Chào Luật sư, hiện nay theo quy định thì học việc có lương không? Em là sinh viên năm cuối ngành Tài chính – ngân hàng, đang làm thực tập sinh của một ngân hàng gần nhà. Bên đó có thỏa thuận và nói em sẽ được ký hợp đồng học việc trước, học việc sẽ được hưởng 50% lương chính thức. Khi nào em thạo công việc hơn rồi thì sẽ chuyển qua giai đoạn thử việc thì sẽ được hưởng 85% lương chính thức. Thời gian học việc và thử việc của em sẽ không có cố định là mấy tháng mà tùy vào thời gian thích nghi công việc của em. Vậy hợp đồng học việc là gì theo quy định hiện nay? Hợp đồng học việc có ý nghĩa như thế nào đối với người học việc? Có bắt buộc phải ký hợp đồng học việc hay không theo quy định của luật lao động hiện hành? Mong Luật sư tư vấn giúp em. Cảm ơn Luật sư nhiều ạ.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của Luật sư X. Về vấn đề trên chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Hợp đồng học việc là gì theo quy định?
Hiện nay thì nhiều nơi có nhận thực tập sinh để học việc. Đây cũng là một sự lựa chọn để giúp những người mới chưa có kinh nghiệm được trải nghiệm môi trường làm việc và học hỏi được nhiều thứ. Khái niệm hợp đồng học việc hiện nay được quy định như sau:
Hợp đồng học việc là sự thỏa thuận bằng văn bản của người có nhu cầu học việc với tổ chức, cá nhân nhằm mục đích được hướng dẫn, học việc dưới sự quản lý của bên tổ chức, cá nhân hướng dẫn.
Hiện nay thì pháp luật vẫn chưa quy định cụ thể về hợp đồng học việc, do đó hợp đồng này có thể được xem xét dưới hình thức hợp đồng đào tạo, hợp đồng học nghề.
Tuy không có quy định về hợp đồng học việc nhưng cũng cần đảm bảo không trái quy định pháp luật:
– Người học việc phải từ đủ 14 tuổi trở lên, có sức khỏe phù hợp để thực hiện công việc
– Trong hợp đồng đảm bảo nội dung về việc được học, nơi học việc, thời gian học việc, chi phí học việc, trách nhiệm của người hướng dẫn, người học việc.
– Bên tổ chức, cá nhân hướng dẫn sẽ cung cấp các trang thiết bị, điều kiện để bên học việc có thể có những kiến thức và kỹ năng cần thiết sau khi hoàn thành khóa học việc.
Quyền lợi của học viên trong thời gian học việc thế nào?
Trong thời gian học việc tại Doanh nghiệp, người lao động sẽ được hưởng những quyền lợi nhất định. Tùy nơi chúng ta học việc mà sẽ có những chế độ, phúc lợi khác nhau. Quyền lợi của học viên trong thời gian học việc được quy định như sau:
– Không phải đóng học phí khi được tuyển vào học việc để làm việc cho doanh nghiệp
– Trong thời gian học việc, nếu người học việc trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được doanh nghiệp trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận
– Được tạo điều kiện tham gia đánh giá kỹ năng nghề để được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
Doanh nghiệp có được phép ký hợp đồng học việc hay không?
Câu hỏi hiện nay được nhiều người quan tâm chính là doanh nghiệp có được phép ký hợp đồng học việc không, Hợp đồng học việc là gì. Để có được câu trả lời cho vấn đề này, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Bộ luật lao động năm 2019, việc người học nghề để sau này làm việc cho người sử dụng lao động là việc mà người sử dụng lao động tiến hành tuyển dụng người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc của mình.
Doanh nghiệp có thể ký kết hợp đồng học việc hay còn gọi là hợp đồng học nghề nếu đảm bảo đủ các điều kiện sau đây:
– Mục đích ký kết hợp đồng là để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc của mình.
– Chỉ được tuyển dụng những người học nghề phải từ đủ 14 tuổi trở lên. Đối với nghề thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành thì chỉ được tuyển những người từ đủ 18 tuổi trở lên ngoại trừ những người học nghề trong các lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao.
– Chỉ được tuyển dụng những người đảm bảo về sức khỏe sao cho phù hợp với yêu cầu của việc học nghề.
– Các bên phải giao kết hợp đồng đào tạo theo quy định của luật.
– Doanh nghiệp không được thu học phí học nghề của người học nghề.
– Cho phép các doanh nghiệp được tuyển người vào học nghề để sau này làm việc cho mình mà không cần phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nội dung của hợp đồng học việc gồm những nội dung nào?
