Phụ nữ mang thai và sinh con được pháp luật bảo vệ, đặc biệt là trong lĩnh vực lao động. Theo đó, lao động nữ khi mang thai và sinh con được hưởng chế độ thai sản. Bên cạnh đó, lao động nam có vợ sinh con thì cũng được hưởng chế độ này. Chế độ thai sản mang đến nhiều quyền lợi cho lao động nữ khi mang thai, chẳng hạn như nghỉ việc nhưng vẫn hưởng lương khi đi khám thai, nghỉ việc để hồi phục sức khỏe sau sinh trong thời hạn pháp luật quy định,… Nhiều lao động nữ thắc mắc thai bao nhiêu tuần thì được nghỉ thai sản? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X để biết thêm thông tin liên quan đến vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo hiểm xã hội 2014;
- Bộ Luật Lao động 2019;
- Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
Thai bao nhiêu tuần thì được nghỉ thai sản?
Như chúng ta đã biết, người phụ nữ khi mang thai và sinh con là thời kì sức khỏe và tinh thần của họ rất dễ bị ảnh hưởng. Do đó, việc lao động nữ được nghỉ việc khi mang thai và sinh con là điều cần thiết vì như vậy lao động nữ sẽ có thêm thời gian chăm sóc bản thân, có một sức khỏe và tinh thần thật tốt để sinh sản. Theo quy định pháp luật hiện nay thì lao động nữ được nghỉ 06 tháng trước và sau khi sinh con. Ngoài ra, lao động nữ còn được nghỉ thêm nếu sinh đôi hay sinh thêm đứa thứ 02. Dưới đây là quy định pháp luật về thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ.
Căn cứ Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời gian nghỉ thai sản khi sinh con được quy định như sau:
“Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.“
Theo đó, thời gian hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con thường sẽ là 06 tháng và được nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng. Thông thường thời gian dự sinh là khi thai 40 tuần. Như vậy từ tuần thai thứ 32, lao động nữ có thể xin nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Chế độ thai sản về sớm 1 tiếng là như thế nào?
Ngoài việc lao động nữ được nghỉ thai sản khi mang thai và sinh con thì pháp luật về lao động còn quy định về điều chỉnh, thay đổi điều kiện, môi trường và thời gian làm việc của lao động nữ khi sinh con và nuôi con khi mang thai. Pháp luật có những quy định về trường hợp môi trường làm việc của lao động nữ có ảnh hưởng đến chức năng sinh sản thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm điều chuyển họ sang công việc an toàn hơn, đồng thời lao động nữ có thời giờ làm việc ít hơn nhưng vẫn không bị giảm tiền lương.
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019 như sau:
“2. Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.“
Quy định này nhằm để bảo vệ thai nhi và người lao động nữ trong hai trường hợp:
- Làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- Làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con.
Theo đó, chế độ cho người lao động nghỉ sớm 1 tiếng trong thời gian mang thai đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng chỉ áp dụng đối với một số trường hợp mà không áp dụng đối với tất cả người lao động nữ mang thai. Ngoài ra, người lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng cũng được phép nghỉ 60 phút mỗi ngày theo quy định tại khoản 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
“4. Nghỉ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi:
a) Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi có quyền được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
b) Trường hợp lao động nữ có nhu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định tại điểm a khoản này thì người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ;
c) Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại điểm a khoản này, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ.“
Như vậy, đối với các trường hợp khác không rơi vào khoản 2 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019, thì người lao động nữ tuy không được hưởng chế độ thai sản về sớm 1 tiếng nhưng có thời gian nghỉ 1 tiếng hằng ngày để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi mà vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Có thể kéo dài thời gian nghỉ thai sản hay không?
Thông thường, lao động nữ trước và sau khi sinh con được nghỉ 06 tháng. Tuy nhiên, nếu sinh đôi hoặc sinh con thứ 2 thì được nghỉ thêm 01 tháng. Sau khoảng thời gian nghỉ đó, khi trở lại làm việc mà sức khỏe của lao động nữ chưa được đảm bảo thì pháp luật cho phép họ nghỉ thêm một khoảng thời gian nhất định để phục hồi sức khỏe. Trong thời gian nghỉ dưỡng sức, lao động nữ được hưởng thêm mức trợ cấp theo quy định pháp luật. Dưới đây là quy định pháp luật về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe của lao động sau thai sản.
Căn cứ Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
“Điều 41. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.“
Như vây, người lao động nữ sao khi nghỉ hết thời gian hưởng chế độ thông thường mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ thì được nghỉ từ 05 ngày đến 10 ngày và mức lương bằng 30% lương cơ sở.
Ngoài ra, trường hợp người lao động muốn nghỉ thêm có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động cho phép nghỉ không hưởng lương hoặc hưởng chế độ đãi ngộ khác.
Mời bạn xem thêm
- Dịch vụ chỉnh sửa giấy khai sinh mới năm 2023
- Lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking có bị phạt tù?
- Luật hợp tác xã nông nghiệp quy định như thế nào?
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Thai bao nhiêu tuần thì được nghỉ thai sản?“. hoặc nhu cầu sử dụng các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về sang tên sổ đỏ hết bao nhiêu tiền. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức trợ cấp 1 lần khi sinh con sẽ được tính như sau:
Trợ cấp 1 lần/con = 02 x Mức lương cơ sở
Hiện nay theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP thì mức lương cơ sở hiện tại cho đến 30/6/2023 là 1.490.000 đồng/tháng. Người mẹ được nhận mức trợ cấp 1 lần với mức tiền là 2.980.000 đồng/con
Từ 01/7/2023 thì mức lương cơ sở thay đổi thành 1.800.000 đồng/tháng (khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP). Khi đó người mẹ được nhận mức trợ cấp 1 lần là: 3.600.000 đồng/con.
Theo quy định tại Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì tiền thai sản khi sinh con được tính như sau:
Mức hưởng = 100% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 06 tháng trước khi nghỉ thai sản x Số tháng nghỉ thai sản
Lao động nữ sinh 01 con thì được nghỉ hưởng chế độ thai sản 06 tháng. Trường hợp sinh đôi trở lên thì cứ thêm mỗi con, người mẹ sẽ được nghỉ chế độ thêm 01 tháng.
Căn cứ Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
“Thời gian hưởng chế độ khi khám thai
1. Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.“
Như vậy, khi mang thai lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.