Vay nợ là sự thỏa thuận giữa các bên, cho vay nợ trong thời hạn bao lâu thì cần phải thanh toán khoản nợ. Hiện nay, nhiều trường hợp khách nợ có ý định không trả hay trả chậm thì bên cho vay có thể thực hiện khởi kiện thu hồi nợ và nhờ đến sự can thiệp của cơ quan thẩm quyền để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình. Vậy thủ tục khởi kiện thu hồi nợ theo luật định hiện hành được thực hiện như thế nào? Sau đây, xin mời quý đọc giả thân mến hãy cùng Luật sư X tìm hiểu ngay thông tin chi tiết về cách thức thu hồi nợ cũng như trình tự thủ tục thực hiện khởi kiện thu hồi nợ thông qua các quy định hệ thống pháp luật ban hành. Hy vọng bài viết thật sự hữu ích đến quý đọc giả!
Căn cứ pháp lý
Thế nào là thu hồi nợ?
– Thu hồi nợ: là việc chủ nợ yêu cầu khách nợ thanh toán các khoản tiền, tài sản khác đến hạn hoặc quá hạn theo hợp đồng/thỏa thuận giữa chủ nợ và khách nợ; hoặc theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp khởi kiện ra Tòa án và đã có bản án hoặc quyết định.
– Ý nghĩa của việc thu hồi nợ: Đảm bảo sự lành mạnh và an toàn về tài chính của doanh nghiệp, giúp vận hành bộ máy hoạt động hiệu quả và tránh rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
Các hình thức thu hồi nợ
Có nhiều hình thức thu hồi nợ khác nhau, ở mỗi hình thức thu hồi nợ lại có những ưu điểm và hạn chế khác nhau. Do đó, cần có sự hiểu biết và vận dụng các cách thức thu hồi nợ phù hợp để việc thu hồi nợ đạt được hiệu quả tốt nhất.
Các hình thức thu hồi nợ
Hiện nay, có thể thấy hai hình thức thu hồi nợ phổ biến bao gồm: Thu hồi nợ bằng “pháp lý” và thu hồi nợ qua “thương lượng”.
Thu hồi nợ bằng pháp lý
Thu hồi nợ bằng pháp lý: là hình thức thu hồi các khoản nợ bằng việc thực hiện theo các quy định của pháp luật. Căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng hoặc thỏa thuận khác đã ký kết giữa các bên để buộc khách nợ thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Cách thu hồi nợ bằng phương pháp pháp lý bao gồm: Khởi kiện hoặc Tố giác thông qua thủ tục tố tụng tại Tòa án hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng để buộc khách nợ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Ưu điểm:
– Đây là giải pháp được áp dụng hiệu quả, đảm bảo đúng quy định pháp luật, giúp thu hồi được các khoản nợ khó đòi, giải quyết các khoản nợ phức tạp.
– Người phụ trách thu hồi nợ bằng pháp lý thường là các Luật sư hoặc Chuyên viên có đủ kiến thức về pháp lý.
Họ vận dụng kiến thức và kinh nghiệm pháp luật để thực hiện các công việc thu hồi nợ như: xác minh tài sản; xem xét tính pháp lý của hồ sơ;… cũng như có khả năng vận động các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phối hợp trong hoạt động thu hồi nợ.
– Đây là biện pháp sẽ được áp dụng khi nỗ lực thương lượng, thuyết phục không thành, khách nợ cố tình lẩn tránh hoặc có kế hoạch thanh toán nhưng thanh toán chậm và kéo dài.
Đối với các trường hợp khách nợ cố tình tẩu tán tài sản thì phương pháp thu hồi nợ bằng pháp lý là phương pháp tối ưu, đem lại nhiều hiệu quả nhất.
– Thu hồi nợ bằng pháp lý còn được dùng để gây áp lực lên khách nợ bằng việc yêu cầu cơ quan chức năng áp dụng biện pháp hạn chế một số quyền dân sự của khách nợ, tác động đến tâm lý để thu hồi nợ nhanh chóng.
(Ví dụ: cấm xuất cảnh đối với khách nợ,…).
Do đó, thu hồi nợ bằng pháp lý là một giải pháp nên được ưu tiên áp dụng để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho doanh nghiệp.
Thu hồi nợ qua thương lượng
Thu hồi nợ qua thương lượng: là hình thức thu hồi các khoản nợ bằng kỹ năng thông qua việc tác động tới khách nợ về mặt tình cảm, tâm lý, đồng thời vẫn đảm bảo mối quan hệ tốt đẹp đối với khách hàng.
Các giai đoạn thu hồi nợ qua thương lượng gồm:
* Thứ nhất, chuẩn bị đàm phán
Giai đoạn này bao gồm: nghiên cứu hồ sơ, đánh giá hồ sơ, tìm hiểu về khách nợ, đặt ra mục tiêu và các quy trình đàm phán.
