Câu hỏi: Chào luật sư, tôi là giáo viên tại một trường cấp 2 và đã vào Đảng được 2 năm nay, tôi chuẩn bị nghỉ thai sản vào tháng sau và tôi có một thắc mắc là “Đảng viên nghỉ thai sản đóng đảng phí như thế nào” ạ?. Tôi xin cảm ơn.
Đảng phí là số tiền mà các Đảng viên có nghĩa vụ phải nộp theo quy định của Điều lệ Đảng, mức Đảng phí phải nộp sẽ căn cứ vào mức thu nhập hàng tháng của Đảng viên. Đảng phí đóng vai trò là nguồn kinh phí để hoạt động công tác đảng của tổ chức đảng các cấp. Mức Đảng phí sẽ được Đảng viên đóng hàng tháng cho cơ quan quản lý. Vậy thì trường hợp đảng viên nghỉ thai sản đóng đảng phí như thế nào?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Quy định về chế độ nghỉ thai sản
Để nhằm hỗ trợ và bảo vệ sức khỏe của người mẹ khi sinh con thì chế độ thai sản đã được ra đời. Đây là những quy định có tính nhân đạo cao và có ý nghĩa quan trọng đối với lao động nữ sinh con. Chế độ thai sản là quyền lợi mà người lao động nữ mang thai, sinh con hoặc nhận con nuôi sẽ được hưởng khi tham gia đủ thời gian bảo hiểm xã hội nhất định.
Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014, bao gồm:
– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
– Cán bộ, công chức, viên chức;
– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Căn cứ Điều 31 Luật BHXH 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(1) Lao động nữ mang thai;
(2) Lao động nữ sinh con;
(3) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
(4) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
(5) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
(6) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Người lao động tại trường hợp (2), (3), (4) phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Người lao động tại trường hợp (2) đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 39 Luật BHXH 2014 mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 Luật BHXH 2014.
Đảng viên nghỉ thai sản đóng đảng phí như thế nào?
Đảng phí là một khoản phí mà mỗi Đảng viên bắt buộc phải nộp vào mỗi tháng, vậy thì trong trường hợp lao động nữ khi nghỉ sinh con ngoài việc được hưởng chế độ thai sản, vẫn được tính phép năm trong thời gian nghỉ còn nếu lao động nữ là đảng viên thì có phải đóng đảng phí không?. Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời ngay nhé.
Căn cứ theo Mục B.I Quy định về chế độ đảng phí ban hành kèm theo Quyết định 342-QĐ/TW năm 2010 về Quy định chế độ đảng phí do Bộ Chính trị ban hành:
Thu nhập hằng tháng của đảng viên để tính đóng đảng phí bao gồm: tiền lương, một số khoản phụ cấp; tiền công; sinh hoạt phí; thu nhập khác. Đảng viên xác định được thu nhập thường xuyên, đóng đảng phí theo tỷ lệ (%) của thu nhập hằng tháng (chưa tính trừ thuế thu nhập cá nhân); đảng viên khó xác định được thu nhập thì quy định mức đóng cụ thể hằng tháng cho từng loại đối tượng.
– Đảng viên trong các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang: đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương, các khoản phụ cấp; tiền công; sinh hoạt phí.
– Đảng viên hưởng lương bảo hiểm xã hội: đóng đảng phí hằng tháng bằng 0,5% mức tiền lương bảo hiểm xã hội.
– Đảng viên làm việc trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế: đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập khác từ quỹ tiền lương của đơn vị.
– Đảng viên khác ở trong nước (bao gồm đảng viên nông nghiệp, nông thôn, đảng viên là học sinh, sinh viên…): đóng đảng phí từ 2.000 đồng đến 30.000 đồng/tháng. Đối với đảng viên ngoài độ tuổi lao động, mức đóng đảng phí bằng 50% đảng viên trong độ tuổi lao động.
– Đảng viên sống, học tập, làm việc ở ngoài nước
+ Đảng viên làm việc tại các cơ quan đại diện của Việt Nam ở ngoài nước; đảng viên là lưu học sinh theo Hiệp định được nước ngoài tài trợ hoặc được đài thọ từ ngân sách nhà nước đóng đảng phí bằng 1% mức sinh hoạt phí hằng tháng.
+ Đảng viên đi du học tự túc; đảng viên đi xuất khẩu lao động; đảng viên đi theo gia đình, đảng viên là thành phần tự do làm ăn sinh sống, mức đóng hằng tháng từ 2 đến 5 USD.
+ Đảng viên là chủ hoặc đồng chủ sở hữu các doanh nghiệp, khu thương mại, cửa hàng dịch vụ, mức đóng tối thiểu hằng tháng là 10 USD.
– Khuyến khích đảng viên thuộc mọi đối tượng trên đây tự nguyện đóng đảng phí cao hơn mức quy định nhưng phải được chi ủy đồng ý.
Đảng viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nếu có đơn đề nghị miễn hoặc giảm mức đóng đảng phí, chi bộ xem xét, báo cáo lên cấp ủy cơ sở quyết định.
Đảng viên đang nghỉ chế độ thai sản không được nhận lương từ tổ chức chi trả mà sẽ được hưởng lương bảo hiểm xã hội.
