Để bảo bảo an toàn khu dân cư cũng như đảm bảo phù hợp với quy hoạch của địa phương thì tại một số địa phương sẽ có quy định về số tầng tối đã được xây dựng của người dân. Chính vì vậy, người người có thắc mắc về vấn đề nhà dân được xây tối đa bao nhiêu tầng? Tại một số địa phương sẽ quy định về số tầng mà nhà dân được phép xây tối đa là bao nhiêu. Vậy, để biết nhà dân được xây tối đa bao nhiêu tầng theo quy định 2023? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Nhà ở được phân như thế nào?
Nhở ở hiện nay được pháp luật phân loại để dễ dàng quản lý và kiểm soát. Mỗi loại nhà ở sẽ có đặc điểm riêng và có những quy định riêng về từng loại nhà ở. Để biết nhà ở được phân loại như thế nào, hãy theo dõi nội dung dưới đây của chung tôi để hiểu rõ hơn nhé.
Căn cứ theo Tiêu chuẩn TCVN 9411:2012 thì nhà ở được phân loại như sau:
1. Nhà ở riêng lẻ là công trình được xây dựng trong khuôn viên đất ở, thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật kể cả trường hợp xây dựng trên lô đất của dự án nhà ở.
2. Nhà ở liên kế là loại nhà ở riêng lẻ của các hộ gia đình, cá nhân được xây dựng liền nhau, thông nhiều tầng và xây dựng sát nhau thành dãy trong những lô đất nằm liền nhau, có chiều rộng nhỏ hơn so với chiều sâu (chiều dài) của nhà, cùng sử dụng chung một hệ thống hạ tầng của khu vực đô thị.
3. Nhà ở liên kế mặt phố (nhà phố) là loại nhà ở liên kế, được xây dựng trên các trục đường phố, khu vực thương mại, dịch vụ theo quy hoạch đã được duyệt. Ngoài chức năng để ở nhà ở liên kế mặt phố còn sử dụng làm cửa hàng buôn bán, dịch vụ văn phòng, nhà trọ, khách sạn, cơ sở sản xuất nhỏ và các dịch vụ khác.
4. Nhà ở liên kế có sân vườn là loại nhà ở liên kế, phía trước hoặc phía sau nhà có một khoảng sân vườn nằm trong khuôn viên của mỗi nhà và kích thước được lấy thống nhất cả dãy theo quy hoạch chi tiết của khu vực.
Theo đó, nhà ở hiện any được phân loại thành 4 loại là nhà ở riền lẻ, nhà ở liên kế, nhà ở liên kế mặt phố, nhà ở liên kế có sân vườn.
Nhà dân được xây tối đa bao nhiêu tầng?
Tại một số địa phương sẽ quy định cụ thể về số tầng tối đa đối với nhà ở riêng lẻ. Tuy nhiên đối với các loại nhà ở liên kế thì pháp luật có quy định về chiều cao cũng như số tầng của nhà ở liên kế. Để nắm được quy định về số tầng cũng như chiều cao của nhà dân khi xây dựng, hãy theo dõi nội dung sau đây nhé.
Theo Tiêu chuẩn TCVN 9411:2012 thì chiều cao của nhà ở liên kế phải tuân theo quy hoạch xây dựng được duyệt.
- Trong mọi trường hợp nhà ở liên kế không được cao hơn 6 tầng. Nhà ở liên kế xây trong các ngõ (hẻm) có chiều rộng nhỏ hơn 6m, nhà ở liên kế không được xây cao quá 4 tầng.
- Chiều cao nhà tại các khu vực chưa có quy hoạch chi tiết được duyệt không lớn hơn 4 lần chiều rộng nhà (trừ phần giàn hoa hoặc kiến trúc trang trí).
- Trong một dãy nhà liên kế nếu được phép xây có độ cao khác nhau thì chỉ được phép xây cao hơn tối đa 2 tầng so với tầng cao trung bình của cả dãy và độ cao tầng 1 (tầng trệt) phải đồng nhất.
- Chiều cao nhà liên kế có sân vườn không lớn hơn 3 lần chiều rộng của ngôi nhà hoặc theo khống chế chung của quy hoạch chi tiết.
- Chiều cao nhà ở liên kế tại các tuyến đường, phố có chiều rộng lớn hơn 12 m được hạn chế theo góc vát 450 (chiều cao mặt tiền ngôi nhà bằng chiều rộng đường).
