Để giảm bớt tranh chấp liên quan đến lối đi chung và tạo điều kiện sống hòa đồng trong cộng đồng, việc lập thỏa thuận giữa các hộ gia đình về vấn đề này là rất cần thiết. Thỏa thuận này có thể bao gồm một số điều khoản và quy định nhằm đảm bảo tính công bằng và sự đồng lòng từ tất cả các bên liên quan. Dưới đây là Mẫu giấy cam kết lối đi chung mới năm 2023 mà Luật sư X chia sẻ, mời bạn đọc tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Quy định về thoả thuận cam kết đường đi chung
Quyền về lối đi qua là một quyền được pháp luật bảo vệ và quy định, nhằm đảm bảo rằng chủ sở hữu bất động sản không bị cách biệt hoặc không có đủ lối đi ra đường công cộng. Trong trường hợp này, chủ sở hữu bất động sản bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản liền kề cung cấp cho họ một lối đi hợp lý qua phần đất của họ.
Theo quy định tại Điều 245 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền đối với bất động sản liền kề như sau:
Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền).
Theo quy định tại Điều 248 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nguyên tắc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề như sau:
Việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề theo thỏa thuận của các bên. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
– Bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hưởng quyền phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền;
– Không được lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng quyền;
– Không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn.
Theo quy định tại Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền về lối đi qua như sau:
- Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
- Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
- Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Đường đi chung đã cam kết thể hiện trên sổ đỏ như thế nào?
Việc cam kết hay thỏa thuận về đường đi chung là cần thiết để đảm bảo tính hợp lý và công bằng trong việc sử dụng đất, tránh tình trạng bất lợi về giao thông và quyền lợi của các chủ sở hữu bất động sản. Quyền về lối đi qua giúp tạo ra các lựa chọn hợp lý và thuận tiện cho việc tiếp cận đường công cộng, điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong các khu đô thị phát triển, nơi quỹ đất có giới hạn và việc xây dựng mở rộng không dễ dàng. Vậy đường đi chung đã cam kết thể hiện trên sổ đỏ như thế nào?
Theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT quy định về sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên Giấy chứng nhận như sau:
– Sơ đồ thửa đất được thể hiện theo quy định như sau:
- Sơ đồ thửa đất thể hiện các thông tin gồm:
- Hình thể thửa đất, chiều dài các cạnh thửa;
- Số hiệu thửa hoặc tên công trình giáp ranh, chỉ dẫn hướng Bắc – Nam;
– Chỉ giới, mốc giới quy hoạch sử dụng đất, chỉ giới, mốc giới hành lang bảo vệ an toàn công trình trên thửa đất cấp Giấy chứng nhận được thể hiện bằng đường nét đứt xen nét chấm kèm theo ghi chú loại chỉ giới, mốc giới;
– Trường hợp thửa đất hợp nhất từ nhiều thửa khác có nguồn gốc, thời hạn sử dụng đất khác nhau hoặc có phần đất sử dụng riêng của một người và phần đất sử dụng chung của nhiều người thì thể hiện ranh giới giữa các phần đất bằng đường nét đứt xen nét chấm, kèm theo ghi chú thích theo mục đích của đường ranh giới đó.
Trường hợp đất có nhà chung cư mà diện tích đất sử dụng chung của các chủ căn hộ là một phần diện tích của thửa đất thì phải thể hiện phạm vi ranh giới phần đất sử dụng chung đó;
– Những trường hợp không thể hiện sơ đồ gồm:
- Cấp một Giấy chứng nhận chung cho nhiều thửa đất nông nghiệp;
- Đất xây dựng công trình theo tuyến. Ví dụ: “Đường giao thông, đường dẫn điện, đường dẫn nước của tổ chức đầu tư xây dựng theo hình thức BOT”.
