Kinh phí công đoàn có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của công đoàn, cũng như giúp công đoàn có thể làm được nhiều hoạt động giúp ích cho người lao động, đảm bảo cho người lao động không bị vi phạm quyền lợi hợp pháp. Hiện nay, việc đóng kinh phí công đoàn cũng được quy định rõ ràng nhằm hướng dẫn đóng kinh phí công đoàn cũng như phạt vi phạm cách trường hợp vi phạm về đóng kinh phí như đóng chậm, đóng thiếu hoặc cố tình không đóng. Vậy mức đóng kinh phí công đoàn năm 2023 ra sao? Mức xử phạt vi phạm về đóng kinh phí công đoàn chậm là gì? Để giải đáp thắc mắc này mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý:
Kinh phí công đoàn là gì?
Kinh phí công đoàn là nguồn tài trợ cho hoạt động đoàn ở các cấp và theo pháp luật hiện hành thì kinh phí công đoàn được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng số tiền lương mà đơn vị sử dụng lao động phải trả cho người lao động. Khi trích kinh phí này thì ½ sẽ được nộp cho công đoàn cấp trên và ½ để lại cho hoạt động công đoàn ở doanh nghiệp.
Ai phải đóng kinh phí công đoàn?
Đối tượng đóng kinh phí công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở. Cụ thể như sau:
- Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
- Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.
- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.
- Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Phân biệt giữa kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn
Tiêu chí | Đoàn phí công đoàn | Kinh phí công đoàn |
Khái niệm | Là khoản tài chính công đoàn do người lao động tham gia tổ chức công đoàn cơ sở đóng. | Là khoản tài chính công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng (không phân biệt đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở). |
Đối tượng đóng | Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở, bao gồm:- Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở cơ quan nhà nước; Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; đơn vị sự nghiệp hưởng lương theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định;- Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả công đoàn Công ty cổ phần nhà nước giữ cổ phần chi phối);- Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài nhà nước (bao gồm cả công đoàn Công ty cổ phần mà nhà nước không giữ cổ phần chi phối); Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập hưởng tiền lương không theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định; Liên hiệp hợp tác xã; Các tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; Văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam; Đoàn viên công đoàn công tác ở nước ngoài;- Đoàn viên ở các nghiệp đoàn, công đoàn cơ sở doanh nghiệp khó xác định tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí; đoàn viên công đoàn không thuộc đối tượng đóng BHXH. | Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:- Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.- Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.- Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động. |
Mức đóng | Bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH, nhưng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở. | Bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động.Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những NLĐ thuộc đối tượng phải đóng BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH. |
Phân phối(Theo Hướng dẫn 1609/HD-TLĐ ngày 22/10/2019) | Năm 2020, công đoàn cơ sở sử dụng 60% tổng số thu đoàn phí công đoàn. Công đoàn cấp trên sử dụng 40% tổng số thu đoàn phí công đoàn | Năm 2020, công đoàn cơ sở sử dụng 70% tổng số thu kinh phí công đoàn. Công đoàn cấp trên sử dụng 30% tổng số thu kinh phí công đoàn |
Đặc điểm | Không có tổ chức công đoàn: NLĐ không phải đóng đoàn phí công đoàn | Không phân biệt có tổ chức công đoàn hay không |
Phương thức đóng | Đoàn phí do đoàn viên công đoàn đóng hàng tháng cho tổ công đoàn, công đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn hoặc thu qua lương hàng tháng sau khi có ý kiến thỏa thuận của đoàn viên công đoàn | Đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động |
Văn bản hướng dẫn | Quyết định 1908/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016 | Nghị định 191/2013/NĐ-C |
Mức đóng kinh phí công đoàn hiện nay là bao nhiêu?
Theo quy định hiện nay, mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
– Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
– Riêng đối với đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, quỹ tiền lương là tổng mức tiền lương của những cán bộ, công nhân viên chức quốc phòng, lao động làm việc hưởng lương trong các nhà máy, doanh nghiệp, đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân; cán bộ, công nhân, viên chức, lao động làm việc hưởng lương trong các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị khoa học-kỹ thuật, sự nghiệp và phục vụ trong Công an nhân dân.
Mức xử phạt vi phạm về đóng kinh phí công đoàn chậm
Kinh phí công đoàn là một trong những nguồn tiền quan trọng để hỗ trợ người lao động, cũng chính vì thế những ai thuộc đối tượng phái đóng kinh phí công đoàn có nghĩa vụ chấp hành đúng các quy định về đóng kinh phí công đoàn. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp vi phạm như đóng thiếu, đóng chậm hoặc không đóng kinh phí công đoàn.
Mức xử phạt vi phạm về đóng kinh phí công đoàn chậm:
Điều 38 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về đóng kinh phí công đoàn. Cụ thể mức xử phạt như sau:
– Phạt tiền với mức từ 12% đến dưới 15% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- Chậm đóng kinh phí công đoàn;
- Đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định;
- Đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng.
– Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ người lao động thuộc đối tượng phải đóng.
Bên cạnh đó, còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là “Chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày có quyết định xử phạt, người sử dụng lao động phải nộp cho tổ chức công đoàn số tiền kinh phí công đoàn chậm đóng, đóng chưa đủ hoặc chưa đóng và khoản tiền lãi của số tiền kinh phí công đoàn chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”
Như vậy, nếu vi phạm quy định về đóng kinh phí công đoàn sẽ áp dụng các biện pháp xử phạt nêu trên.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mức đóng kinh phí công đoàn năm 2023” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay có nhu cầu dùng đến đến dịch vụ tư vấn pháp lý như Trích lục khai sinh Tp Hồ Chí Minh cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Công đoàn thực hiện các công việc chủ yếu như: tuyên truyền, tổ chức hoạt động, đứng ra bên thứ ba bảo vệ quyền lợi cho lao động. Để duy trì hoạt động của công đoàn cần nguồn kinh phí mà nguồn phí đó do người sử dụng lao động và người lao động đóng.
Nguồn thu đoàn phí công đoàn công đoàn cơ sở được sử dụng cho các khoản, mục chi sau đây:
– Chi lương, phụ cấp cán bộ công đoàn chuyên trách và phụ cấp cán bộ công đoàn tối đa 45% nguồn thu đoàn phí công đoàn công đoàn cơ sở được sử dụng. Trong trường hợp thiếu, công đoàn cơ sở phải xem xét giảm đối tượng, mức chi phụ cấp cán bộ công đoàn cho phù hợp với nguồn tài chính được phân bổ.
– Chi thăm hỏi đoàn viên công đoàn tối thiểu 40% nguồn thu đoàn phí công đoàn công đoàn cơ sở được sử dụng.
– Chi khác tối đa 15% nguồn thu đoàn phí công đoàn công đoàn cơ sở được sử dụng.
Cách thức đóng kinh phí công đoàn được thực hiện đóng định kỳ hàng tháng cùng với thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
Tổ chức, doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả tiền lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh đóng kinh phí công đoàn theo tháng hoặc quý một lần cùng với thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động trên cơ sở đăng ký với tổ chức công đoàn.