Hiện nay, trên thực tế không ít trường hợp người thân hoặc những người xung quanh bị mất liên lạc, không rõ tung tích, ta lo lắng và thắc mắc liệu đi báo án ngay có được cơ quan chức trách xử lý không hay có quy định cụ thể về thời gian báo án khi có người mất tích? Hiểu rõ vấn đề, Luật sư X chúng tôi nhằm cung cấp đến quý đọc giả những thông tin, nội dung quy định về trình báo công an tìm người mất tích như là: Khi nào được báo án khi người thân mất tích? Một người tuyên bố mất tích cần có những điều kiện gì? Cũng như hướng dẫn thực hiện tải miễn phí mẫu đơn trình báo công an tìm người mất tích mới. Mời quý đọc giả đón đọc ngay bài viết dưới đây. Hy vọng bài viết hữu ích với quý đọc giả!
Căn cứ pháp lý
Thời gian được báo công an khi người thân mất tích
Khi người thân mất liên lạc không rõ lý do là bị bắt cóc, bỏ nhà trốn đi hay vì lý do nào khác nên khi bị mất tin tức của người thân, vì lo lắng mà nhiều người đã ngay lập tức báo công an. Và, có nhiều ý kiến cho rằng, chỉ được báo công an sau khi người thân mất tích 24 giờ.
Tuy nhiên, hiện các văn bản pháp luật hiện hành không quy định thời gian mất tích bao lâu được báo công an. Do đó, thông tin truyền tai nhau rằng phải qua 24 giờ không có tin tức của người thân thì mới được báo công an là không đúng sự thật.
Dù không có quy định cụ thể về việc mất tích bao lâu được báo công an nhưng khi nhận thấy việc mất tích của người thân có dấu hiệu tội phạm thì người dân nên chủ động báo càng sớm càng tốt để cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng điều tra, tìm kiếm.
Căn cứ Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, cá nhân, tổ chức khi phát hiện có thể tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền hoặc nếu có thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì có thể thông báo với cơ quan có thẩm quyền.
Đồng thời, Điều 145 Luật này nêu rõ, mọi tố giác, tin báo về tội phạm đều phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời và các cơ quan có thẩm quyền cũng không được từ chối.
Do vậy, dù không có quy định nhưng nếu người thân mất tích và nhận ra có dấu hiệu tội phạm thì có thể báo ngay cho công an.
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển cho cơ quan điều tra có thẩm quyền là công an cấp xã.
Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc có thể tùy ý báo công an bởi Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự có nêu rõ:
Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Do đó, khi có thông tin về một vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì nên nhanh chóng trình báo để giải quyết. Nếu có bằng chứng hoặc đồ vật, tài liệu liên quan thì nên nộp kèm theo sẽ thuận lợi hơn cho việc tìm kiếm, xử lý.
Đối tượng được quyền trình báo công an khi có thân nhân mất tích
Trong một số trường hợp, vì lý do chủ quan hay khách quan mà một số người thân bị mất liên lạc làm cho chúng ta lo lắng, sợ hãi có sự cố gì xảy ra với họ. Cũng giống như quy định về thời gian báo mất tích thì pháp luật cũng không hạn chế hay áp đặt các đối tượng được quyền trình báo công an khi có người thân mất tích.
Vì vậy, có thể hiểu bất cứ ai có thông tin, muốn tìm kiếm người mất tích đều có thể trình báo tới công an để được xử lý kịp thời.
Phương thức để trình báo công an có người mất tích
Chúng ta có thể trình báo công an có người mất tích bằng một trong các cách thức sau:
Thứ nhất: Trình báo trực tiếp tại cơ quan công an khu vực người mất tích sinh sống;
Thứ hai: Làm đơn trình báo gửi công an (nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện, bưu chính).
Thứ ba: Trình báo qua điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác.
Tải miễn phí mẫu đơn trình báo công an tìm người mất tích mới
Mời quý đọc giả tham khảo và tải miễn phí mẫu đơn trình báo công an tìm người mất tích mới nhất hiện nay!
