Quy tắc nhường đường khi tham gia giao thông là một trụ cột quan trọng của hệ thống giao thông, giúp duy trì tính an toàn và hiệu quả trong việc di chuyển của hàng triệu người hàng ngày. Điều này là cơ sở cho sự hòa hợp và ổn định trong việc hình thành dòng xe và tránh tai nạn. Tôn trọng quy tắc nhường đường đồng nghĩa với việc tôn trọng cuộc sống và an toàn của những người tham gia giao thông khác. Nó không chỉ là việc tuân thủ luật pháp, mà còn là một tình thần xã hội, một cách thể hiện sự chia sẻ và tôn trọng lẫn nhau trong cuộc sống hàng ngày. Cùng chúng tôi tìm hiểu Quy tắc nhường đường khi tham gia giao thông như thế nào? tại bài viết sau
Căn cứ pháp lý
Quy tắc nhường đường tại nơi đường giao nhau
Quy tắc nhường đường không chỉ là một tập hợp các quy định và biển báo giao thông trên đường, mà còn thể hiện tinh thần xã hội và tình thần đồng lòng của mọi người trong việc chia sẻ không gian đường phố. Nó chính là sự phản ánh của lòng tôn trọng và sự quan tâm đối với cuộc sống và an toàn của những người tham gia giao thông xung quanh. Quy tắc nhường đường tại nơi đường giao nhau được pháp luật quy định như sau:
– Căn cứ Khoản 2, Điều 24, Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về việc nhường đường tại nơi đường giao nhau, cụ thể được hiểu là: Khi người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, trên đoạn đường tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, thì phải nhường đường cho xe đi phía bên trái của mình và phải giảm tốc độ.
– Các trường hợp vi phạm quy định, không nhường đường tại nơi đường giao nhau sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật ( Căn cứ Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt), các trường hợp là:
+ Đối với người điều khiển xe người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô không nhường đường tại nơi đường giao nhau sẽ bị phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng (Căn cứ tại Điểm n, Khoản 3, Điều 5, Nghị định 100/2019)
+ Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng không nhường đường cho xe khác tại nơi đường giao nhau thì sẽ bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng (Căn cứ tại Điểm đ, Khoản 3, Điều 7, Nghị định 100/2019)
Một số quy tắc nhường đường khi tham gia giao thông khác
Quy tắc nhường đường không chỉ đơn thuần là một phần của luật pháp giao thông, mà còn là một giá trị xã hội quan trọng. Nó góp phần xây dựng một môi trường giao thông an toàn và hòa hợp, thể hiện lòng tôn trọng và sự quan tâm đến cuộc sống của chúng ta và của người khác trên đường.
Căn cứ Khoản 3, Điều 24, Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về việc nhường đường tại nơi đường giao nhau, cụ thể được hiểu là: Người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông, tại đoạn đường giao nhau ở phần đường không ưu tiên hoặc đường nhánh thì phải nhường đường cho xe khác đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.
– Đối với người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông, tại đoạn đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường nhánh không nhường đường cho các xe đi bên đường ưu tiên và bất cứ đoạn nào từ đường chính thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật ( Căn cứ theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt)
Quy định về quyền ưu tiên của một số loại xe
Xe ưu tiên trong giao thông đường bộ được trao đặc quyền và quyền ưu tiên theo những quy định rõ ràng của pháp luật. Trong danh sách những đặc quyền này, việc vượt đèn đỏ là một ví dụ tiêu biểu, với một số ngoại lệ, như xe tang. Mặc dù đèn đỏ thường là biểu tượng dừng lại, xe ưu tiên được ưu tiên vượt qua mà không cần chờ đèn xanh.
Theo Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008, những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới và được xếp theo thứ tự ưu tiên như sau:
(1) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;
(2) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;
(3) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;
(4) Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
(5) Đoàn xe tang.
Trong đó:
– Các loại xe ưu tiên nêu trên (trừ xe tang) khi đi làm nhiệm vụ phải đảm bảo có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
– Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.
Trường hợp vượt xe không đúng quy định xử phạt như thế nào?
Việc xác định mức độ ưu tiên của từng loại xe vẫn cần tuân theo quy định của luật pháp và tình huống cụ thể. Việc xác định liệu một chiếc xe có đang đi làm nhiệm vụ hay không đôi khi có thể không dễ dàng. Do đó, sự cẩn trọng và tính thận trọng trong giao thông vẫn luôn là điều cần thiết, giúp duy trì an toàn cho tất cả người tham gia đường bộ. Trong trường hợp vượt xe không đúng quy định sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật
Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định chủ xe có hành vi không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ có mức phạt như sau:
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô có hành vi vi phạm (điểm h Khoản 5 Điều 5).
– Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy có hành vi vi phạm (điểm đ Khoản 4 Điều 6).
– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng có hành vi vi phạm (điểm e Khoản 4 Điều 7).
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy tắc nhường đường khi tham gia giao thông như thế nào?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Mẫu đơn xin miễn tước giấy phép lái xe. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn giao thông gồm những gì?
- Chế độ hưởng BHXH khi bị tai nạn giao thông như thế nào?
- Người bị tai nạn giao thông có quyền giữ xe gây tại nạn không
Câu hỏi thường gặp:
Đường ưu tiên là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông đường bộ được các phương tiện giao thông đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau, được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên.
1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.
Quy định tại Điều 13 Luật giao thông 2008
Xe ưu tiên là các loại xe theo quy định của pháp luật được hưởng các quyền ưu tiên khi tham gia giao thông. Cụ thể, khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, thì người tham gia giao thông phải nhường đường, không được cản trở xe được quyền ưu tiên.