Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Đoàn Thu Phương, hiện nay tôi và chồng đang dự định mua một căn nhà ở quận Đống Đa, Hà Nội. Sau khi tìm hiểu thì chúng tôi định chốt một căn nhà ở trên đường Thái Hà. Tuy nhiên sau khi đã chuyển tiền và gần như hoàn thiện việc mua bán thì bên bán lại nói họ không phải chủ sở hữu căn nhà nên chưa đưa cho chúng tôi giấy tờ được. Tôi và chồng vô cùng lo lắng về điều đó và cũng mong muốn tìm hiển thêm về chủ sở hữu nhà ở là gì. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi theo quy định chủ sở hữu nhà ở là gì không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với những gì đã tổng hợp được thì chúng tôi sẽ đưa ra câu trả lời cho vấn đề “Theo quy định chủ sở hữu nhà ở là gì?” cụ thể nhất qua bài viết ngay sau đây:
Căn cứ pháp lý
- Luật Nhà ở năm 2014
Theo quy định chủ sở hữu nhà ở là gì?
Hiện nay cũng giống như vợ chồng anh chị Phương, rất nhiều người chưa thực sự hiểu rõ chủ sở hữu nhà ở có nghĩa là gì. Vậy với những thông tin mà chúng tôi tổng hợp được thì sẽ đưa ra câu trả lời dưới đây, căn cứ dựa trên khoản 12 Điều 3 Luật Nhà ở năm 2014 quy định như sau:
12. Chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
Theo đó, có thể thấy pháp luật quy định cụ thể về khái niệm chủ sở hữu nhà ở và qua đó phải đáp ứng được các điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở
Về đối tượng
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện theo quy định riêng về Quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của cá nhân và tổ chức nước ngoài
Về hình thức
Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:
– Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
– Chủ sở hữu nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức đó là mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hay mua, thuê nhà ở của hợp tác xã kinh doanh bất động sản hay còn gọi là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;
– Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thông qua các hình thức sau:
+ Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật nhà ở và pháp luật có liên quan;
+ Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
Lưu ý, Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đủ điều kiện và có nhà ở hợp pháp theo quy định nêu trên thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Giấy chứng nhận) đối với nhà ở đó. Nhà ở được cấp Giấy chứng nhận phải là nhà ở có sẵn.
Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở gồm những?
Cũng liên quan tới vấn đề sở hữu nhà ở, thì việc chuẩn bị hồ sơ để có đủ căn cứ cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cũng rất quan trọng. Vậy hồ sơ đó gồm những gì thì căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, hộ gia đình, cá nhân phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm các giấy tờ sau:
– Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04a/ĐK.
– Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).
Ngoài 02 loại giấy tờ trên thì tùy thuộc vào nhu cầu đăng ký quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cả quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà cần chuẩn bị giấy tờ chứng minh theo từng trường hợp, cụ thể:
– Trường hợp đăng ký quyền sử dụng đất thì phải nộp một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
– Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì phải có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản đó (thông thường tài sản cần đăng ký là nhà ở).
– Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng).
Theo khoản 9 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, người nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận được lựa chọn nộp bản sao hoặc bản chính giấy tờ, cụ thể:
– Nộp bản sao giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.
– Nộp bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao.
– Nộp bản chính giấy tờ.
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở như thế nào?
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như trên thì cần nhanh chóng đến các cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở ngay. Vậy trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở được thực hiện như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Căn cứ khoản 19 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP, nơi nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận được quy định như sau:
Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu (xã, phường, thị trấn nơi có đất)
Cách 2: Không nộp tại UBND cấp xã
– Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của UBND cấp tỉnh (bộ phận một cửa).
– Nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả và trao Phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ.
– Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Bước 3: Giải quyết
– Trong giai đoạn này, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc theo nhiệm vụ để đăng ký, cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất.
– Đối với người sử dụng đất chỉ cần nhớ nghĩa vụ của mình đó là thực hiện nghĩa vụ tài chính (tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, lệ phí cấp Giấy chứng nhận…). Khi nhận được thông báo nộp tiền thì nộp theo đúng số tiền, thời hạn như thông báo và lưu giữ chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính để xuất trình khi nhận Giấy chứng nhận.
Bước 4: Trao kết quả
– Sau khi UBND cấp huyện quyết định cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân thì Văn phòng đăng ký đất đai sẽ cập nhật thông tin vào Sổ địa chính và trao Giấy chứng nhận cho người được cấp đã nộp chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính hoặc gửi Giấy chứng nhận cho UBND cấp xã để trao cho người được cấp đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
– Người được cấp Giấy chứng nhận nhận lại bản chính giấy tờ đã được xác nhận cấp Giấy chứng nhận và Giấy chứng nhận.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Theo quy định chủ sở hữu nhà ở là gì?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến dịch vụ tách thửa đất ở,… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu giấy hợp đồng thuê nhà ở mới nhất 2023 đang được sử dụng
- Hồ sơ xin phép xây dựng nhà ở bằng Container gồm những gì?
- Cách viết mẫu hợp đồng hợp tác đầu tư xây dựng nhà ở chuẩn
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào Điều 7 Luật Nhà ở 2014 quy định như sau:
Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.
Theo như quy định trên thì 03 nhóm đối tượng này sẽ được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Căn cứ tại khoản 1 Điều 95 Luật Đất đai 2013 khẳng định như sau:
Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
1. Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu.
Như vậy, quy định trên cho thấy việc đăng ký quyền sở hữu nhà ở sau khi xây nhà là không bắt buộc.
Chủ sở hữu nhà ở không bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu và sẽ không bị phạt vi phạm.
Tại Điều 159 Luật Nhà ở 2014 quy định về đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài, cụ thể:
– Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);
+ Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:
+ Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
+ Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
Theo đó, người nước ngoài vẫn có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Đối với trường hợp của bạn, bạn có thể mua căn hộ chung cư hoặc nhà ở riêng lẽ tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật.