Nhu cầu ăn uống là không thể thiếu trong đời sống xã hội, để đáp ứng nhu cầu đó mà ngày nay nhiều mô hình kinh doanh ăn uống ngày được phát triển với tỷ lệ cạnh tranh trên thị trường cao. Hàng quán kinh doanh giúp các cá nhân tìm được nguồn thu về kinh tế cho bản thân. Thậm chí, nếu việc buôn bán thuận lợi, nguồn tài chính mà các chủ hàng quán kinh doanh thu về sẽ đặc biệt lớn. Vậy vấn đề đặt ra: “Kinh doanh ăn uống quá giờ quy định bị phạt bao nhiêu?” Hiểu rõ vấn đề trên, thông qua bài viết dưới đây, Luật sư X chúng tôi sẽ cũng cấp thông tin về thực trạng ngày nay khi hàng quán kinh doanh quá giờ quy định cùng với đó pháp luật có quy định gì hay mức xử phạt như thế nào đối với trường họp kinh doanh ăn uống quá giờ quy định. Mời quý đọc giả đón theo dõi ngay nhé!
Căn cứ pháp lý
Thực trạng hàng quán kinh doanh quá giờ quy định hiện nay tại Việt Nam
– Hiện nay, số lượng hàng quán kinh doanh mở ra ở nước ta ngày càng lớn. Đa số các hàng quán kinh doanh này đều được Nhà nước cấp phép hoạt động. Bên cạnh việc đáp ứng các dịch vụ tiêu dùng, sử dụng hàng hóa của người tiêu dùng, hàng quán kinh doanh còn tồn tại tình trạng kinh doanh quá giờ.
– Việc mở hàng quán kinh doanh quá giờ đem đến những hệ quả tiêu cực cho công tác quản lý hoạt động buôn bán hàng quán của cơ quan chức năng có thẩm quyền, cũng như trật tự an toàn xã hội.
+ Kinh doanh hàng quán quá giờ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ dân xung quan. Bởi lẽ, bản chất của hàng quán là dịch vụ phục vụ nhu cầu sử dụng của tất cả người dân, nó mang tính chất công cộng. Do đó, hàng quán mở quá giờ sẽ tạo nên tiếng ồn, ảnh hưởng đến giờ giấc nghỉ ngơi của người dân khác.
+ Kinh doanh hàng quán quá giờ khiến công tác quản lý hoạt động hàng quán của cơ quan chức năng có thẩm quyền gặp nhiều khó khăn. Bởi lẽ, khi hoạt động quá giờ, nó rất dễ phát sinh ra những trường hợp xấu, rủi ro. Lúc này, nếu có mâu thuẫn phát sinh, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ không thể can thiệp kịp thời nhằm giải quyết. Điều này khiến trật tự an toàn xã hội bị ảnh hưởng.
– Hoạt động kinh doanh hàng quán quá giờ gây những ảnh hưởng nhất định cho mọi người xung quanh, cũng như công tác quản lý trật tự xã hội của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Hiện nay, số lượng kinh doanh hàng quán quá giờ ngày càng cao. Xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng của người dân, đặc biệt trong vấn đề ăn uống, các chủ cơ sở kinh doanh cho mở cửa đến đêm muộn. Mở cửa quá giờ giúp các chủ hàng quán này thu về nguồn lợi nhuận tương đối lớn. Tuy nhiên, mặt trái của nó là vi phạm quy định của pháp luật về giờ giấc mở cửa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công công công.
