Hiện nay, để chứng nhận tính xác thực hợp pháp của hợp đồng hay giao dịch văn bản chuyển ngữ thì người dân có thể đến văn phòng công chứng uy tín để thực hiện thủ tục theo quy định. Trong quá trình kinh doanh văn phòng công chứng thì cũng có nhiều trường hợp các văn phòng phải thực hiện sáp nhập lại với nhau bởi nhiều lý do khác nhau vậy thủ tục xác nhập văn phòng công chứng năm 2023 ra sao? Để giải đáp thắc mắc này mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Công chứng 2014
- Nghị định 29/2015/NĐ-CP
Quy định của pháp luật về sáp nhập văn phòng công chứng
Sáp nhập văn phòng hay cụ thể có thể hiểu là việc một hay nhiều văn phòng công chứng có cùng địa bàn tỉnh làm thủ tục xin sáp nhập lại với nhau hợp thành một văn phòng công chứng khác bằng cách chuyển tài sản gộp chung đã được quy định cụ thể trong luật công chứng năm 2014. Quy định của pháp luật về sáp nhập văn phòng công chứng cụ thể như sau:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Công chứng 2014 thì Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Luật Công chứng 2014 quy định tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng.
Từ các quy định trên, Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp và thuộc một trong những tổ chức hành nghề công chứng.
Trên cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật công chứng 2014 đã quy định về vấn đề sáp nhập văn phòng công chứng có nội dung là: “Một hoặc một số Văn phòng công chứng có thể sáp nhập vào một Văn phòng công chứng khác có trụ sở trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang Văn phòng công chứng nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt hoạt động của Văn phòng công chứng bị sáp nhập”.
Đồng thời theo như quy định tại Điều này thì cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép sáp nhập Văn phòng công chứng đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép sáp nhập Văn phòng công chứng.
Hồ sơ đăng ký sáp nhập văn phòng công chứng năm 2023
Như nội dung ở trên thì Luật sư X đã khái quát về quy định pháp luật về sáp nhập văn phòng công chứng hiện nay, và để đăng ký sách nhập văn phòng công chứng thì quý độc giả cần phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký sáp nhập văn phòng công chứng đầy đủ để nộp đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép hợp sáp nhập văn phòng công chứng.
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 29/2015/NĐ-CP, Các Văn phòng công chứng sáp nhập nộp 01 (một) bộ hồ sơ sáp nhập tại Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động. Hồ sơ bao gồm:
– Hợp đồng sáp nhập Văn phòng công chứng, trong đó có các nội dung chủ yếu sau: Tên, địa chỉ trụ sở của các Văn phòng công chứng bị sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở của Văn phòng công chứng nhận sáp nhập; thời gian thực hiện sáp nhập; phương án chuyển tài sản của các Văn phòng công chứng bị sáp nhập sang Văn phòng công chứng nhận sáp nhập; phương án sử dụng lao động của Văn phòng công chứng nhận sáp nhập; việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các Văn phòng công chứng bị sáp nhập và các nội dung khác có liên quan.
Mỗi Văn phòng công chứng sáp nhập cử một công chứng viên hợp danh làm đại diện để ký kết hợp đồng sáp nhập.
– Kê khai thuế, báo cáo tài chính trong 03 (ba) năm gần nhất đã được kiểm toán của các Văn phòng công chứng tính đến ngày đề nghị sáp nhập;
– Biên bản kiểm kê hồ sơ công chứng và biên bản kiểm kê tài sản hiện có của các Văn phòng công chứng;
– Danh sách các công chứng viên hợp danh và công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng tại các Văn phòng công chứng;
– Quyết định cho phép thành lập và giấy đăng ký hoạt động của các Văn phòng công chứng.
Thủ tục sáp nhập văn phòng công chứng như thế nào?
Như đã trình bày, theo quy định hiện nay pháp luật cho phép một hoặc một số văn phòng công chứng có quyền sáp nhập lại với nhau thành một văn phòng công chứng khác. Tuy nhiên thì cần lưu ý thì những văn phòng công chứng này đều phải có trụ sở trong cùng một địa bàn tỉnh và thực hiện thủ tục sáp nhập văn phòng công chứng năm 2023 như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động
Bước 2: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Sở Tư pháp lấy ý kiến của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên (ở những nơi đã thành lập), trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép sáp nhập Văn phòng công chứng.
Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép sáp nhập Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định cho phép sáp nhập, Văn phòng công chứng nhận sáp nhập phải thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 24 của Luật Công chứng.
Trong thời gian làm thủ tục sáp nhập, các Văn phòng công chứng bị sáp nhập tiếp tục hoạt động cho đến khi Văn phòng công chứng nhận sáp nhập được thay đổi nội dung đăng ký hoạt động. Văn phòng công chứng nhận sáp nhập kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ, yêu cầu công chứng đang thực hiện tại các Văn phòng công chứng bị sáp nhập và có trách nhiệm lưu trữ toàn bộ hồ sơ công chứng của các Văn phòng công chứng bị sáp nhập.
Bước 5: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được cấp lại giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng, Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan công an cấp tỉnh, UBND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, UBND xã, phường, thị trấn nơi Văn phòng công chứng đặt trụ sở
Bước 6: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy đăng ký hoạt động, Văn phòng công chứng phải đăng báo trung ương, hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động trong 3 số liên tiếp về việc sáp nhập Văn phòng công chứng.
Thời hạn giải quyết hồ sơ sáp nhập văn phòng công chứng
Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền xem xét về việc sáp nhập văn phòng công chứng theo yêu cầu. Tuy nhiên để giải quyết hồ sơ thì cũng cần thì hẹn và thời hạn này đã được quy định trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ thì Sở Tư pháp lấy ý kiến của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên (ở những nơi đã thành lập) sau đó trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét đưa ra quyết định cho phép sáp nhập Văn phòng công chứng.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép sáp nhập Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thủ tục sáp nhập văn phòng công chứng năm 2023” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như Công chứng tại nhà Bắc Giang cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 5 Điều 13 Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định về hợp nhất Văn phòng công chứng có ghi cụ thể như sau:
“Điều 13. Hợp nhất Văn phòng công chứng
Trong thời gian làm thủ tục hợp nhất, các Văn phòng công chứng được hợp nhất tiếp tục hoạt động cho đến khi Văn phòng công chứng hợp nhất được Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động. Văn phòng công chứng hợp nhất kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ, yêu cầu công chứng đang thực hiện tại các Văn phòng công chứng được hợp nhất và có trách nhiệm lưu trữ toàn bộ hồ sơ công chứng của các Văn phòng công chứng được hợp nhất.
Như vậy, trong thời gian chờ Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng công chứng hợp nhất thì cả hai văn phòng có thể tiếp tục hoạt động đến khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký từ Sở Tư pháp.
Văn phòng công chứng đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng khi thay đổi một trong các nội dung sau:
– Tên gọi của Văn phòng công chứng;
– Họ tên Trưởng Văn phòng công chứng;
– Địa chỉ trụ sở của Văn phòng công chứng;
– Danh sách công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng;
– Danh sách công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng của Văn phòng công chứng (nếu có).
Văn phòng công chứng có nhu cầu muốn sáp nhập có thể nộp hố sơ trực tiếp hoặc dịch vụ bưu chính tại tại Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động.