Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Trần Thanh Quý, tôi hiện nay đã 73 tuổi và là một cán bộ về hưu. Vừa rồi con trai tôi mua nhà trên Tp Hồ Chí Minh nên muốn đón tôi lên đó sống để dễ dàng chăm sóc bởi tôi cũng chỉ có một mình dưới quê. Sau một thời gian suy nghĩ thì tôi cũng quyết định sẽ lên thành phố sống nhưng tôi đang vướng mắc một số thủ tục chưa giải quyết được, đặc biệt trong đó có vấn đề về làm sao để tôi có thể chuyển nơi nhận lương hưu theo quy định pháp luật hiện hành. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi thủ tục chuyển nơi nhận lương hưu như thế nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với những gì đã tổng hợp được liên quan tới vấn đề “Thủ tục chuyển nơi nhận lương hưu như thế nào?”, thì chúng tôi xin khái quát qua bài viết dưới đây, xin mời ông Quý cũng như các độc giả khác tham khảo:
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Lao động năm 2019
- Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014
Lương hưu là gì?
Lương hưu là chế độ, khoản phí được chi trả cho những người lao động đã đến độ tuổi về hưu (hết tuổi lao động) theo quy định của pháp luật. Chế độ này sẽ giúp bảo đảm cho người lao động khi về già sẽ có khoản chi phí cần thiết để chi trả cho nhu cầu sống cơ bản, chăm sóc sức khỏe của bản thân. Bạn sẽ được hưởng lương hưu khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội trước đó.
Xin nghỉ hưu sớm có được nhận lương hưu hay không?
Trước khi trả lời câu hỏi của ông Quý về thủ tục chuyển nơi nhận lương hưu như thế nào theo quy định pháp luật thì chúng tôi muốn làm rõ thêm một vấn đề cũng rất quan trọng liên quan tới trường hợp khi xin nghỉ hưu sớm có được nhận lương hưu hay không, vậy để làm rõ điều đó thì chúng tôi căn cứ tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về tuổi nghỉ hưu và tại khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về điều kiện hưởng lương hưu như sau:
“Điều 169. Tuổi nghỉ hưu
1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
“Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;
b) Đủ tuổi theo quy định tại khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;
c) Người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
d) Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.”
Theo đó, tuổi nghỉ hưu đối với lao động nữ trong năm 2022 là 55 tuổi 08 tháng. Người lao động nghỉ hưu sớm được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
Trường hợp 1, người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
Trường hợp 2, người lao động có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;
Trường hợp 3, người lao động có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
Trường hợp 4, người lao động bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
Như vậy, nếu như thuộc một trong các trường hợp trên thì khi nghỉ hưu sớm sẽ được nhận lương hưu.
Thủ tục chuyển nơi nhận lương hưu như thế nào?
Giống như trường hợp của ông Quý, nhiều người lao động về hưu trong quá trình sinh sống sau này có thể sẽ chuyển đi nơi khác định cư dẫn đến các thủ tục liên quan tới bản thân sẽ cần phải thay đổi, trong đó có cả thay đổi nơi nhận lương hưu. Vậy để giải đáp cho tất cả người lao động có chung thắc mắc trên thì chúng tôi xin liệt kê các vấn đề như sau:
Điều kiện để được chuyển nơi nhận lương hưu
Để được làm thủ tục chuyển sổ bảo hiểm xã hội sang tỉnh khác hưởng lương hưu và các chế độ bảo hiểm xã hội khác cần lưu ý các yêu cầu và điều kiện thực hiện như sau:
+ Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng có yêu cầu chuyển sổ bảo hiểm xã hội và nơi hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng;
+ Người chờ hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng có yêu cầu chuyển hồ sơ chờ hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng đến nơi cư trú tại địa bàn khác.
Thủ tục chuyển nơi nhận lương hưu
Người đề nghị chuyển sổ bảo hiểm xã hội hưởng lương hưu và các chế độ bảo hiểm xã hội khác thực hiện thủ tục chuyển sổ bảo hiểm xã hội theo 3 bước cụ thể như sau:
Bước 1: Các chủ thể là người có yêu cầu sẽ nộp đơn đề nghị tới cơ quan bảo hiểm xã hội huyện hoặc bảo hiểm xã hội tỉnh nơi đang chi trả lương hưu, trợ cấp hàng tháng.
Nộp đơn đề nghị chuyển nơi nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng cho bảo hiểm xã hội huyện hoặc bảo hiểm xã hội tỉnh nơi đang chi trả lương hưu, trợ cấp hàng tháng theo đúng quy định pháp luật.
– Các chủ thể là người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng: nộp đơn đề nghị chuyển nơi nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng cho bảo hiểm xã hội huyện hoặc bảo hiểm xã hội tỉnh nơi đang chi trả lương hưu, trợ cấp hàng tháng.
– Các chủ thể là người đang chờ hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng: nộp đơn đề nghị chuyển hồ sơ chờ hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng cho bảo hiểm xã hội cấp tỉnh hoặc bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đang quản lý hồ sơ chờ.
– Đối với trường hợp giao dịch điện tử thì người lao động sẽ đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng thông tin điện tử bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN. Trong trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy cho cơ quan bảo hiểm xã hội qua dịch vụ bưu chính công ích.
Bước 2: Thủ tục tại các đơn vị cụ thể:
– Thủ tục tại cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi chuyển đi:
+ Đối với các chủ thể là người bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội ở địa bàn khác khi giải quyết xong chế độ thì thực hiện ngay việc chuyển hưởng đến địa bàn khác.