Điều kiện một người bị tuyên bố là mất tích
Mất tích là một cá nhân hiện không rõ tung tích là còn sống hay đã chết. Pháp luật quy định một người chỉ bị coi là mất tích khi có tuyên bố của Tòa án có hiệu lực pháp luật như sau:
Theo quy định tại Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015, một người bị Tòa án tuyên bố mất tích khi có các điều kiện sau:
– Biệt tích 02 năm liền trở lên;
– Đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết;
– Khi có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan.
(Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.)
Đồng thời, yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích cũng thuộc nhóm các yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định tại Điều 27 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Qua đó, trong trường hợp một người không có dấu hiệu phạm tội, không thông qua việc trình báo công an thì người có quyền, lợi ích liên quan có thể nhờ Tòa án tuyên bố người đó mất tích sau 02 năm liền và không thể liên lạc bằng tất cả biện pháp.
Hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích trong trường hợp nào?
Khi người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với người đó.
Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Người bị tuyên bố mất tích trở về được nhận lại tài sản do người quản lý tài sản chuyển giao sau khi đã thanh toán chi phí quản lý.
Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích đã được ly hôn thì dù người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống, quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật.
Khai tử cho người mất tích có bị xử phạt không?
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử.
Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc khai tử cho người chết; trường hợp không xác định được người có trách nhiệm đi khai tử thì công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện đăng ký khai tử.
Do đó, khai tử chỉ khi thân nhân đã chết hoặc được Tòa án tuyên bố chết, trường hợp mất tích là chưa xác định rõ là sống hay chết nên không được khai tử. Bất kỳ đối tượng nào có hành vi vi phạm quy định trên sẽ chịu mức xử phạt như sau:
Căn cứ Điều 41 Nghị định 82/2020/NĐ-CP có quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai tử như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai tử.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Làm chứng sai sự thật cho người khác để đăng ký khai tử;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được đăng ký khai tử.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đang sống;
b) Không làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đã chết để trục lợi;
c) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật khi làm thủ tục đăng ký khai tử để trục lợi.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2, các điểm a và c khoản 3 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và c khoản 3 Điều này.
Tải miễn phí mẫu đơn trình báo công an tìm người mất tích mới
Mời bạn xem thêm
- Mẫu đơn đồng ý cho con nhập khẩu theo mẹ mới năm 2023
- Mẫu đơn xin giảm lãi suất ngân hàng mới năm 2023
- Mẫu cam kết không làm việc cho đối thủ cạnh tranh mới năm 2023
Thông tin liên hệ LSX
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Tải miễn phí mẫu đơn trình báo công an tìm người mất tích mới“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến Chuyển đất ruộng lên thổ cư cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 387, Điều 388 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
+ Người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích theo quy định của Bộ luật dân sự.
+ Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích 02 năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết và chứng minh cho việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm; trường hợp trước đó đã có quyết định của Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì phải có bản sao quyết định đó.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích, Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích.
Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, thông báo này phải được đăng trên một trong các báo hàng ngày của trung ương trong ba số liên tiếp, Cổng thông tin điện tử của Tòa án, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có) và phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương ba lần trong 03 ngày liên tiếp.
Thời hạn thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là 04 tháng, kể từ ngày đăng, phát thông báo lần đầu tiên.
Trong thời hạn thông báo, nếu người bị yêu cầu tuyên bố mất tích trở về và yêu cầu Tòa án đình chỉ việc xét đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo quy định thì Tòa án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì tòa án ra quyết định tuyên bố một người mất tích, trường hợp có yêu cầu áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích đó và được chấp nhận thì trong quyết định tuyên bố một người mất tích, tòa án còn phải áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người đó theo quy định của Bộ luật dân sự 2015.
Người đang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại Điều 65 của Bộ luật dân sự tiếp tục quản lý tài sản của người đó khi người đó bị Tòa án tuyên bố mất tích và có các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 66 và Điều 67.
Trường hợp Tòa án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích ly hôn thì tài sản của người mất tích được giao cho con thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý; nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.