* Thứ hai, tiếp xúc với khách nợ
Bao gồm: gọi điện, email, đặt lịch hẹn làm việc trực tiếp với khách nợ.
Đa số các trường hợp, quá trình tiếp xúc trực tiếp khách nợ thường kéo dài. Do đó, mỗi quá trình thương lượng với khách nợ đều rất quan trọng, người phụ trách thu hồi nợ cần có kỹ năng thương lượng, hiểu rõ ở mỗi quá trình cần phải làm gì. Cụ thể:
– Thương lượng thông qua việc tác động vào tình cảm, tâm lý:
+ Địa điểm gặp gỡ: nên để khách nợ lựa chọn địa điểm trước. Bởi lẽ, trong giai đoạn đầu của quá trình thương lượng cần bảo mật thông tin cho khách nợ cũng như giữ thể diện, uy tín cho khách nợ. Đây là vấn đề tế nhị, đôi khi khách nợ không muốn để người thân, đồng nghiệp, bạn bè… biết điều này;
+ Thái độ của người thu hồi nợ cần cởi mở, nhẹ nhàng, đánh vào tình cảm và sự tự trọng của khách nợ. Tuyệt đối không nên nhắc đến pháp luật, không có thái độ đe dọa khách nợ;
– Thương lượng bằng cách tác động bên thứ ba:
Việc tác động hướng đến thể diện và uy tín một cách gián tiếp cũng là một hình thức khá hiệu quả, thông qua bên thứ ba.
Bên thứ ba ở đây có thể là những người có uy tín đối với khách nợ, người có ảnh hưởng trong việc làm ăn với khách nợ.
(Ví dụ: đối tác làm ăn, đồng nghiệp, hoặc người thân trong gia đình).
– Thương lượng bằng cách gây sức ép:
Biện pháp này thường áp dụng trong trường hợp khách nợ không chịu hợp tác và cố tình không trả nợ. Bằng cách gây sức ép lên uy tín của khách nợ thông qua hình thức truyền thông, mạng xã hội,…
* Lưu ý, tuyệt đối không được áp dụng các biện pháp sau:
+ Đe dọa, dùng vũ lực để thu tài sản của khách nợ. Thuê người dùng bạo lực (xã hội đen) để dằn mặt khách nợ;
+ Đánh đập, chửi bới, xúc phạm danh dự nhân phẩm của khách nợ;
+ Tụ tập đám đông la ó, hò hét, cản trở hoạt động kinh doanh, cản trở giao thông gây thiệt hại cho người khác.
Thủ tục khởi kiện thu hồi nợ theo luật định hiện hành
Thủ tục khởi kiện thu hồi nợ theo luật định hiện hành
Khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì người đó có thể tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện (Căn cứ Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015). Theo đó, nếu một người cho người khác vay tiền nhưng đến hạn trả nợ thì người vay không trả, người cho vay có thể khởi kiện ra Tòa để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Hồ sơ cần chuẩn bị
Để thực hiện được việc khởi kiện thu hồi nợ, người cho vay phải gửi đơn khởi kiện đến Tòa án. Theo đó, hồ sơ cần nộp gồm:
– Đơn khởi kiện.
– Bản sao Hợp đồng vay tiền, Giấy vay tiền… (nếu có).
– Bản sao chứng thực Giấy tờ tùy thân như Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, Căn cước công dân, sổ hộ khẩu… của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan…
– Các tài liệu, chứng cứ khác.
Tòa án có thẩm quyền tiếp nhận yêu cầu khởi kiện
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
Đồng thời, theo điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật này, Tòa án nhân dân nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
Căn cứ các quy định trên, người cho vay nếu muốn khởi kiện đòi nợ thì có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người vay cư trú hoặc làm việc.
Lưu ý: Nơi cư trú là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Cách thức nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa
Khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự nêu rõ, các phương thức người cho vay có thể gửi đơn khởi kiện cùng tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền gồm:
– Nộp trực tiếp tại Tòa;
– Gửi theo đường dịch vụ bưu chính đến Tòa án;
– Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử thông qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có). Người khởi kiện phải truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tòa án điền đầy đủ nội dung đơn khởi kiện, ký điện tử và gửi đến Tòa án (căn cứ khoản 1 Điều 16 Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP).
Thời gian giải quyết
Việc giải quyết đơn khởi kiện và yêu cầu khởi kiện đòi nợ được quy định tại các Điều từ 191 đến 220 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Cụ thể:
– Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án sẽ phân công Thẩm phán xem xét đơn này trong thời gian 03 ngày làm việc.
– Trong thời gian 05 ngày kể từ ngày được phân công, Thẩm phán sẽ đưa ra quyết định sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; thụ lý vụ án; chuyển cho đơn vị khác hoặc trả lại đơn khởi kiện.
