Khi làm việc trong ngành kế toán thì cần có sự tỉ mỉ và cẩn thận và làm kế toán phải nắm rõ các quy định về chứng từ kế toán và hình thức báo cáo trong kế toán. Đây là một công việc chuyên môn tương đối phức tạp và đòi hỏi kiến thức tài chính cũng như kinh nghiệm kế toán trong việc chuẩn bị hồ sơ. Việc sử dụng các lại chứng từ trong kế toán là hoạt động phổ biến. Vậy Mẫu chứng từ ghi sổ kế toán hiện nay như thế nào? Cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Một số loại chứng từ kế toán thông dụng hiện nay
Hoạt động kế toán là một trong những hoạt động quan trọng của doanh nghiệp bởi hoạt động kế toán sẽ cân đo đo đếm xem doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không, cần điều chỉnh những gì cho phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp sẽ có một số chứng chỉ kế toán mà doanh nghiệp hay dùng.
Theo Luật Kế toán 2015, Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. Chứng từ kế toán là một loại tài liệu kế toán.
Một số loại Chứng từ kế toán thông dụng có thể kể đến: Bảng chấm công; Phiếu nhập, xuất kho; Phiếu thu, phiếu chi; Biên lai thu tiền; Giấy đề nghị thanh toán; Biên bản giao nhận tài sản cố định; Biên bản đánh giá lại tài sản cố định; Hóa đơn GTGT; Hóa đơn bán hàng…
Nguyên tắc ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ kế toán
Chứng từ kế toán yêu cầu người kế toán phải ghi chép đầy đủ tất cả các giao dịch ghi trên chứng từ, phải ghi vào sổ kế toán theo số thứ tự và phải ghi đầy đủ vào sổ kế toán. Chứng từ kế toán thường phù hợp với những đơn vị có quy mô kinh doanh lớn hơn, cần nhiều nhân lực để phục vụ hoạt động kế toán, cần lưu giữ số lượng lớn đối tượng kế toán.
Chứng từ ghi sổ kế toán là căn cứ trực tiếp để cho nhân viên kế toán ghi sổ kế toán tổng hợp. Bởi vì, chứng từ ghi sổ là một trong hai nhiệm vụ cần thể hiện ở trong sổ kế toán tổng hợp,
Nguyên tắc nhất ghi đúng trình tự về thời gian mà trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ đã thể hiện và ghi dựa trên nội dung kinh tế mà cuốn sổ cái thể hiện.
Nguyên tắc thứ hai khi kế toán lập chứng từ ghi sổ đó là lập chứng từ này dựa vào 2 cơ sở chính: một là từng bản chứng từ kế toán, hai là bảng tổng hợp của những chứng từ có cùng nội dung và cùng loại.
Nguyên tắc thứ ba khi lập chứng từ ghi sổ là kế toán viên cần đánh số thứ tự cho các chứng từ đúng với số thứ tự thể hiện bên trong sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ, đi kèm theo đó phải đính kèm cả các chứng từ và trước khi ghi sổ chúng thì cần phải được người kế toán trưởng duyệt.
Mẫu chứng từ ghi sổ kế toán chuẩn quy định
Hiện nay, Mẫu chứng từ ghi sổ dành cho doanh nghiệp được quy định tại Mẫu S02a-DNN Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
Trình tự và nội dung chứng từ ghi sổ
Các tài liệu tài chính sẽ trở nên rõ ràng hơn nếu chúng có thể được tạo dựa trên một hoặc nhiều tài liệu gốc. Nếu có nhiều chứng từ gốc thì tất cả các loại chứng từ đều phải có nội dung tài chính giống nhau và được tạo định kỳ trong cùng một tháng. Trình tự và nội dung chứng từ ghi sổ như sau:
Hàng ngày hoặc định kỳ, kế toán căn cứ chứng từ kế toán đã kiểm tra để lập chứng từ ghi sổ hoặc căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra phân loại để lập bảng Tổng hợp chứng từ kế toán theo từng loại nghiệp vụ, trên cơ sở số liệu của Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán để lập chứng từ ghi sổ.
Chứng từ ghi sổ sau khi đã lập xong chuyển cho Kế toán trưởng ( hoặc người phụ trách kế toán ) duyệt, rồi chuyển cho kế toán tổng hợp đăng ký vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ để ghi số và ngày tháng vào chứng từ ghi sổ.
Chứng từ ghi sổ sau khi đã ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ mới được sử dụng để ghi vào sổ cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
– Sau khi phản ánh tất cả chứng từ ghi sổ đã lập trong tháng vào sổ cái, kế toán tiến hành cộng số phát sinh nợ, số phát sinh có và tính số dư cuối tháng của từng tài khoản. Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu trên sổ cái được sử dụng lập “Bảng cân đối tài khoản”.
