Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Bùi Kim Ngân, tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Hải Phòng. Sau một thời gian suy nghĩ thì tôi quyết định sẽ chuyển lên Hà Nội để lập nghiệp. Tôi đã chuẩn bị cho việc này từ lâu và đã làm dần các thủ tục khác có liên quan, tuy nhiên một vấn đề mà tôi vẫn chưa rõ đó là về việc chuyển bảo hiểm y tế của tôi sang tỉnh khác, tôi không rõ mình cần phải làm như thế nào cho đúng quy định pháp luật. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi thủ tục chuyển bảo hiểm y tế sang tỉnh khác như thế nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Vấn đề về “Thủ tục chuyển bảo hiểm y tế sang tỉnh khác như thế nào?” là một vấn đề không khó, tuy nhiên lại khá nhiều thông tin cần nắm rõ, vậy những thông tin đó là gì thì xin mời tham khảo bài viết ngay sau đây:
Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014)
Bảo hiểm y tế là gì?
Bảo hiểm y tế là một hình thức bảo hiểm bắt buộc đối với mọi công dân Việt Nam. Người tham gia bảo hiểm được cơ quan bảo hiểm chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh, lấy thuốc, điều trị tại các cơ sở y tế trên cả nước.
Bảo hiểm y tế là dạng bảo hiểm đảm bảo chi phí y tế được thanh toán hoặc bảo vệ chủ động cho các chi phí y tế phát sinh. Đây là một phương thức đảm bảo cho sức khỏe của bản thân và gia đình. Bảo hiểm y tế giúp bảo vệ người dùng trước những rủi ro về sức khỏe và tiết kiệm chi phí liên quan đến chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra, việc sở hữu bảo hiểm y tế cũng giúp bạn an tâm hơn về sức khỏe của mình và gia đình.
Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội, không nhằm mục đích lợi nhuận. Vì vậy, người dân có trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia bảo hiểm theo đúng quy định của luật bảo hiểm mà nhà nước ban hành.
Khi nào thì được chuyển bảo hiểm y tế sang tỉnh khác?
Trước khi trả lời câu hỏi liên quan tới thủ tục chuyển bảo hiểm y tế sang tỉnh khác như thế nào thì người muốn chuyển cần phải nắm rõ được mình có thuộc đúng trường hợp được chuyển hay không theo quy định pháp luật hiện hành, vậy trong những trường hợp nào được chuyển Bảo hiểm y tế sang tỉnh khác thì chúng tôi căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014), người tham gia Bảo hiểm y tế được đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám, chữa bệnh:
– Tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương;
– Tuyến tỉnh, tuyến trung ương.
Lưu ý: Việc đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương chỉ dành cho một số đối tượng nhất định.
Tuy nhiên, trong suốt quá trình tham gia Bảo hiểm y tế, vì nhiều hoàn cảnh khác nhau, không phải ai cũng có thể duy trì ổn định nơi khám, chữa bệnh đã đăng ký ban đầu. Do vậy, với những trường hợp thường xuyên thay đổi công việc hoặc tạm trú ở nơi khác thì được pháp luật tạo điều kiện chuyển đổi nơi khám, chữa bệnh ban đầu cho phù hợp và thuận tiện.
Thủ tục chuyển bảo hiểm y tế sang tỉnh khác như thế nào?
Thành phần hồ sơ
Theo hướng dẫn của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam, người tham gia Bảo hiểm y tế có nhu cầu chuyển nơi đăng ký khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế ban đầu phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị chuyển đổi thẻ Bảo hiểm y tế (có xác nhận của UBND cấp xã hoặc cơ quan/đơn vị quản lý);
– Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia Bảo hiểm y tế (mẫu TK1-TS);
– Giấy tờ chứng minh việc thay đổi nơi cư trú/nơi làm việc;
– Thẻ Bảo hiểm y tế cũ còn giá trị;
– Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân.
Trong trường hợp này, người tham gia sẽ được đổi thẻ Bảo hiểm y tế và vẫn được hưởng quyền lợi trong thời gian chờ đổi thẻ.
Thủ tục chuyển bảo hiểm y tế sang tỉnh khác
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người có nhu cầu thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu có thể nộp hồ sơ với những lưu ý dưới đây:
– Nơi nộp hồ sơ: Người có yêu cầu đổi nơi đăng ký khám chữa ban đầu nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH cấp huyện hoặc cấp tỉnh nơi người tham gia được cấp thẻ bảo hiểm y tế.
– Thời gian nộp hồ sơ: Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.
– Thời gian giải quyết hồ sơ: Trường hợp thay đổi thông tin thẻ bảo hiểm y tế được giải quyết không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ (khoản 3 Điều 30 Quyết định 595/QĐ-BHXH).