– Các quán ăn đêm mở ngày càng nhiều. Thực tế, công tác quản lý hoạt động bán hàng đêm ở nước ta còn có nhiều lỗ hổng. Bán hàng đêm đem lại lợi ích kinh tế cho người lao động. Nên thực tế, khi các hoạt động này không ảnh hưởng đến an ninh trật tự, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ ngầm bỏ qua. Song, với những hành vi buôn bán muộn, gây ảnh hưởng đến xã hội, chủ cơ sở kinh doanh hàng quán sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Các loại hình cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống
Ăn và uống là một trong những nhu cầu cơ bản nhất của con người. Vì vậy, việc cung cấp dịch vụ ăn uống cho khách du lịch là một trong những hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngành công nghiệp du lịch. Tham gia cung cấp ăn uống trong du lịch có các loại hình như nhà hàng, các quán bar, quán cà phê,… tồn tại độc lập hoặc có thể là bộ phận trong các khách sạn, trên máy bay, tàu hoả. Hiện nay, ở nước ta chưa có quy định cụ thể về phân loại nhà hàng. Nhưng trong thực tế, ở nước ta và các nước khác, các loại nhà hàng và các cơ sở kinh doanh ăn uống phục vụ khách du lịch thường là các nhà hàng cao cấp, nhà hàng Buffet, nhà hàng đặc sản, nhà hàng ăn nhanh, nhà hàng gia đình, caíéteria, coffee shop,…
Nhà hàng cao cấp
Là nhà hàng sang trọng, có kiến trúc phù hợp với đặc trung của nhà hàng; được bố trí tại các trung tâm đô thị hoặc nơi có cảnh quan đẹp. Thực đơn và đồ uống được lựa chọn kỹ, đạt chất lượng cao. Trang trí nội thất đẹp; các trang thiết bị đạt tiẽu chuẩn cao. Nhân viên phục vụ được đào tạo tốt, giá cả các món ăn và đồ uống tại nhà hàng này cao.
Nhà hàng gia đình
Đây là loại hình nhà hàng do gia đình quản lý và phục vụ theo phong cách truyền thống của gia đình, nhà hàng có thể đồng thời là nhà ở của gia đình. Món ăn ở đây khá độc đáo nhưng có tính truyền thống, khá phong phú, trang thiết bị tương đối đơn giản, thời gian phục vụ ngắn, nhân viên phục vụ chủ yếu là các thành viên trong gia đình.
Coffee Shop
Theo đúng nghĩa, loại hình này thường phục vụ các món ăn chế biến đơn giản, món ăn nhẹ, món điểm tâm, các loại bánh ngọt, sandwich, vòng quay chỗ ngồi lốn, ữang thiết tương đối đơn giản, giá rẻ. Qui mô của nó không lón, có ít nhân viên phục vụ. Coffee Shop thường được bố trí tại siêu thị, sân bay, toà nhà có văn phòng cho thuê; khu dân cư tập trung.
Tại Việt Nam, quán cà phê thường chủ yếu kinh doanh cà phê và một số loại đồ uống khác (không có cồn).
Caféteria
Món ăn khá phong phú. khách tự chọn món ăn, đồ uống theo nhu cầu và tự phục vụ mình sau khi đã thanh toán các khoản đã chọn. Được bố trí tại các trục đường lớn, gần các siêu thị, khu vãn phòng tập trung….
Nhà hàng Buffet
Nhà hàng này thường được đặt tại các khách sạn, trung tâm hội nghị. Món ăn của nhà hàng buffet rất phong phú, cao cấp, được trình bày đẹp; khách phải trả một mức giá cố định cho một bữa ãn và ãn theo tuỳ thích của từng người. Loại hình nhà hàng này chủ yếu phục vụ cho nhóm khách thương nhân, khách hội nghị, khách có mức chi tiêu cao. Trong nhà hàng này thường có các quầy rượu.
Nhà hàng đặc sản
Nhà hàng đặc sản phục vụ các mộn ăn truyền thống, sử dụng nguyên liệu đặc trưng tươi mói của địa phương (nhà hàng hải sản, dê, bò….), thường được bố trí tại nơi có nguồn cung cấp nguyên liệu chính để chế biến các món ãn đặc sản, có cảnh quan đẹp. Kiến trúc, cách trang trí nhà hàng mang đặc trưng văn hóa của vùng và đặc trưng của nhà hàng. Thực đơn của nhà hàng gồm các món ăn, đồ uống được chế biến theo phương pháp truyền thống của vùng.
