Chào Luật sư, hiện nay quy định về việc sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác mà không xin phép liệu có được xử phạt hay không? Hôm trước tôi vô tình lướt facebook thì thấy MV mới từ nơi tôi sinh ra của ca sĩ Jack. Trong MV của mình thì anh ấy có ghép Messi vào MV. Tôi nghĩ đây là hành vi xâm phạm đến hình ảnh cá nhân của người khác. Không biết hiện nay việc ghép Messi vào MV như vậy có thể bị kiện hay không theo quy định? Hình ảnh cá nhân của người nổi tiếng hiện nay được Luật bảo vệ như thế nào? Đặc biệt Jack ghép Messi vào MV mà không xin phép có bị xử phạt không? Mức xử phạt khi Jack ghép Messi vào MV mà không xin phép tối đa là bao nhiêu tiền? Mong được Luật sư tư vấn vấn đề trên. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư về vấn đề trên.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Đối với câu hỏi của bạn “Jack ghép Messi vào MV mà không xin phép có bị xử phạt không?” Luật sư X xin tư vấn đến bạn như sau:
Quyền hình ảnh của cá nhân là gì?
Hiện nay mỗi cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Không ai có quyền được xâm phạm đến hình ảnh cá nhân của người khác và sử dụng cho các mục đích khác nhau. Để bảo vệ tốt hơn các quyền hình ảnhh của chính mình, Chúng tôi xin tư vấn về định nghĩa quyền hình ảnh cá nhân hiện nay như sau:
Quyền hình ảnh của cá nhân là quyền nhân thân của cá nhân. Do đó, khi sử dụng hình ảnh của bất cứ ai cũng phải được người đó cho phép và đồng ý. Quyền này được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Do đó, nếu tự ý sử dụng hình ảnh cá nhân, người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.
Trường hợp nào được dùng hình ảnh cá nhân không cần xin phép?
Hiện nay khi sử dụng hình ảnh cá nhân của ai đó chúng ta cần có sự cho phép của họ chứ không thể sử dụng một cách tùy tiện. Bởi nó ảnh hưởng đến cả uy tin, hình ảnh cá nhân của một đối tượng nhất định. Hiện nay quy định về việc sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác mà không cần xin phép khi và chỉ khi:
Theo Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015, mặc dù pháp luật ghi nhận và bảo về quyền hình ảnh của cá nhân nhưng có 02 trường hợp được sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác mà không cần sự đồng ý của người đó hoặc người đại diện theo pháp luật, gồm:
– Sử dụng hình ảnh vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng.
– Sử dụng hình ảnh từ các hoạt động công cộng: Hội nghị, hội thảo, thi đấu thể dục thể thao, biểu diễn nghệ thuật… mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
Jack ghép Messi vào MV mà không xin phép có bị xử phạt không?
Hiện nay trên mạng xã hội đang rầm rộ khi MV mới của Jack có sự xuất hiện của cầu thủ bóng đá nổi tiếng thế giới Messi. Nhiều người quan tâm và thắc mắc rằng không biết đây là ghép hay là hình ảnh quay chân thật. Vấn đề “Jack ghép Messi vào MV mà không xin phép có bị xử phạt không?” chúng tôi sẽ phân tích ở góc độ pháp lý để nhìn nhận như sau:
Về thông tin “chi 60 tỷ đồng để gặp Messi”, Jack cho hay là tin đồn thất thiệt, không liên quan đến những phát ngôn phía mình từng đưa ra.
Ca sĩ cũng nhấn mạnh đã tốn “một kinh phí rất lớn” để thực hiện ước mơ gặp gỡ thần tượng – cầu thủ Messi, không “đi ké” như tin đồn.
Jack buồn vì cho rằng những mục tiêu tốt đẹp ban đầu bị “bóp méo, sai lệch một cách nguy hại”. Anh xin lỗi vì làm phiền khán giả, người dùng mạng.
“Những hoạt động trong thời gian tới sẽ là câu trả lời thỏa đáng và thuyết phục nhất cho mục đích tôi đã truyền tải về cuộc gặp gỡ anh Messi vừa qua”, anh cho hay.
Khi sử dụng hình ảnh người khác trái phép, xâm phạm quyền hình ảnh của cá nhân, người vi phạm có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền dưới đây tuỳ vào hành vi vi phạm:
– Sử dụng hình ảnh vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng.
– Sử dụng hình ảnh từ các hoạt động công cộng: Hội nghị, hội thảo, thi đấu thể dục thể thao, biểu diễn nghệ thuật… mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
Sử dụng hình ảnh cá nhân trái phép bị phạt thế nào?
Hiện nay việc sử dụng hình ảnh cá nhân trái phép là sai với quy định. Do đó cá nhân nào vi phạm thì có thể bị xử phạt hành chính, cụ thể ở đây là có thể bị phạt tiền với mức tiền dao động và cao nhất lên đến 40 triệu đồng. Việc sử dụng hình ảnh cá nhân trái phép có thể bị phạt với các mức phạt cụ thể như sau:
Sử dụng hình ảnh người khác không xin phép trong quảng cáo, xuất bản
Khi sử dụng hình ảnh người khác trái phép, xâm phạm quyền hình ảnh của cá nhân, người vi phạm có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền dưới đây tuỳ vào hành vi vi phạm:
– Phạt tiền từ 20 – 40 triệu đồng: Quảng cáo có sử dụng hình ảnh của cá nhân mà chưa được người đó cho phép trừ trường hợp được pháp luật cho phép (căn cứ điểm b khoản 3 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP).
– Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng: Sử dụng hình ảnh trẻ em dưới 07 tuổi để minh hoạ trên xuất bản phẩm mà cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ không đồng ý hoặc với trẻ từ đủ 07 tuổi trở lên mà không được chính trẻ, cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ đồng ý (điểm c khoản 2 Điều 25 Nghị định 119/2020/NĐ-CP).
Bị đăng ảnh không xin phép nạn nhân phải làm gì?
Hiện nay với sự phát triển của công nghệ và mạng xã hội thì nhiều người bị ảnh hưởng về hình ảnh, đặc biệt là bị cá nhân khác đánh cắp hình ảnh hay sử dụng hình ảnh cho các mục đích khác nhau mà không có sự đồng ý của người đó. Khi bị đăng ảnh mà không có sự xin phép, chúng ta có thể xử lý vấn đề này như sau:
Yêu cầu bồi thường thiệt hại
Khoản 5 Điều 34 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu rõ, khi bị lấy thông tin (trong đó có hình ảnh) làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, nạn nhân có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Do đó, khi quyền hình ảnh bị xâm hại, nếu có thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín… thì hoàn toàn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trong đó, mức bồi thường sẽ gồm: Chi phí để hạn chế, khắc phục thiệt hại; thiệt hại về tinh thần; thiệt hại về thu nhập thực tế bị mất…
Mức bồi thường này các bên hoàn toàn có thể thoả thuận được với nhau. Nếu không thoả thuận được thì căn cứ vào thiệt hại thực tế để tính. Riêng thiệt hại về tinh thần thì tối đa sẽ không quá 10 lần mức lương cơ sở.
Căn cứ Nghị quyết 69 về mức lương cơ sở, từ 01/7/2023, mức lương cơ sở sẽ tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng thay vì 1,49 triệu đồng/tháng đang áp dụng hiện nay. Do đó:
– Từ nay đến hết 30/6/2023: Mức tối đa bồi thường tinh thần là 14,9 triệu đồng.
– Từ 01/7/2023 trở đi: Mức tối đa bồi thường tinh thần là 18,0 triệu đồng.
Tố cáo với cơ quan công an
Khi bị đăng ảnh không xin phép, nạn nhân có thể làm đơn tố cáo với cơ quan công an cấp xã nơi người này cư trú (thường trú hoặc tạm trú). Trong đó, đơn tố cáo cần nêu rõ các nội dung:
– Họ tên người tố cáo.
– Nội dung tố cáo về việc bị xâm phạm quyền hình ảnh của cá nhân như thế nào.
– Ngày, tháng, năm tố cáo.
– Các tài liệu, chứng cứ chứng minh việc bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm… từ việc bị sử dụng hình ảnh không xin phép…
Khởi kiện ra Toà
Ngoài việc tố cáo, người bị xâm phạm quyền hình ảnh của cá nhân có thể khởi kiện ra Toà để yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi này gây ra. Trong đó, người khởi kiện phải làm đơn khởi kiện nêu rõ quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị ảnh hưởng thế nào khi quyền hình ảnh của mình bị xâm phạm.
Khi làm đơn cùng với tài liệu, chứng cứ cho hành vi này, nạn nhân có thể gửi đơn khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại đến Toà án nhân dân cấp huyện nơi người tự ý đăng ảnh, sử dụng hình ảnh của mình không xin phép cư trú, làm việc.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Jack ghép Messi vào MV mà không xin phép có bị xử phạt không?” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý …. cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn giao thông gồm những gì?
- Chế độ hưởng BHXH khi bị tai nạn giao thông như thế nào?
- Người bị tai nạn giao thông có quyền giữ xe gây tại nạn không
Câu hỏi thường gặp
Theo đó, có thể nộp đơn tố giác trực tiếp hoặc thông qua điện thoại đến cơ quan công an.
– Nộp đơn tố giác trực tiếp:
Cho cơ quan công an cấp xã nơi cư trú hoặc nếu biết cụ thể người sử dụng hình ảnh của mình để lừa đảo ở đâu thì có thể gửi trực tiếp đơn tố giác tội phạm đến cơ quan cấp xã nơi người này đang cư trú để cơ quan này tiếp nhận hồ sơ, xác minh sơ bộ và chuyển cho cơ quan điều tra.
Cho cơ quan công an cấp huyện nơi cư trú để được giải quyết kịp thời.
– Thông báo qua đường dây nóng của cơ quan công an: Nạn nhân có thể gửi trực tiếp đến đường dây nóng 113 và trang Facebook của công an TP. Hà Nội tại địa chỉ https://www.facebook.com/ConganThuDo hoặc đường dây nóng của Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm công nghệ cao số điện thoại 069.219.4053.
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, nếu sử dụng trái phép hình ảnh của người khác để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản (dùng thủ đoạn gian dối…) mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị phạt hành chính từ 02 – 03 triệu đồng.
Ngoài ra, nếu dùng thủ đoạn để buộc người khác đưa tiền, tài sản thì có thể bị phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng.
Nếu hành vi dùng hình ảnh người khác để lừa đảo đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự thì có thể sẽ bị đi tù đến tù chung thân theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.