– Đối với các tài khoản phải mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì chứng từ kế toán, Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán kèm theo chứng từ ghi sổ là căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết theo yêu cầu của từng tài khoản.
Cuối tháng tiến hành cộng các sổ, thẻ kế toán chi tiết, lấy kết quả lập Bảng Tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản tổng hợp để đối chiếu với số liệu trên sổ cái của từng tài khoản đó.
Các Bảng Tổng hợp chi tiết của từng tài khoản sau khi đối chiếu được dùng làm căn cứ lập Báo cáo tài chính. Phân loại văn bản, giấy tờ, chứng từ cần lưu trữ
Theo kinh nghiệm của mình và dựa trên căn cứ qui định lưu trữ tôi phân loại chứng từ cần lưu trữ về kế toán theo các nhóm sau:
– Nhóm Văn bản quản lý
– Nhóm Chứng từ kế toán
– Nhóm Sổ sách kế toán
– Nhóm Báo cáo
– Nhóm tài liệu khác liên quan đến kế toán
a) Nhóm Văn bản quản lý Nhóm văn bản quản lý: Là bao gồm các văn bản của đơn vị ban hành hoặc đơn vị chức năng NN ( cơ quan thuế, tài chính…) qui định riêng cho các hoạt động của đơn vị :
b) Nhóm chứng từ kế toán : – Gồm các chứng gốc, chứng từ ghi sổ, bảng phân bổ…liên quan trực tiếp đến hạch toán kế toán: VD : phiếu thu, chi, chứng từ nhập xuất hàng hoá, hoá đơn tài chính, bản tổng hợp chứng từ gốc…. Nhóm này có thể chia chi tiết như sau: – Chứng từ xử lý giao dịch – Văn bản, chứng từ hỗ trợ cho từng giao dịch riêng
*Chứng từ xử lý giao dịch quản lý các giao dịch ở mức cơ bản nhất.
*Văn bản chứng từ hỗ trợ giao dịch : Nội dung của chúng là báo cáo lại các trường hợp ngoại lệ và đưa ra những ý kiến tóm tắt về các hoạt động giao dịch. Loại này sẽ hỗ trợ bạn, đơn vị trong việc quản lý một cách có hiệu quả những hoạt động thường ngày của đơn vị. :
c) Nhóm sổ kế toán :Sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, thẻ kế toán chi tiết
d) Nhóm báo cáo: gồm báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo từng kỳ kế toán : tháng, quí năm.
e) Nhóm tài liệu khác liên quan đến kế toán : đây là các loại chứng từ dùng là căn cứ để lập chứng từ kế toán
Các tài liệu liên quan đến hoạt động kinh tế như: hợp đồng kinh tế, hợp đồng vay, hợp đồng liên doanh, tài liệu liệu quan đến thuế : miễn giảm, phạt, quyết định phân bổ vốn, phân bổ lợi tức, kiểm kê, đánh giá lại hành hóa, định giá tài sản …….
Và cuối cùng một trong những điều kiện kiên quyết cho chương trình kế toán bằng máy : các chứng từ đều phải in ra và có chữ ký, đóng dấu đầu đủ trước khi lưu trữ.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Mẫu chứng từ ghi sổ kế toán” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Thủ tục thành lập công ty truyền thông, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 . Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Chứng từ KT phải có đầy đủ các nội dung:
– Tên và số hiệu của chứng từ KT
– Ngày, tháng, năm lập chứng từ KT
– Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập Chứng từ KT
– Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận Chứng từ KT
– Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh
– Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ KT dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ
– Chữ ký, họ tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ KT
Thời gian ghi trên chứng từ ghi sổ cần thể hiện theo trình tự thời gian xuyên suốt, cụ thể:
Ghi theo ngày hoặc ghi theo định kỳ:
Căn cứ vào các loại chứng từ kế toán hoặc bảng thống kê chứng từ, Quý vị cần kiểm tra thời gian lập chứng từ là ngày/ tháng/ năm nào. Dựa vào thời gian lập để ghi nhận chứng từ ghi sổ vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, tiếp đó ghi vào Sổ Cái.
Ghi theo tháng:
Cuối tháng kế toán phải khóa sổ và tính tổng số tiền đã phát sinh hay hoàn thành khi thực hiện nghiệp vụ kinh tế trong tháng đó. Căn cứ vào đó để lập bảng cân đối tài khoản.
Đối chiếu các số liệu đã khớp trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp được dùng lập Báo cáo tài chính, Quý vị sẽ lập các chứng từ ghi sổ.