– Sau khi đơn khởi kiện được tiếp nhận, xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền thì Thẩm phán sẽ thông báo cho người khởi kiện đến nộp tiền tạm ứng án phí (nếu có). Người này phải nộp trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy báo và nộp lại biên lai cho Tòa.
– Trong thời hạn 03 ngày, Thẩm phán thông báo về việc thụ lý vụ án.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.
– Chuẩn bị xét xử trong thời gian 04 tháng. Trong thời gian này, Tòa sẽ tiến hành lập hồ sơ vụ án, thu thập chứng cứ, hòa giải… Nếu vụ án phức tạp hoặc có tình tiết bất khả kháng, trở ngại khách quan thì có thể gia hạn nhưng không quá 02 tháng.
– Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Tòa sẽ mở phiên tòa.
Như vậy có thể thấy, nếu không có tình tiết phức tạp thì một vụ án khởi kiện đòi nợ có thể kéo dài trong khoảng 06 tháng; nếu phức tạp thì có thể kéo dài trong khoảng 08 tháng.
Phí, lệ phí khởi kiện
Khi khởi kiện đòi nợ nói riêng và khởi kiện nói chung, người khởi kiện phải nộp tạm ứng án phí và tùy vào kết quả sau khi xét xử để xác định người nào phải nộp án phí.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị quyết 326 năm 2016, khi đòi nợ thì vụ án dân sự thuộc trường hợp có giá ngạch. Do đó, căn cứ vào giá trị của tài sản vay nợ hoặc số tiền vay để xác định mức án phí phải nộp.
Có thể bạn quan tâm:
- Lương khoán có phải nộp thuế TNCN hay không?
- Hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam
- Mẫu biên bản vi phạm hành chính mới năm 2023
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thủ tục khởi kiện thu hồi nợ theo luật định hiện hành” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như Mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 21 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về việc chấm dứt cho vay, xử lý nợ, miễn, giảm lãi tiền vay, phí như sau:
– Tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn theo nội dung đã thỏa thuận khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm quy định trong thỏa thuận cho vay và/hoặc hợp đồng bảo đảm tiền vay.
Khi thực hiện chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn theo thỏa thuận trong thỏa thuận cho vay, tổ chức tín dụng phải thông báo cho khách hàng về việc chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn. Nội dung thông báo tối thiểu bao gồm thời điểm chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn, số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn; thời hạn hoàn trả số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn, thời điểm chuyển nợ quá hạn và lãi suất áp dụng đối với số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn.
– Trường hợp khách hàng không trả được nợ đến hạn, thì tổ chức tín dụng có quyền áp dụng các biện pháp thu hồi nợ theo thỏa thuận cho vay, hợp đồng bảo đảm và quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp sau khi áp dụng các biện pháp thu hồi nợ nhưng vẫn không đủ để hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đối với tổ chức tín dụng, thì khách hàng có trách nhiệm tiếp tục trả đầy đủ nợ gốc và lãi tiền vay cho tổ chức tín dụng.
– Trường hợp khách hàng hoặc bên bảo đảm bị tòa án quyết định mở thủ tục phá sản hoặc tuyên bố phá sản, thì việc thu hồi nợ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, bên bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.
– Tổ chức tín dụng có quyền quyết định miễn, giảm lãi tiền vay, phí cho khách hàng theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng.
Như vậy, ngân hàng được thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm quy định trong thỏa thuận cho vay và/hoặc hợp đồng bảo đảm tiền vay.
Quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Điều 19 Thông tư 39/2016/TT-NHNN như sau:
Tổ chức tín dụng xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên cơ sở đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của tổ chức tín dụng và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, như sau:
– Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo kỳ hạn trả nợ được điều chỉnh, thì tổ chức tín dụng xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đó phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng; thời hạn cho vay không thay đổi.
– Khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, thì tổ chức tín dụng xem xét cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.
– Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện trước hoặc trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày đến kỳ hạn, thời hạn trả nợ đã thỏa thuận.
Điểm đ khoản 2 Điều 7 Thông tư 43/2016/TT-NHNN (sửa đổi bởi Thông tư 18/2019/TT-NHNN) quy định về biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ của công ty tài chính như sau:
– Biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp với đặc thù của khách hàng, quy định của pháp luật và không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng, trong đó số lần nhắc nợ tối đa 05 (năm) lần/01 (một) ngày, hình thức nhắc nợ, thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay tiêu dùng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 (bảy) giờ đến 21 (hai mươi mốt) giờ;
– Không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật;
Như vậy, công ty tài chính được nhắc nợ tối đa năm lần một ngày trong khoảng thời gian từ 7 giờ đến 21 giờ nhưng không được đòi nợ kiểu đe dọa đối với khách hàng.