Chào Luật sư, gia đình tôi trước đây là hộ kinh doanh bún tươi đã nhiều năm tại TP. HCM nay gia đình tôi đang có nhu cầu tìm hiểu để chuyển đổi mô hình kinh doanh từ kinh doanh hộ gia đình sang doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên khi thành lập doanh nghiệp cái gia đình chúng tôi hướng đến là doanh nghiệp phải có tư cách pháp nhân độc lập. Vậy Luật sư có thể cho tôi hỏi doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân không?. Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân
Nếu bạn đang trong quá trình tìm hiểu về doanh nghiệp tư nhân thì các đặc điểm về doanh nghiệp tư nhân là những điều mà bạn có thể không được bỏ lỡ. Các đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân có thể thể hiện ở số vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân, cách quản lý và vận hành quản lý doanh nghiệp tư nhân, các quyền và nghĩa vụ mà một doanh nghiệp tư nhân có thể có.
Theo quy định tại Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2020 sửa đổi bổ sung 2021 quy định về việc vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân như sau:
– Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.
– Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.3. Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán.
Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Theo quy định tại Điều 190 Luật Doanh nghiệp 2020 sửa đổi bổ sung 2021 quy định về việc quản lý doanh nghiệp tư nhân như sau:
– Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
– Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.
– Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy thông qua quy định trên ta biết được, số vốn của doanh nghiệp là do chủ doanh nghiệp đăng ký và chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh, bên cạnh đó chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật mà không phải là doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân không theo quy định 2023?
Một trong những câu hỏi được người mới đi thành lập doanh nghiệp đặt ra đó chính là việc doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân không. Câu trả lời là không, bởi theo quy định tại Điều 188 Luật Doanh nghiệp không quy định và đề cập về vấn đề tư cách pháp nhân của doanh nghiệp, từ đó ra suy ra được Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.
Theo quy định tại Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 sửa đổi bổ sung 2021 quy định về việc doanh nghiệp tư nhân như sau:
– Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
– Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
– Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Doanh nghiệp tư nhân không được công nhân là có tư cách pháp nhân là do nguyên nhân tài sản của người đầu tư không có sự tách bạch dẫn đến không thoả yếu tố có tài sản độc lập.
Điều kiện để có tư cách pháp nhân là gì?
Hiện tại theo quy định của pháp luật Việt Nam thì để một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân thì đòi hỏi doanh nghiệp đó phải thoả mãn 04 yếu tố. Các yếu tố có thể kể tên đến như tài sản, cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, tư cách pháp lý, việc tổ chức thành lập doanh nghiệp. Chính vì thế khi thành lập doanh nghiệp các nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ về tư cách pháp nhân.
Theo quy định tại Điều 74 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về việc pháp nhân như sau:
Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
– Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
– Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
– Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Hiện nay tại Việt Nam chỉ có công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên; công ty cổ phần, công ty hợp danh là các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân tại Việt Nam
Mời bạn xem thêm
- Dịch vụ chỉnh sửa giấy khai sinh mới năm 2023
- Lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking có bị phạt tù?
- Luật hợp tác xã nông nghiệp quy định như thế nào?
Thông tin liên hệ LSX
Vấn đề “Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân không?″ đã được LuatsuX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về Xác nhận tình trạng hôn nhân. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
– Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.
– Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
– Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.
– Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.
– Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân.
– Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai.
– Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo uỷ quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được uỷ quyền.
– Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện.
– Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.
Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
– Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
– Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật có quy định khác.