– Sơ đồ nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được thể hiện theo quy định sau:
- Sơ đồ nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được thể hiện bằng đường nét đứt liên tục trên sơ đồ thửa đất tại vị trí tương ứng với thực địa; trường hợp đường ranh giới nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất trùng với ranh giới thửa đất thì thể hiện theo ranh giới thửa đất;
- Sơ đồ nhà ở (trừ căn hộ chung cư), công trình xây dựng thể hiện phạm vi ranh giới xây dựng (là phạm vi chiếm đất tại vị trí tiếp xúc với mặt đất theo mép ngoài tường bao) của nhà ở, công trình xây dựng;
- Trường hợp căn hộ chung cư thì thể hiện sơ đồ mặt bằng của tầng nhà chung cư có căn hộ; trong đó thể hiện vị trí, hình dáng mặt bằng theo tường bao ngoài của căn hộ (không thể hiện từng phòng trong căn hộ), ký hiệu (mũi tên) cửa ra vào căn hộ, kích thước các cạnh của căn hộ;
- Trường hợp chứng nhận bổ sung, thay đổi tài sản gắn liền với đất vào Giấy chứng nhận thì thể hiện bổ sung hoặc chỉnh lý sơ đồ tài sản cho phù hợp và đóng dấu xác nhận của Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Trường hợp chứng nhận bổ sung, thay đổi tài sản gắn liền với đất mà không thể bổ sung, chỉnh lý sơ đồ tài sản trên trang 3 của Giấy chứng nhận thì thể hiện vào Trang bổ sung Giấy chứng nhận hoặc cấp Giấy chứng nhận mới nếu người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản có nhu cầu.
– Kích thước của sơ đồ thể hiện trên Giấy chứng nhận được thực hiện căn cứ vào kích thước, diện tích của từng thửa đất, tài sản gắn liền với đất cụ thể để thể hiện cho phù hợp.
- Trường hợp thửa đất, tài sản gắn liền với đất có diện tích lớn hoặc hình dạng phức tạp, có nhiều hạng mục công trình mà một phần trang 3 không thể hiện hết sơ đồ thì sử dụng toàn bộ trang 3 để thể hiện cho phù hợp.
- Hình thức, nội dung của sơ đồ thửa đất, tài sản gắn liền với đất được hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT.
Tải xuống Mẫu giấy cam kết lối đi chung mới năm 2023
Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy cam kết lối đi chung
– Lưu ý: ghi đầy đủ, chính xác thông tin của các bên tham gia thỏa thuận lối đi chung; mô tả rõ ranh giới lối đi chung, diện tích, phần đóng góp của từng hộ tham gia; quy định rõ ràng quyền, nghĩa vụ của các bên đối với lối đi chung.
– Mẫu đơn này, biên bản thỏa thuận lối đi chung chỉ áp dụng khi các bên thống nhất được với nhau, trường hợp bất đồng quan điểm, không thống nhất, tranh chấp về lối đi chung các bên cần mời đơn vị thứ 3 vào giải quyết là UBND hoặc Tòa án.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu giấy cam kết lối đi chung mới năm 2023“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Dịch vụ luật sư Bắc Giang. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn giao thông gồm những gì?
- Chế độ hưởng BHXH khi bị tai nạn giao thông như thế nào?
- Người bị tai nạn giao thông có quyền giữ xe gây tại nạn không
Câu hỏi thường gặp:
Việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề theo thỏa thuận của các bên. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
– Bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hưởng quyền phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền;
– Không được lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng quyền;
– Không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn.
Quyền đối với bất động sản liền kề chấm dứt trong trường hợp sau đây:
– Bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền thuộc quyền sở hữu của một người;
– Việc sử dụng, khai thác bất động sản không còn làm phát sinh nhu cầu hưởng quyền;
– Theo thỏa thuận của các bên;
– Trường hợp khác theo quy định của luật.
Theo quy định tại Điều 245 BLDS 2015 về; “Quyền đối với bất động sản liền kề” là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền); nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền). Một trong những quyền đối với bất động sản liền kề là quyền về lối đi qua.