Khấu hao không phải là một khái niệm xa vời đối với các chuyên gia kế toán và tài chính. Khấu hao cho phép các công ty tích lũy vốn để tái sản xuất đơn giản hoặc mở rộng tài sản cố định. Nói cách khác, một phần chi phí khấu hao chuyển thành giá trị sản phẩm làm giá thành sản xuất sản phẩm được gọi là chi phí khấu hao tài sản cố định. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu bản chất của khấu hao. Đặc biệt là các bạn trẻ mới vào nghề và những bạn không chuyên về kế toán. Vậy quyền sử dụng đất có trích khấu hao không? hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé
Những tài sản của doanh nghiệp không được được trích khấu hao?
Giá trị hao mòn thực tế của tài sản cố định (TSCĐ) được tính từ chi phí sản xuất, kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ. Khấu hao tài sản cố định liên quan trực tiếp đến việc khấu hao tài sản, tức là sự giảm dần giá trị sử dụng do tham gia vào quá trình sản xuất, thương mại. Theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định tất cả các tài sản hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những loại tài sản cố định sau đây:
– Tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
– Tài sản cố định khấu hao chưa hết bị mất.
– Tài sản cố định khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính).
– Tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.
– Tài sản cố định sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp (trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng).
– Tài sản cố định từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.
– Tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp.
Quyền sử dụng đất có trích khấu hao không?
Có hai trường hợp xảy ra:
Trường hợp 1: Nếu quyền sử dụng đất lâu dài thì sẽ không được trích khấu hao và phân bổ vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Trường hợp 2: Theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 45/2013/TT-BTC, một tài sản cố định của doanh nghiệp, cụ thể là quyền sử dụng đất thỏa mãn là tài sản cố định vô hình khi đáp ứng những điều kiện sau:
- Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
- Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.
Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, mà không hình thành Tài sản cố định hữu hình được coi là tài sản cố định vô hình.”
Quyền sử dụng đất được ghi nhận là tài sản cố định vô hình, bao gồm:
Quyền sử dụng đất được ghi nhận là Tài sản cố định vô hình bao gồm:
- – Quyền sử dụng đất được nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp (bao gồm quyền sử dụng đất có thời hạn, quyền sử dụng đất không thời hạn).
- – Quyền sử dụng đất thuê trước ngày có hiệu lực của Luật Đất đai cũ năm 2003 (01/07/2004) mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm đồng thời thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là năm năm và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- – Quyền sử dụng đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất.
Quyền sử dụng đất khi đáp ứng đủ điều kiện là tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp, nếu quyền sử dụng đất có thời hạn sử dụng nhắn thì có thể sẽ được trích khấu hao.
Nguyên tắc trích khấu hao quyền sử dụng đất.
Khấu hao tài sản nhằm để đo lường sự hao mòn tài sản cố định tại doanh nghệp. Do đó, khấu hao tài sản có tầm quan trọng lớn đối với các công ty và thậm chí cả các quốc gia. Nguyên giá tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất được xác định như sau:
Nguyên giá | = | Tổng chi phí phát sinh để có quyền sử dụng đất hợp pháp | + | Chi phí đền bù, giải phóng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ |
Hoặc: Nguyên giá = Giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn.
Các chi phí không bao gồm các chi phí xây dựng các công trình trên đất.
Thời hạn trích khấu hao
Căn cứ theo khung thời gian trích khấu hao các loại Tài sản cố định được ban hành cùng với Thông tư 45/2013/TT-BTC, Tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất đủ điều kiện trích khấu hao có thời gian trích khấu hao tối thiểu từ 2 năm đến tối đa 20 năm. Đối với Tài sản cố định vô hình là giá trị quyền sử dụng đất có thời hạn, quyền sử dụng đất thuê, thời gian trích khấu hao là thời gian được phép sử dụng đất của doanh nghiệp.
Cụ thể: tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn trong vòng 18 năm, doanh nghiệp thực hiện trích khấu hao theo các phương pháp khấu hao thông thường với thời hạn trích tương ứng với thời gian sử dụng đất, trên đây là 18 năm.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quyền sử dụng đất có trích khấu hao không?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin pháp lý như điều kiện được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo khoản 4 Điều 13 Thông tư 45/2013/TT-BTC có quy định Phương pháp trích khấu hao áp dụng cho từng tài sản cố định mà doanh nghiệp đã lựa chọn và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý phải được thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng tài sản cố định.
Trường hợp đặc biệt cần thay đổi phương pháp trích khấu hao, doanh nghiệp phải giải trình rõ sự thay đổi về cách thức sử dụng tài sản cố định để đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.
Mỗi tài sản cố định chỉ được phép thay đổi một lần phương pháp trích khấu hao trong quá trình sử dụng và phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Phương pháp tuyến tính (phương pháp đường thẳng)
Là phương pháp khấu hao đơn giản nhất với việc định mức khấu hao như nhau trong suốt thời gian sử dụng tài sản cố định.
Ví dụ: Một tài sản cố định có giá trị sử dụng là 500 triệu đồng trong 5 năm. Theo phương pháp khấu hao tài sản cố định tuyến tính, giá trị khấu hao sẽ là 100 triệu chia đều cho mỗi năm.
Phương pháp khấu hao theo khối lượng sản phẩm
Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần
Công thức tính khấu hao theo số dư giảm dần như sau:
Giá trị khấu hao hàng năm = Nguyên giá của tài sản tại năm tính khấu hao x Tỷ lệ khấu hao.
Bảng khung khấu hao tài sản cố định mới nhất