Trong những ngày gần đây, bên cạnh vấn đề về dịch vụ xin đăng ký giấy phép mạng xã hội; thì dịch bệnh Covid 19 tại Thành phố Hồ Chí Minh đang có những diễn biến rất phức tạp. Tại Hà Nội, vào chiều ngày 13/07/2021 các lực lượng liên ngành Hà Nội đã họp và thống nhất vào 06h ngày 14/07/2021, 22 chốt trực kiểm soát xe ra vào Hà Nội bắt đầu làm nhiệm vụ. Theo đó, người dân phải xuất trình giấy xét nghiệm Covid 19 có kết quả âm tính khi lưu thông giữa các nơi có dịch bệnh. Vậy giấy phép thông hành covid là gì? Tại sao phải xin giấy phép thông hành Covid? Thủ tục xin giấy phép thông hành Covid phải làm như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Cơ sở pháp lý
Thông tư 13/2019/TT-BYT
Thông tư 14/2014/TT-BYT của Bộ Y tế
Công văn 4356/2021 của Bộ Y tế
Nội dung tư vấn
Giấy phép thông hành covid là gì? Tại sao phải xin giấy phép thông hành Covid?
Giấy phép thông hành covid thực tế đây là giấy xét nghiệm Covid-19 có kết quả âm tính; được sử dụng khi người dân di chuyển giữa những nơi có dịch bệnh. Giấy phép này xuất phát từ việc một số tỉnh thành yêu cầu người đến từ địa phương có dịch phải có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 trong một thời gian nhất định trước khi di chuyển
Như vậy, có thể hiểu rằng, giấy phép thông hành là giấy tờ có thể chứng minh; tại thời điểm kiểm tra tại chốt kiểm dịch bạn có kết quả âm tính, sức khỏe bình thường. Và điều này đảm bảo cho công tác di chuyển và tránh làm lây lan dịch bệnh.
Hiệu lực của giấy phép thông hành covid
Nếu như xin giấy phép thông hành Covid thì hiệu lực của giấy này là bao lâu? Thông thường giấy thông hành covid sẽ có hiệu lực là 72 giờ (tức 3 ngày); nhưng cũng có thể ngắn hơn tùy thuộc vào từng trường hợp.
Ví dụ như:
Tại một bài viết được đăng tải trên báo Công an Nhân dân vào ngày 8/7/2021; thì UBND tỉnh Trà Vinh này đã yêu cầu tất cả các trường hợp trên địa bàn các tỉnh, thành phố có ca bệnh COVID-19 trong cộng đồng khi đến địa phương; phải được xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2; hoặc test nhanh kháng nguyên có giá trị trong vòng 5 ngày.
Còn đối với tỉnh Vĩnh Long thì lại yêu cầu phải có giấy xét nghiệm Realtime RT-PCR; còn trong thời hạn 7 ngày,; hoặc test nhanh kháng nguyên âm tính với SARS-CoV-2 còn trong thời hạn 72 giờ.
Ở thành phố Cần Thơ thì người dân phải có phiếu xét nghiệm âm tính trong vòng 3 ngày trước khi vào địa bàn thành phố; Đồng Nai cũng yêu cầu giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 7 ngày.
Theo đó, có thể nhận thấy rằng hiệu lực của giấy thông hành covid; hay giấy xét nghiệm Covid 19 có kết quả tính này là bao nhiêu ngày tùy thuộc vào tỉnh, thành có yêu cầu. Trên thực tế, cũng không có văn bản nào quy định giấy xét nghiệm có giá trị trong bao lâu; bởi lẽ việc nhiễm bệnh là không thể kiểm soát, có thể ngay sau khi xét nghiệm cho kết quả âm tính thì người dân cũng có thể bị lây nhiễm từ một người khác.
Như vậy, nếu người dân muốn di chuyển đến tỉnh thành nào; thì cần truy cập Cổng thông tin điện tử của tỉnh, thành đó hoặc liên hệ với cơ quan y tế địa phương để biết yêu cầu cụ thể.
Thủ tục xin giấy phép thông hành Covid
Xin giấy thông hành Covid-19 ở đâu?