Lệ phí làm thủ tục chuyển bảo hiểm y tế sang tỉnh khác: Người tham gia bảo hiểm y tế tiến hành thủ tục làm lại thẻ bảo hiểm y tế do thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu không phải thanh toán bất cứ chi phí nào.
Trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm y tế về bảo hiểm y tế là gì?
Ngoài phần giải đáp cho câu hỏi trên thì chúng tôi muốn làm rõ thêm vấn đề liên quan tới trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm y tế về bảo hiểm y tế để người tham gia loại bảo hiểm này có thể nắm rõ được những thông tin cần thiết, đảm bảo được quyền lợi của chính bản thân mình. Theo đó căn cứ tại Điều 41 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 (một số điểm được sửa đổi bởi khoản 25 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) quy định trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm y tế về bảo hiểm y tế như sau:
– Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế.
– Tổ chức để người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình thuận lợi tại đại lý bảo hiểm y tế. Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục, nơi đăng ký tham gia bảo hiểm y tế và tổ chức thực hiện chế độ bảo hiểm y tế, bảo đảm nhanh chóng, đơn giản và thuận tiện cho người tham gia bảo hiểm y tế. Rà soát, tổng hợp, xác nhận danh sách tham gia bảo hiểm y tế để tránh cấp trùng thẻ bảo hiểm y tế của các đối tượng quy định tại Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008, trừ các đối tượng do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quản lý
– Thu tiền đóng bảo hiểm y tế và cấp thẻ bảo hiểm y tế.
– Quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế.
– Ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
– Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
– Cung cấp thông tin về các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và hướng dẫn người tham gia bảo hiểm y tế lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu.
– Kiểm tra chất lượng khám bệnh, chữa bệnh; giám định bảo hiểm y tế.
– Bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế; giải quyết theo thẩm quyền các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về chế độ bảo hiểm y tế.
– Lưu trữ hồ sơ, số liệu về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; xác định thời gian tham gia bảo hiểm y tế để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm y tế, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm y tế.
– Tổ chức thực hiện công tác thống kê, báo cáo, hướng dẫn nghiệp vụ về bảo hiểm y tế; báo cáo định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu về quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế.
– Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về bảo hiểm y tế.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thủ tục chuyển bảo hiểm y tế sang tỉnh khác như thế nào?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến dịch vụ làm sổ đỏ đất,… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm
- Phá thai có được hưởng bảo hiểm y tế không?
- Quy định hạn sử dụng bảo hiểm y tế 5 năm liên tục như thế nào?
- Mua bảo hiểm y tế tự nguyện bao nhiêu tiền?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ tại Điều 42 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với bảo hiểm y tế như sau:
– Yêu cầu tổ chức bảo hiểm y tế cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin có liên quan đến người tham gia bảo hiểm y tế, kinh phí khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
– Được tổ chức bảo hiểm y tế tạm ứng kinh phí và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh đã ký.
– Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế.
Căn cứ khoản 7 Điều 13 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, thời hạn thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đối với đối tượng đóng bảo hiểm y tế là học sinh, sinh viên được quy định cụ thể như sau:
“Điều 13. Thời hạn thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng
…
7. Đối với đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này:
a) Thẻ bảo hiểm y tế được cấp hằng năm cho học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, trong đó:
– Đối với học sinh lớp 1: Giá trị sử dụng bắt đầu từ ngày 01 tháng 10 năm đầu tiên của cấp tiểu học;
– Đối với học sinh lớp 12: Thẻ có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 9 của năm đó.
b) Thẻ bảo hiểm y tế được cấp hằng năm cho học sinh, sinh viên của cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó:
– Đối với học sinh, sinh viên năm thứ nhất của khóa học: Thẻ có giá trị sử dụng từ ngày nhập học, trừ trường hợp thẻ của học sinh lớp 12 đang còn giá trị sử dụng;
– Đối với học sinh, sinh viên năm cuối của khóa học: Thẻ có giá trị sử dụng đến ngày cuối của tháng kết thúc khóa học.”
Như vậy, thời hạn có giá trị sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế được pháp luật hiện hành quy định khác nhau trong các trường hợp cụ thể đối với học sinh lớp 1, học sinh lớp 12; học sinh, sinh viên năm thứ nhất của khóa học, học sinh, sinh viên năm cuối của khóa học.
Căn cứ khoản 10 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định về thời điểm thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng được quy định như sau:
+ Đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 12 của Luật này tham gia bảo hiểm y tế lần đầu, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế;
+ Người tham gia bảo hiểm y tế liên tục kể từ lần thứ hai trở đi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước;
+ Đối tượng quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 12 của Luật này tham gia bảo hiểm y tế từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế;
+ Đối với trẻ em dưới 6 tuổi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày trẻ đủ 72 tháng tuổi. Trường hợp trẻ đủ 72 tháng tuổi mà chưa đến kỳ nhập học thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày 30 tháng 9 của năm đó.