Có rất nhiều doanh nghiệp thành công và phát triển lớn mạnh trong lĩnh vực mà họ sản xuất kinh doanh hiện nay. Để có được sự thành công này đòi hỏi các chủ doanh nghiệp phải có một bộ máy quản lý hiệu quả, đội ngũ nhân viên lao động ưu tú và đặc biệt là những bí mật kinh doanh làm cho doanh nghiệp trở nên ưu thế hơn so với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Do đó vấn đề bảo hộ bí mật kinh doanh là vô cùng quan trọng. Vậy thủ tục bảo hộ bí mật kinh doanh thực hiện như thế nào? Thời hạn bảo hộ đối với bí mật kinh doanh là bao lâu? Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh gồm những đối tượng nào? Những thắc mắc liên quan đến việc công ty nợ bảo hiểm có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp hay không sẽ được Luật sư X giải đáp ngay sau đây.
Căn cứ pháp lý
Bí mật kinh doanh là gì?
Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt, để đáp ứng nhu cầu và mong muốn mới ngày càng gia tăng của khách hàng hiện tại cũng như khách hàng tiềm năng, cần phải tạo ra các loại hàng hóa và dịch vụ mới hoặc cải tiến. Việc bảo vệ bí mật kinh doanh sẽ tạo động lực cho sự phát triển của hoạt động kinh doanh. Vậy theo quy định hiện nay, khái niệm Bí mật kinh doanh là gì, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu qua nội dung sau nhé:
Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
(Theo khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009))
Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh
Bí mật kinh doanh là một trong những nội dung quan trọng nhất khi các doanh nghiệp làm ăn trong thương trường. Đây chính là bí quyết để tạo dựng sự thành công của một số doanh nghiệp lớn trên thị trường. Hiện nay, điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh là một trong số những mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Vậy Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh được quy định thế nào, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu nhé:
Theo Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) quy định về điều kiện chung đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ:
– Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được.
– Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó.
– Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.
Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh
Bí mật kinh doanh (hay bí mật thương mại) là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh. Bí mật kinh doanh đóng góp vai trò cốt yếu trong sự phát triển của một công ty. Tuy nhiên không phải mọi đối tượng đều được bảo hộ dưới dạng bí mật kinh doanh. Vậy cụ thể, đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh gồm những đối tượng nào, hãy cùng theo dõi:
Theo Điều 85 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) quy định các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh đối với các thông tin bí mật sau đây:
– Bí mật về nhân thân.
– Bí mật về quản lý nhà nước.
– Bí mật về quốc phòng, an ninh.
– Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.
Thủ tục bảo hộ bí mật kinh doanh năm 2023
Đối với một doanh nghiệp, muốn tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh cần phải có năng lực tự tạo ra hoặc tiếp nhận được các thông tin hữu ích, cần thiết để tạo ra và/hoặc cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra thị trường. Các thông tin như vậy trở thành bí mật kinh doanh của doanh nghiệp và thường xuyên bị các đối thủ cạnh tranh tìm cách tiếp cận. Vậy cần làm thủ tục gì để bảo hộ bí mật kinh doanh, hãy cùng chúng tôi làm rõ:
Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định rằng:
Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.
Theo đó, bí mật kinh doanh có thể được bảo hộ dưới 02 hình thức là hình thức bảo hộ tự động không cần đăng ký và bảo hộ thông qua đăng ký sáng chế.
Bảo hộ tự động, không cần đăng ký
Bí mật kinh doanh để được mặc nhiên bảo hộ mà không cần phải đăng ký thì cần phải đáp ứng hết những điều kiện tại Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã được nêu ở trên. Đồng thời, bí mật kinh doanh không được rơi vào các trường hợp không bảo hộ tại Điều 85 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 cụ thể như sau:
Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh
Các thông tin bí mật sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh:
- Bí mật về nhân thân;
- Bí mật về quản lý nhà nước;
- Bí mật về quốc phòng, an ninh;
- Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.
Bảo hộ thông qua đăng ký sáng chế
Căn cứ theo quy định tại Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ cụ thể như sau:
Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ
- Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tính mới;
b) Có trình độ sáng tạo;
c) Có khả năng áp dụng công nghiệp. - Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tính mới;
b) Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Như vậy, cần phải đáp ứng những điều kiện sau để được bảo hộ bí mật kinh doanh bằng hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế:
– Có tính mới;
– Có trình độ sáng tạo;
– Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Thời hạn bảo hộ đối với bí mật kinh doanh là bao lâu?
Hiện nay, bí mật kinh doanh có thể được thể hiện dưới dạng vật chất hữu hình, cụ thể như tài liệu, giấy tờ chứa đựng thông tin, mô hình, mẫu vật… Mục đích chính của pháp luật về bí mật kinh doanh là tạo ra động lực cho các doanh nghiệp sáng tạo bằng cách bảo vệ thời gian và nguồn vốn đáng kể đã được đầu tư vào việc phát triển những sáng tạo mang lại lợi thế cạnh tranh. Vậy Thời hạn bảo hộ đối với bí mật kinh doanh là bao lâu, hãy cùng theo dõi nhé:
Tùy vào từng hình thức bảo hộ khác nhau mà bí mật kinh doanh sẽ có thời hạn bảo hộ khác nhau.
Trong trường hợp bí mật kinh doanh được bảo hộ tự đồng, không cần phải đăng ký thì bí mật kinh doanh được bảo hộ vô thời hạn cho đến khi bị công khai.
Đối với trường hợp bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế thì thời hạn bảo hộ của bí mật kinh doanh là 20 năm, kể từ ngày nộp đơn và nếu hết khoảng thời gian này thì bí mật kinh doanh, dưới danh nghĩa là sáng chế sẽ được công bố công khai.
Như vậy, hạn chế của cách làm này là sau khoản thời hạn trên, doanh nghiệp không thể nắm được lợi thế kinh doanh, cạnh tranh của mình trên thị trường nữa.
Đương nhiên, việc bảo hộ bí mật kinh doanh dưới hình thức nào thì cũng đều có ưu, nhược điểm, lựa chọn hình thức nào là do doanh nghiệp cân nhắc và quyết định.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thủ tục bảo hộ bí mật kinh doanh”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ như soạn thảo về đối tượng được miễn/giảm tiền chuyển mục đích sử dụng đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định rằng:
Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.
Theo đó, bí mật kinh doanh có thể được bảo hộ dưới 02 hình thức là hình thức bảo hộ tự động không cần đăng ký và bảo hộ thông qua đăng ký sáng chế.
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Tuy nhiên, khác với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác như: Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ trên cơ sở văn bằng bảo hộ thì quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở:
Có được một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó (khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005)
Điều này đồng nghĩa với việc nếu đáp ứng đủ 02 điều kiện trên thì chủ sở hữu bí mật kinh doanh không cần thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan có thẩm quyền mà quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật phát sinh tự động.