Nhà hàng ăn nhanh
Thực đơn của nhà hàng ăn nhanh chỉ bao gồm những món ăn đơn giản, chế biến nhanh. Trang thiết bị phục vụ ăn uống giản tiện,không sang trọng. Thức ăn được để trên dĩa làm bằng giấy hoặc chất tổng hợp…, dụng cụ ăn được làm bằng gỗ, nhựa, lá…, chỉ sử dụng một lần. Số lượng nhân viên phục vụ ít không cần đào tạo ở trình độ cao. Giá cả các món ăn, đồ uống thấp.
Nhà hàng phục vụ khách đi lại
Loại hình nhà hàng này được đặt tại cấc trục đường chính, bến tàu, bến xe, sân bay hoặc trên các phương tiện vận chuyển như tàu hoả, phà, máy bay… Món ăn ở nhà hàng này thường đơn giản, trang thiết bị không sang trọng.
Kinh doanh ăn uống quá giờ quy định bị phạt bao nhiêu?
Kinh doanh ăn uống quá giờ quy định bị phạt bao nhiêu?
Theo nhu cầu của cuộc sống hiện nay, ngành dịch vụ ăn uống không ngừng phát triển, kể cả ở ngoài những thành phố lớn. Ngành này có khả năng phát triển về cả số lượng và chất lượng và tỷ lệ cạnh tranh ngày càng cao. Do đó, nhiều nhà hàng muốn gia tăng thu nhập kinh doanh mà hoạt động quá giờ quy định. Vậy pháp luật có mức xử phạt như thế nào đối với trường hợp kinh doanh ăn uống quá giờ quy định. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông tin dưới đây!
Hiện nay, pháp luật không quy định một mốc thời gian cho hoạt động kinh doanh ăn uống. Tuy nhiên, điểm c) Khoản 1 Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định mức phạt đối với hành vi “Bán hàng ăn uống, giải khát quá giờ quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương” như sau:
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung như sau:
Vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;
b) Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung;
c) Bán hàng ăn uống, giải khát quá giờ quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Đồng thời tại Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó, khi kinh doanh ăn uống quá giờ quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức.
Mời bạn xem thêm
- Hạn mức cho thuê đất nông nghiệp là bao nhiêu?
- Chế độ lương hưu từ 1/7/2023 sẽ được tính như thế nào?
- Quy định về sản xuất trang thiết bị y tế như thế nào?
Thông tin liên hệ LSX
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Kinh doanh ăn uống quá giờ quy định bị phạt bao nhiêu?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến cách đăng ký thương hiệu cho sản phẩm cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP) quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cụ thể như sau:
“1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.”
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP) thì mức phạt trên đây là mức phạt được áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với cá nhân sẽ bằng 1/2 mức phạt tiền với tổ chức.
Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng. Trừ những cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì sẽ không bị xử phạt.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm có thời hạn 03 (ba) năm kể từ ngay cấp.
Sở dĩ pháp luật quy định như vậy là vì một số lý do có thể kể đến như sau:
Sau 03 năm, nhân viên của cơ sở cũng có nhiều biến động, cơ sở vật chất của cơ sở sẽ bị cũ, lạc hậu hoặc hỏng hóc cần phải thay thế bổ sung. Cùng với những sự thay đổi khác, do đó giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm là có thời hạn.
Kinh doanh quán karaoke quá 12 giờ đêm thì chủ quán sẽ bị xử phạt về vi phạm hành chính. Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 15 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định như sau:
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp dịch vụ vũ trường cho người chưa đủ 18 tuổi;
b) Kinh doanh dịch vụ karaoke ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 24 giờ mỗi ngày;
c) Sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
Như vậy việc các cơ sở kinh doanh quán karaoke vẫn hoạt động sau 24 giờ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng. Ngoài ra còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm b khoản 10 Điều 15 Nghị định 38/2021/NĐ-CP là buộc nộp lại số lợi bất chính thu được do thực hiện hành vi kinh quán karaoke quá giờ quy định như đã nêu phía trên.
Lưu ý: Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức có cùng một hành vi vi phạm giống với cá nhân thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.