Chào Luật sư, dạo gần đây đất gia đình tôi thường xuyên bị một đối tượng lạ đổi đất cát trái phép lên khu đất trống trước nhà, điều này khiến gia đình tôi vô cùng bức xúc. Chính vì thế gia đình tôi đã trình báo công an địa phương vào cuộc xác minh sự việc và xử phạt các đối tượng có hành vi đổ đất cát trái phép. Vậy Luật sư có thể cho tôi hỏi hành vi đổ đất trên đất nông nghiệp có vi phạm pháp luật? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về hành vi đổ đất trên đất nông nghiệp có vi phạm pháp luật?. Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Hành vi đổ đất trên đất nông nghiệp có vi phạm pháp luật?
Hành vi đổ đất trên đất nông nghiệp là một hành vi vi phạm pháp luật đất đai. Bởi nó sẽ dẫn đến nguy cơ làm huỷ hoại đất. Một khi huỷ hoại đất, đất sẽ không thể tiến hành trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng các công trình. Chính vì thế một chế tài xử phạt hành vi đổ đất trên đất nông nghiệp là điều quan trọng. Đây đựng xem là biện pháp tình thế duy nhất mà nhà nước Việt Nam có thể đề ra để nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật đất đai này một cách trệt để nhất có thể. Bên cạnh đó để người dân không đổ đất lạ hoặc đá trên đất nông nghiệp công tác tuyên truyền cũng cần được áp dụng và phát huy để nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề này.
Theo quy định tại Điều 12 Luật Đất đai 2013 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm như sau:
– Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.
– Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.
– Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.
– Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.
– Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.
– Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.
– Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.
– Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Hành vi đổ đất trên đất nông nghiệp bị xếp vào nhóm vi phạm nào?
Hành vi đổ đất trên đất nông nghiệp bị xếp vào nhóm vi phạm huỷ hoại đất. Huỷ hoại đất hành vi làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất hoặc gây ô nhiễm đất mà làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất. Chính vì thế mà hiện nay pháp luật đất đai nghiêm cấm tuyệt đối các hành vi người dân, các thầu xây dựng đổ đất cát một cách bừa bãi xuống phần đất nền trên đất. Bởi một khi đất bị huỷ hoại thì rất khó có thể tiến hành cải tạo toàn bộ diện tích đất trở lại hiện trạng ban đầu.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về hành vi đổ đất trên đất nông nghiệp bị xếp vào nhóm vi phạm như sau:
– Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất hoặc gây ô nhiễm đất mà làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định, trong đó:
- Làm biến dạng địa hình trong các trường hợp: thay đổi độ dốc bề mặt đất; hạ thấp bề mặt đất do lấy đất mặt dùng vào việc khác hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề; san lấp đất có mặt nước chuyên dùng, kênh, mương tưới, tiêu nước hoặc san lấp nâng cao bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp so với các thửa đất liền kề; trừ trường hợp cải tạo đất nông nghiệp thành ruộng bậc thang và hình thức cải tạo đất khác phù hợp với mục đích sử dụng đất được giao, được thuê hoặc phù hợp với dự án đầu tư đã được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất phê duyệt hoặc chấp thuận;
- Làm suy giảm chất lượng đất trong các trường hợp: làm mất hoặc giảm độ dầy tầng đất đang canh tác; làm thay đổi lớp mặt của đất sản xuất nông nghiệp bằng các loại vật liệu, chất thải hoặc đất lẫn sỏi, đá hay loại đất có thành phần khác với loại đất đang sử dụng; gây xói mòn, rửa trôi đất nông nghiệp;
- Gây ô nhiễm đất là trường hợp đưa vào trong đất các chất độc hại hoặc vi sinh vật, ký sinh trùng có hại cho cây trồng, vật nuôi, con người;
- Làm mất khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định là trường hợp sau khi thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này mà dẫn đến không sử dụng đất được theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất;
- Làm giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định là trường hợp sau khi thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này mà phải đầu tư cải tạo đất mới có thể sử dụng đất theo mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất.
Hành vi đổ đất trên đất nông nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
Hành vi đổ đất trên đất nông nghiệp có thể đứng trước nguy cơ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức thấp nhất là từ từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích vi phạm dưới 0,05 ha và mức cao nhất từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng nếu diện tích vi phạm từ 01 héc ta trở lên. Bên cạnh hình thức xử phạt, người vi phạm còn bị buộc khôi phục lại hiện trạng ban đầu của các diện tích đất bị đỗ đất, đá, cát một cách bừa bãi. Chính vì thế cá nhà thầu xây dựng không được thực hiện hành vi đổ đất cát xây dựng công trình cũ trên đất của người dân một cách tuỳ tiện nếu không được sự cho phép của phía cơ quan của nhà nước thông qua các văn bản.
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về hủy hoại đất như sau:
– Trường hợp làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất thì hình thức và mức xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 héc ta;
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 01 héc ta trở lên.
– Trường hợp gây ô nhiễm thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
– Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Trường hợp người có hành vi vi phạm không chấp hành thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 64 của Luật đất đai.
Thẩm quyền xử phạt hành vi đổ đất trên đất nông nghiệp
Hiên nay đối với hành vi đổ đất trên đất nông nghiệp có khoảng 06 cơ quan, người có thẩm quyền có thể xử phạt trực tiếp hành vi vi phạm pháp luật này. Các chức danh có thể kể tên đến như Uỷ ban nhân dân các cấp, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Xây dựng. Dựa vào hành vi, tính chất, mức độ vi phạm mà các cấp lãnh đạo trên sẽ tiến hành cử người xử phạt. Ví dụ như hành vi đổ đất, cát, đá công trình xây dựng lên đất của người khác mà diện tích ảnh hưởng dưới 0,05 héc ta thì Uỷ ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành vi trên với số tiền có thể từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, buộc người vi phạm khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Theo quy định tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt hành vi đổ đất trên đất nông nghiệp như sau:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Chánh Thanh tra Sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành đất đai do Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Trưởng đoàn thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Thanh tra chuyên ngành xây dựng.
Mời bạn xem thêm
- Dịch vụ chỉnh sửa giấy khai sinh mới năm 2023
- Lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking có bị phạt tù?
- Luật hợp tác xã nông nghiệp quy định như thế nào?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ chuyển đổi đất ao sang thổ cư Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Hành vi đổ đất trên đất nông nghiệp có vi phạm pháp luật?“. hoặc nhu cầu sử dụng các dịch vụ khác liên quan như là soạn thảo mẫu biên bản thừa kế đất đai. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện quy định tại khoản 4 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và điểm a, b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng như sau:
– Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định này gồm các đối tượng dưới đây có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này xảy ra trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác:
Hộ gia đình, cộng đồng dân cư, cá nhân trong nước, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân);
Tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở tôn giáo (sau đây gọi chung là tổ chức).
– Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.
Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Trường hợp sử dụng đất lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng sau khi Nhà nước đã công bố, cắm mốc hành lang bảo vệ hoặc lấn, chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè sau khi Nhà nước đã công bố chỉ giới xây dựng hoặc lấn, chiếm đất sử dụng cho mục đích xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, công trình công cộng khác thì Nhà nước thu hồi đất để trả lại cho công trình mà không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất đã lấn, chiếm.