phía cơ quan sẽ tiến hành điều tra, xem xét và đưa ra quyết định có nên thành lập hội hay không và bước cuối cùng là đại diện hội nhận kết quả sau khi được công bố.
Thủ tục thành lập hội có những bước như sau:
Bước 1: Đối tượng hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn và nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả UBND các quận, huyện hoặc qua đường bưu chính công ích.
Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ: kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ; yêu cầu bổ sung.
Bước 3: Công chức chuyên môn xử lý hồ sơ, tham mưu, trình lãnh đạo phòng và UBND cấp huyện ký quyết định (kèm theo 01 bộ hồ sơ)
Bước 4: Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giao kết quả cho tổ chức
Thời hạn giải quyết:
- Đối với trường hợp Ban vận động thành lập hội đã lấy ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý về lĩnh vực hội hoạt động: 07 ngày.
- Đối với trường hợp Ban vận động thành lập hội chưa lấy ý kiến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý về lĩnh vực hội hoạt động: 11 ngày.
Mời bạn xem thêm
- Dịch vụ chỉnh sửa giấy khai sinh mới năm 2023
- Lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking có bị phạt tù?
- Luật hợp tác xã nông nghiệp quy định như thế nào?
Thông tin liên hệ LSX
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thủ tục thành lập hội có những bước nào?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý như Đăng ký bảo hộ logo bắc giang cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP khi nhận hồ sơ xin phép thành lập hội phải có giấy biên nhận. Trong thời hạn ba mươi ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp pháp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, quyết định cho phép thành lập hội; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do”
– Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày quyết định cho phép thành lập hội có hiệu lực, ban vận động thành lập hội phải tổ chức đại hội.
– Nếu quá thời hạn trên không tổ chức đại hội, thì trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày hết thời hạn tổ chức đại hội theo quy định tại khoản 1 Điều này, ban vận động thành lập hội có văn bản gửi cơ quan nhà nước đã quyết định cho phép thành lập hội đề nghị gia hạn. Thời gian gia hạn không quá ba mươi ngày, nếu quá thời gian được gia hạn mà không tổ chức đại hội thì quyết định cho phép thành lập hội hết hiệu lực.
Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày đại hội, ban lãnh đạo hội gửi tài liệu đại hội đến cơ quan nhà nước đã quyết định cho phép thành lập hội, gồm:
– Điều lệ và biên bản thông qua điều lệ hội;
– Biên bản bầu ban lãnh đạo, ban kiểm tra (có danh sách kèm theo) và lý lịch người đứng đầu hội;
– Chương trình hoạt động của hội;
– Nghị quyết đại hội.