+ Đối với các chủ thể người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng: Tiếp nhận hồ sơ từ người hưởng, lập Thông báo theo mẫu số 23-HSB trả người hưởng.
– Thủ tục tại cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi chuyển đến:
+ Đối với chuyển hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng: Khi nhận được Thông báo chuyển hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, cập nhật ngay vào danh sách chi trả và tổ chức chi trả cho người hưởng tại địa điểm nơi người hưởng đăng ký; đồng thời cơ quan bảo hiểm xã hội thông báo đến người hưởng về thời gian, địa điểm chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng.
+ Đối với di chuyển hồ sơ chờ hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng: Khi nhận được hồ sơ di chuyển hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, thông báo cho người chờ hưởng chế độ biết về việc đã tiếp nhận hồ sơ chờ hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng.
Bước 3: Nhận lương hưu trợ cấp tại nơi mới sau khi thực hiện chuyển sổ bảo hiểm xã hội:
– Đối với các chủ thể là người bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, người hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần, chế độ tử tuất một lần tại nơi cư trú do bảo hiểm xã hội cấp tỉnh hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện khác, bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, bảo hiểm xã hội Công an nhân dân giải quyết: Đến nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng và thẻ bảo hiểm y tế (nếu thuộc đối tượng có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế) theo thời gian và địa điểm ghi trong Thông báo (Mẫu số 23-HSB);
– Đối với các chủ thể là người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng đến nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, thẻ bảo hiểm y tế (nếu thuộc đối tượng có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế) theo thời gian và địa điểm ghi trong Thông báo (Mẫu số 23-HSB)
– Đối với các chủ thể là người chờ hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng: nhận thông báo về việc đã tiếp nhận hồ sơ chờ hưởng lương hưu/trợ cấp hàng tháng (Mẫu số 15B-HSB).
Thời gian làm thủ tục chuyển nơi nhận lương hưu: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do (Quy định tại Điều 115 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014)
Cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục chuyển nơi nhận lương hưu: Cơ quan BHXH huyện hoặc BHXH tỉnh nơi đang chi trả lương hưu, trợ cấp hàng tháng.
Lệ phí làm thủ tục chuyển nơi nhận lương hưu: Không mất lệ phí khi thực hiện thủ tục trên.
Trường hợp sang nước ngoài định cư thì nhận lương hưu như thế nào?
Nếu như ở nội dung trên chúng tôi đã đề cập đến thủ thục chuyển nơi nhận lương hưu thì dưới nội dung này nếu trong trường hợp người lao động rời Việt Nam ra nước ngoài sinh sống thì sẽ phải thực hiện thủ tục nhận lương hưu ra sao, có thể thực hiện thủ tục giống như trên không,… đó cũng là một vấn đề vô cùng được quan tâm. Vậy chúng tôi sẽ căn cứ tại Điều 65 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về trường hưởng lương khi của người muốn sang nước ngoài định cư và căn cứ tại khoản 5 Điều 77 Luật Bảo hiển xã hội năm 2014 quy định về chế độ bảo hiểm xã hội một lần như sau:
“Điều 65. Thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng ra nước ngoài để định cư
1. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng ra nước ngoài để định cư được giải quyết hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức trợ cấp một lần đối với người đang hưởng lương hưu được tính theo thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội trong đó mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014 được tính bằng 1,5 tháng lương hưu đang hưởng, mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi được tính bằng 02 tháng lương hưu đang hưởng; sau đó mỗi tháng đã hưởng lương hưu thì mức trợ cấp một lần trừ 0,5 tháng lương hưu. Mức thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng.
3. Mức trợ cấp một lần đối với người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bằng 03 tháng trợ cấp đang hưởng.”
“Điều 77. Bảo hiểm xã hội một lần
5. Việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đang hưởng lương hưu ra nước ngoài để định cư được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 65 của Luật này.”
Theo đó nếu như muốn định cư ở nước ngoài thì có thể thực hiện nhận lương hưu một lần. Tuy nhiên cần phải đảm bảo đã đủ thời gian tham gia bảo hiểm xã hội trước đó còn thiếu.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thủ tục chuyển nơi nhận lương hưu như thế nào?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cũng như cung cấp dịch vụ đến quý khách hàng liên quan tới soạn thảo đơn hợp thửa đất,… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Cách tính lương hưu online dễ hiểu năm 2023
- Có được tự ý trừ lương của nhân viên?
- Ủy quyền nhận lương hưu qua tài khoản được không?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về những đối tượng được đóng cơ quan bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế:
“Điều 2. Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng
1. Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.”
Như vậy, người nghỉ hưu sớm và hưởng lương hưu sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế.
Căn cứ khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về bảo hiểm xã hội một lần:
“Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.”
Theo đó, người lao động nữ nghỉ hưu sớm theo các trường hợp đã nêu bên trên mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Trường hợp nếu đủ điều kiện nghỉ hưu sớm và được nhận lương hưu thì không được hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng
1. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bị tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Xuất cảnh trái phép;
b) Bị Tòa án tuyên bố là mất tích;
c) Có căn cứ xác định việc hưởng bảo hiểm xã hội không đúng quy định của pháp luật.
…
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì người đang hưởng lương hưu bị tạm dừng hưởng lương hưu hằng tháng khi thuộc một trong các trường hợp sau:
– Xuất cảnh trái phép;
– Bị Tòa án tuyên bố là mất tích;
– Có căn cứ xác định việc hưởng bảo hiểm xã hội không đúng quy định của pháp luật.