Hợp đồng học việc là gì? Hợp đồng học việc thể hiện sự thỏa thuận, ý chí của các bên trong quá trình học việc. Để biết rõ nội dung của hợp đồng học việc gồm những gì, có tthể căn cứ Theo quy định tại Điều 62 Bộ luật lao động năm 2019. Hiện nay hợp đồng đào tạo nghề sẽ có những nội dung cơ bản như sau:
– Tên, địa chỉ của bên nhận học việc; họ và tên, nơi cư trú, ngày, tháng, năm sinh, số Chứng minh nhân dân/số Thẻ căn cước công dân/số hộ chiếu của người đại diện thực hiện giao kết hợp đồng bên phía người sử dụng lao động;
– Họ và tên, nơi cư trú, ngày, tháng, năm sinh, số Chứng minh nhân dân/số Thẻ căn cước công dân/số hộ chiếu của người học nghề;
– Nghề đào tạo. Trong đó nêu rõ công việc, ngành nghề đào tạo, học nghề giữa các bên;
– Địa điểm của việc học nghề;
– Thời gian, thời hạn quá trình học nghề:
Thời gian học nghề (học việc) được xác định là khoảng thời gian mà người sử dụng lao động truyền đạt, hướng dẫn cho người học nghề những kỹ năng cơ bản, cách hoàn thành công việc để sau này được làm việc chính thức. Trên thực tế, có nhiều vị trí việc làm đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, phức tạp dẫn đến người sử dụng lao động cần phải chỉ dạy cho người lao động trong khoảng thời gian dài hoặc có thể không xác định được thời gian cụ thể. Chính vì vậy hiện nay pháp luật lao động không có quy định nào quy định chi tiết thời gian học nghề là bao lâu mà sẽ do hai bên tự thỏa thuận với nhau.
Khi hết thời gian học nghề mà người học nghề đảm bảo được các điều kiện thành người lao động chính thức thì hai bên phải ký kết hợp đồng lao động hoặc có thể tiếp tục gia hạn thời hạn học nghề, học việc.
– Tiền lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) trong thời gian học nghề. Đối với tiền lương trong quá trình học việc pháp luật cũng không ấn định một mức tối thiểu mà các bên có thể tự thỏa thuận và thương lượng với nhau. Việc trả lương sẽ được áp dụng nếu trong quá trình học việc người học nghề trực tiếp tham gia lao động hoặc có sự hỗ trợ người lao động chính thức.
– Quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của người sử dụng lao động;
– Quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của người lao động.
Hợp đồng đào tạo nghề, học việc phải được lập dưới hình thức bằng văn bản và phải được làm thành 02 bản, người sử dụng người học nghề và người học nghề mỗi bên giữ 01 bản.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Hợp đồng học việc là gì theo quy định? chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Hợp đồng học việc là gì theo quy định?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như phí chuyển đổi đất ao sang đất thổ cư…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Thủ tục ly hôn khi vợ bị tâm thần năm 2023
- Chia tài sản khi ly hôn với người nước ngoài
- Thủ tục nhận con nuôi đích danh trong nước năm 2023
Câu hỏi thường gặp
– Mục đích ký kết hợp đồng là để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc của mình.
– Chỉ được tuyển dụng những người học nghề phải từ đủ 14 tuổi trở lên. Đối với nghề thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành thì chỉ được tuyển những người từ đủ 18 tuổi trở lên ngoại trừ những người học nghề trong các lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao.
– Chỉ được tuyển dụng những người đảm bảo về sức khỏe sao cho phù hợp với yêu cầu của việc học nghề.
– Các bên phải giao kết hợp đồng đào tạo theo quy định của luật.
– Doanh nghiệp không được thu học phí học nghề của người học nghề.
– Cho phép các doanh nghiệp được tuyển người vào học nghề để sau này làm việc cho mình mà không cần phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thời gian học nghề (học việc) được xác định là khoảng thời gian mà người sử dụng lao động truyền đạt, hướng dẫn cho người học nghề những kỹ năng cơ bản, cách hoàn thành công việc để sau này được làm việc chính thức. Trên thực tế, có nhiều vị trí việc làm đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, phức tạp dẫn đến người sử dụng lao động cần phải chỉ dạy cho người lao động trong khoảng thời gian dài hoặc có thể không xác định được thời gian cụ thể. Chính vì vậy hiện nay pháp luật lao động không có quy định nào quy định chi tiết thời gian học nghề là bao lâu mà sẽ do hai bên tự thỏa thuận với nhau.
– Phải chấp hành đúng các nghĩa vụ của mình theo quy định tại hợp đồng này và nội quy, quy chế của Công ty, quy định của pháp luật.
– Thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn các công việc được phân công và tiến hành báo cáo về kết quả của công việc được giao cho người quản lý trực tiếp.
– Tham gia đầy đủ các khóa học, buổi học nhằm nâng cao kỹ năng, chuyên môn mà công ty tổ chức.
– Có trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi gây ra thiệt hại cho bên A theo nội quy, quy chế của Công ty và quy định của Bộ luật lao động hiện hành.