Hiện nay, việc xin giấy phép thông hành covid là điều mà rất nhiều người dân quan tâm. Giấy thông hành Covid 19 bạn có thể kể đến như: Giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19; hay Giấy xác nhận cấp cho người lao động đi làm việc tại các đơn vị được phép mở cửa hoạt động khi giãn cách. Điều này sẽ tùy từng địa phương và tùy mức độ giãn cách; quãng đường di chuyển mà yêu cầu xuất trình giấy tờ khác nhau.
Còn đối với Giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19, hiện tại người dân có thể đến các đơn vị được cấp phép xét nghiệm khẳng định Covid-19 để xét nghiệm và nhận kết quả.
Với giấy xác nhận dành cho người lao động đi làm việc; thì đơn vị sử dụng lao động chủ động cấp cho người lao động của mình.
Xét nghiệm Covid 19 ở đâu?
Đối với thành phố Hồ Chí Minh, nơi mà có nghìn ca mắc mỗi ngày; thì tại trang chủ của Bộ Y tế thông tin, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh vừa có văn bản giao các bệnh viện và Trung tâm Y tế quận, huyện, quận Thủ Đức thực hiện xét nghiệm cho người dân cần có kết quả xét nghiệm để ra khỏi địa bàn vào ngày 7/7/2021.
Còn trường hợp nếu bạn muốn xét nghiệm khẳng định SARS-CoV-2; hay còn gọi phương pháp xét nghiệm RT-PCR; thì đến các phòng xét nghiệm của các đơn vị được Bộ Y tế cho phép xét nghiệm khẳng định SARS-CoV-2.
Giá cả xét nghiệm Covid 19 như thế nào?
Hiện nay có hai mức giá xét nghiệm covid 19 như sau:
Thứ nhất, xét nghiệm theo phương pháp RT-PCR: Bằng mức giá thanh toán bảo hiểm y tế theo quy định tại Công văn 4356/2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn mức giá thanh toán chi phí thực hiện xét nghiệm COVID-19 với mức giá 734.000 đồng/mẫu
Thứ hai là xét nghiệm nhanh kháng nguyên: bằng giá dịch vụ được quy định; tại Phụ lục đính kèm Thông tư 13/2019/TT-BYT; và Thông tư 14/2014/TT-BYT của Bộ Y tế với mức giá 238.000 đồng/mẫu.
Lưu ý: Bởi vì các văn bản căn cứ này không chỉ có hiệu lực thi hành tại thành phố Hồ Chí Minh; nên giá cả của dịch vụ xét nghiệm là thống nhất trên toàn quốc.
Hi vọng bài viết Thủ tục xin giấy phép thông hành Covid sẽ giúp ích cho quý độc giả! Liên hệ với Luật sư X để sử dụng dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tốt nhất: 0936128102.
Câu hỏi thường gặp:
Người dân thuộc các trường hợp được ra khỏi nhà trong thời gian giãn cách, cần mang theo CMND/CCCD và tùy yêu cầu của địa phương mà cần thêm “giấy thông hành” liên quan.
Xét nghiệm nhanh kháng nguyên, hay còn gọi là test nhanh, có ưu điểm thuận tiện khi sử dụng; cho kết quả nhanh trong vòng 30 phút. Phương pháp này không quá khó thực hiện.
Tuy nhiên, quá trình lấy mẫu phải bảo đảm an toàn; tránh lây nhiễm cho người thực hiện, người được lấy mẫu và ra môi trường.
Xét nghiệm sinh học phân tử realtime RT-PCR là phương pháp xét nghiệm xác định sự hiện diện của virus thông qua phát hiện vật liệu di truyền của virus SARS-CoV-2. Phương pháp này hiện đang được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới với độ chính xác rất cao.
Để thực hiện xét nghiệm realtime RT-PCR, bệnh nhân sẽ được lấy dịch đường hô hấp bằng que lấy mẫu chuyên biệt, tại các vị trí:
– Dịch đường hô hấp trên: Dịch họng, dịch tỵ hầu, dịch súc họng.
– Dịch đường hô hấp dưới: Đờm, dịch phế nang, dịch nội khí quản, dịch màng phổi, tổ chức phổi, phế quản, phế nang.