Chào Luật sư, hiện nay thủ tục báo giảm bảo hiểm xã hội là một trong các thủ tục quan trọng và là bài toán chung của các công ty. Tôi có thành lập một công ty TNHH một thành viên. Ban đầu công ty tôi tuyển nhiều nhân viên nhưng hiện tại thì số lượng nhân viên không còn nnhiều. Tôi giữ lại những nhân viên làm việc giỏi để giảm áp lực trả lương cho nhân viên. Tuy nhiên còn thủ tục báo giảm BHXH toán công ty thì tôi chưa biết, tôi cũng đang tìm nhân viên để có thể phụ trách công việc ở mảng này nhưng vẫn chưa có. Không biết hiện nay báo giảm BHXH toán công ty như thế nào? Báo giảm BHXH cho công ty cần những hồ sơ gì và thủ tục thực hiện như thế nào? Mong được luật sư X tư vấn giúp với.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng Luật sư X. Báo giảm BHXH toán công ty, chúng tôi xin tư vấn đến bạn như sau:
Chủ sở hữu doanh nghiệp có phải bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội?
Hiện nay vấn đề được nhiều người quan tâm khi đi làm là việc được đóng bảo hiểm xã hội. Nhân viên sẽ được công ty đóng bảo hiểm, vậy còn chủ doanh nghiệp có cần tham gia đóng Bảo hiểm xã hội hay không? Chủ công ty có tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được không hay phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi mời bạn tham khảo thông tin bên dưới đây như sau:
Căn vào khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.”
Ngoài ra tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Người lao động là công dân Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
e) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;
g) Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Khoản 4 Điều 123 của Luật Bảo hiểm xã hội.”
Như vậy, chỉ những người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương mới phải bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội. Trường hợp bạn là chủ sở hữu doanh nghiệp nhưng không hưởng tiền lương từ việc điều hành, quản lý doanh nghiệp thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Đối tượng nào có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện?
Bảo hiểm xã hội hiện nay bắt buộc đối với một số đối tượng. Và bên cạnh đó cũng có một số đối tượng sẽ được tự nguyện tham gia bảo hiểm xã hội. Hiện nay, nếu như cá nhân bạn muốn dược tham gia bảo hiểm tự nguyện thì bạn cần đáp ứng theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Chi tiết về quy định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tư nguyện có thể được hiểu như sau:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.”
Theo đó, do bạn không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng nếu muốn tham gia bảo hiểm xã hội thì có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là bao nhiêu?
Mức đóng bảo hiểm xã hội hiện nay được nhiều người quan tâm. Đối với mức đóng bắt buộc của người lao động thì sẽ phụ thuộc vào mứuc lương và thời gian làm việc tại một công ty nhất định. Vậy đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì mức đóng này được xác định như thế nào và có giống nhau giữa những người cùng tham gia hay không? chúng tôi xin mời bạn đọc tham khảo Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về mức và hình thức đóng BHXH như sau:
- Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. - Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:
a) Hằng tháng;
b) 03 tháng một lần;
c) 06 tháng một lần;
d) 12 tháng một lần;
đ) Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều này. - Chính phủ quy định chi tiết Điều này”
Báo giảm BHXH toán công ty như thế nào?
Báo giảm BHXH toán công ty là vấn đề quan trọng. Nó ảnh hưởng đến mức đóng BHXH của công ty đó ở mỗi tháng cho nhân viên. Việc báo giảm cần thực hiện một cách nghiêm túc, chỉnh chu và đúng với quy định được đặt ra. Có thể thấy rằng, để báo cáo về số lượng lao động và tình hình tham gia bảo hiểm xã hội của một công ty/tổ chức nhất định, đặc biệt nội dung báo giảm BHXH toán công ty hiện nay như sau:
Căn cứ quy định của pháp luật về BHXH, BHYT hướng dẫn tại Điểm 2.1 Khoản 2 Điều 50 quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN; Quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, người lao động nghỉ việc, thôi việc chấm dứt hợp đồng lao động thì đơn vị sử dụng lao động kịp thời lập hồ sơ gửi cơ quan BHXH để báo giảm (dừng) tham gia BHXH, BHYT đối với người lao động. Trường hợp đơn vị sử dụng lao động lập danh sách báo giảm chậm thì phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm và thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó.
Đối chiếu quy định và hướng dẫn nêu trên, trường hợp công ty nơi làm việc có người lao động nghỉ việc từ ngày 1/11/2019 đến ngày 12/11/2019 kế toán của công ty mới báo giảm lao động thì phải đóng BHXH đến hết tháng 10/2019 và đóng BHYT đến hết tháng 11/2019 cho người lao động.
Căn cứ quy định tại Khoản 5 Điều 21 Luật BHXH năm 2014, người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với cơ quan BHXH và trả sổ BHXH cho người lao động. Xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Báo giảm BHXH toán công ty như thế nào?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới chuyển đất trồng cây lâu năm lên thổ cư… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Dịch vụ chỉnh sửa giấy khai sinh mới năm 2023
- Lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking có bị phạt tù?
- Luật hợp tác xã nông nghiệp quy định như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Đối với quy định về chế độ của bảo hiểm xã hội tự nguyện thì tại khoản 2 Điều 4 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định cụ thể như sau:
Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
– Hưu trí;
– Tử tuất.
Theo đó, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng 2 chế độ: Hưu trí và tử tuất.
So với chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng ít quyền lợi do không được hưởng chế độ ốm đau, thai sản, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động.
Trong trường hợp muốn nhận lương hưu khi về già để có chỗ dựa kinh tế, người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc vẫn nên tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính theo công thức sau:
Mức đóng hằng tháng = 22% x Mức thu nhập chọn đóng BHXH – Mức nhà nước hỗ trợ đóng BHXH
Đối với quy định về phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì hiện nay có 6 phương thức tham gia mà người tham gia có thể lựa chọn bao gồm:
– Đóng hàng tháng.
– Đóng 03 tháng một lần.
– Đóng 06 tháng một lần.
– Đóng 12 tháng một lần.
– Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 05 năm một lần.
– Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người đã đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng còn thiếu không quá 10 năm.