Mức đóng đảng phí trong thời gian nghỉ thai sản
Lao động nữ nghỉ hưởng chế độ thai sản vẫn phải đóng đảng phí. Tuy nhiên, theo Mục B Quyết định 342-QĐ/TW năm 2010, mức đóng đảng phí trong thời gian nghỉ thai sản sẽ khác với thời gian đi làm trước đó.
Cụ thể:
Mức đóng đảng phí/tháng khi nghỉ thai sản = 0,5% x Mức tiền lương bảo hiểm xã hội
Ví dụ: Mức trợ cấp thai sản chị A nhận được hằng tháng = 06 triệu đồng/tháng thì tương ứng tháng đó chị A phải đóng đảng phí = 0,5% x 6 triệu đồng = 30.000 đồng/tháng.
Trong khi đó, nếu đang đi làm, Đảng viên sẽ phải đóng đảng phí với mức như sau:
Mức đóng đảng phí/tháng | = | 1% | x | Tiền lương, các khoản phụ cấp; tiền công; sinh hoạt phí (cán bộ, công chức, viên chức) hoặc tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập khác (người lao động đi làm công ty |
Có thể thấy, tỷ lệ đóng đảng phí trong thời gian nghỉ thai sản chỉ bằng một nửa so với tỷ lệ đóng khi đi làm ngày thường.
Thời gian hưởng chế độ thai sản
Người lao động tham gia đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được hưởng các quyền lợi từ chế độ thai sản trong đó có thời gian nghỉ thai sản.Chế độ thai sản sẽ bao gồm nhiều trường hợp như: Khám thai, sẩy thai, nạo thai, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý, sinh con, nhận con nuôi….Sau đây mời các bạn hãy cùng tìm hiểu về thời gian hưởng chế độ khi sinh con ngay nhé:
Tại Điều 34 Luật BHXH 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi sinh con như sau:
– Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
– Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
+ 05 ngày làm việc;
+ 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
+ Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
+ Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
– Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con;
Nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật BHXH 2014;
Thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
– Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật BHXH 2014.
Trường hợp mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 Luật BHXH 2014 mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
– Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng tham gia bảo hiểm xã hội mà không nghỉ việc theo quy định tại khoản 4 Điều này thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật BHXH 2014.
– Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
Lưu ý: Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều 34 Luật BHXH 2014 tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Đảng viên nghỉ thai sản đóng đảng phí như thế nào” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về khởi kiện tranh chấp đất đai vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn xem thêm:
- Lỗi gián tiếp trong tai nạn giao thông xác định thế nào năm 2022?
- Dừng đóng bảo hiểm xã hội bao lâu thì được rút?
- Tra cứu quá trình đóng BHXH không cần mã OTP như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Mục C.II Quy định về chế độ đảng phí ban hành kèm theo Quyết định 342-QĐ/TW năm 2010 thì:
– Đảng viên đóng đảng phí hằng tháng trực tiếp cho chi bộ, do đồng chí chi ủy viên được giao trách nhiệm thu đảng phí. Chi bộ trực thuộc, đảng bộ bộ phận nộp đảng phí lên cấp trên theo tháng; các tổ chức cơ sở đảng còn lại nộp và gửi báo cáo lên cấp trên theo quý, trừ một số địa bàn đặc biệt do tỉnh ủy, thành ủy và đảng ủy trực thuộc Trung ương quy định.
– Văn phòng Trung ương Đảng hướng dẫn cụ thể chế độ thu, quản lý, sử dụng, hạch toán, kế toán và báo cáo đảng phí thực hiện thống nhất trong toàn Đảng.
– Đảng ủy từ cấp cơ sở trở lên và ủy ban kiểm tra các cấp có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra thường xuyên việc thực hiện quy định về chế độ đảng phí.
– Quy định này được phổ biến đến mọi cấp ủy đảng, đảng viên.
Theo đó, đảng viên đóng đảng phí hằng tháng trực tiếp cho chi bộ, do đồng chí chi ủy viên được giao trách nhiệm thu đảng phí, chứ không phân biệt là đảng viên đó có đang nghỉ hưởng chế độ thai sản hay không.
Theo quy định tại Công văn 141-CV/VPTW/nb năm 2011 hướng dẫn thực hiện Quyết định 342-QĐ/TW về chế độ đảng phí thì mức đóng Đảng phí của Đảng viên là lao động tự do được quy định như sau:
– Đảng viên thuộc các ngành nghề nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, lao động tự do…:
Nếu trong độ tuổi lao động:
– Khu vực nội thành thuộc các thành phố trực thuộc Trung ương thì mức đóng đảng phí là 10.000 đồng/tháng.
– Khu vực nội thành đô thị loại I, loại II, loại III của các tỉnh trực thuộc Trung ương có mức đóng đảng phí 8.000 đồng/tháng.
– Khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo (địa bàn khu vực III theo quy định của Chính phủ) đóng đảng phí 4.000 đồng/tháng.
– Các khu vực còn lại đóng đảng phí 6.000 đồng/tháng.
Đảng viên ngoài độ tuổi lao động; đảng viên là thương binh, bệnh binh, người mất sức lao động, mức đóng đảng phí bằng 50% đảng viên trong độ tuổi lao động phù thuộc từng khu vực.