- Nếu các tuyến đường, phố có chiều rộng ≤ 12 m, chiều cao nhà ở liên kế không được cao hơn giao điểm giữa đường với góc vát 450 (không lớn hơn chiều rộng đường).
- Ở các khu vực có đường nội bộ bên trong, chiều cao của nhà liên kế không được vượt quá giao điểm giữa đường với góc vát 300 (không vượt quá 0,6 lần chiều rộng đường).
Cách xác định số tầng nhà
Khi đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về số tầng của nhà ở, người dân cần nên biết cách xác định số tầng nhà để tuân thủ quy định cũng như đảm bảo về quyền và lợi ích của mình. Pháp luật đã quy định cụ thể về cách xác định số tầng nhà đối với công trình, nhà ở. Dưới đây là cách xác định số tầng nhà mà bạn có thể tham khảo.
Chiều cao của nhà ở tối đa sẽ được tính từ cao độ mặt đất đặt nhà ở theo quy hoạch được duyệt tới điểm cao nhất của nhà ở bao gồm kể cả mái tum hoặc mái dốc. Trường hợp đối với nhà ở có các cao độ mặt đất khác nhau thì chiều cao nhà ở tính từ cao độ mặt đất thấp nhất theo quy hoạch được duyệt.
Theo căn cứ tại Thông tư 06/2021/TT-BXD quy định như sau:
Số tầng của tòa nhà bao gồm toàn bộ các tầng trên mặt đất (kể cả tầng kỹ thuật, tầng tum) và tầng bán/nửa hầm, không bao gồm tầng áp mái. Trong đó:
Tầng tum chỉ có chức năng sử dụng để bao che lồng cầu thang bộ/giếng thang máy và che chắn các thiết bị kỹ thuật của công trình (nếu có), đồng thời có diện tích mái tum không vượt quá 30% diện tích sàn mái thì tầng tum sẽ không được tính vào số tầng cao của công trình.
Đối với công trình có các cao độ mặt đất khác nhau thì số tầng nhà tính theo cao độ mặt đất thấp nhất theo quy hoạch được duyệt.
Các trường hợp mà tầng lửng không tính vào số tầng cao của công trình, bao gồm:
– Nhà ở riêng lẻ, nhà ở riêng lẻ kết hợp các mục đích dân dụng khác: tầng lửng có diện tích sàn không vượt quá 65% diện tích sàn xây dựng của tầng có công năng sử dụng chính ngay bên dưới, đảm bảo chỉ cho phép một tầng lửng không tính vào số tầng cao của tòa nhà;
– Đối với nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp: khi tầng lửng chỉ bố trí sử dụng làm khu kỹ thuật thì duy nhất 01 tầng lửng không tính vào số tầng cao của công trình, đảm bảo diện tích sàn xây dựng không vượt quá 10% diện tích sàn xây dựng của tầng ngay bên dưới và không vượt quá 300m2;
– Đối với trường hợp là các công trình khác: tầng lửng với mục đích chỉ bố trí sử dụng làm khu kỹ thuật, có diện tích sàn không vượt quá 10% diện tích sàn xây dựng của tầng có công năng sử dụng chính ngay bên dưới.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Nhà dân được xây tối đa bao nhiêu tầng theo quy định 2023”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin pháp lý như mẫu sơ yếu lý lịch 2023. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Tại quy định Khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng gồm:
– Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
– Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa.
Như vậy, xây nhà ở nông thôn có quy mô cao từ 07 tầng trở lên thì phải xin giấy phép xây dựng
Căn cứ theo Điều 12 Luật xây dựng năm 2014 quy định cá nhân, hộ gia đình xây dựng công trình không đúng với giấy phép xây dựng được cấp là hành vi vi phạm.
Đối với trường hợp xây dựng nhà được cấp giấy phép xây dựng quy định số tầng bao nhiêu, xây dựng sai số tầng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 4, Khoản 6 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP:
* Trường hợp xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo, di dời công trình và giấy phép xây dựng có thời hạn:
– Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ: phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
– Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác: phạt tiền từ 25 triệu đồng đến 30 triệu đồng.
– Đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng: phạt tiền từ 70 triệu đến 90 triệu đồng.
* Trường hợp xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới:
– Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ: phạt tiền 30 triệu đến 40 triệu đồng.
– Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác: phạt tiền 50 triệu đến 70 triệu đồng.
– Đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng: phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 120 triệu đồng.
– Ngoài ra, còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.