Bảo hiểm thai sản là một trong những loại hình bảo hiểm quan trọng và cần thiết đối với phụ nữ đang có kế hoạch sinh con trong tương lai. Gói bảo hiểm thai sản giúp mẹ và bé được bảo hiểm sức khỏe, hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh. Vậy pháp luật quy định như thế nào về bảo hiểm thai sản và cách tra cứu tiền bảo hiểm thai sản cho người lao động năm 2023 như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé
Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Căn cứ tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
– Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc các đối tượng sau:
+ Lao động nữ mang thai.
+ Lao động nữ sinh con.
+ Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ.
+ Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.
+ Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
+ Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
– Điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội:
+ Đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi: đối với các trường hợp lao động nữ sinh con; lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.
+ Đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con: đối với trường hợp người lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Các quyền lợi khi sử dụng bảo hiểm thai sản
Bảo hiểm thai sản tự nguyện là một trong những hình thức bảo hiểm dành riêng cho lao động phụ nữ để hỗ trợ tài chính và chăm sóc sức khỏe người mẹ và em bé sau khi sinh. Người được bảo hiểm thai sản có thể chọn mua riêng hoặc kết hợp với các sản phẩm bảo hiểm sức khỏe khác để bổ sung cho việc chăm sóc sức khỏe trong thời gian mang thai và sinh con.
- Chi trả chi phí sinh đẻ: Bảo hiểm thai sản tự nguyện sẽ chi trả cho bạn các chi phí liên quan đến quá trình sinh đẻ, bao gồm cả sinh thường và sinh mổ, tại các bệnh viện, bao gồm bệnh viện công, bệnh viện tư nhân, bệnh viện quốc tế. Điều này giúp giảm bớt gánh nặng tài chính của bạn trong quá trình mang thai và sinh con, đồng thời đảm bảo cho bạn có sự lựa chọn linh hoạt về nơi chăm sóc sức khỏe của bạn và thai nhi.
- Chi trả các chi phí chăm sóc sức khỏe: Bên cạnh chi phí sinh đẻ, bảo hiểm thai sản tự nguyện cũng có thể bao gồm các chi phí liên quan đến việc nằm viện, phẫu thuật, vận chuyển y tế, thuốc… trong quá trình chăm sóc sức khỏe của bạn và thai nhi, giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho bạn trong thời gian này.
- Được điều trị ngoại trú: Bảo hiểm thai sản tự nguyện có thể đảm bảo cho bạn được điều trị ngoại trú tại các bệnh viện liên kết với công ty bảo hiểm mà không giới hạn thời gian khám chữa bệnh cũng như chi phí, giúp bạn có thể tiếp tục theo dõi sức khỏe của mình và thai nhi sau khi xuất viện.
- Lựa chọn bệnh viện tốt: Bạn có thể lựa chọn các bệnh viện tốt và không phải xếp hàng chờ đợi khi khám chữa bệnh, vì bảo hiểm thai sản tự nguyện thường liên kết với một mạng lưới các bệnh viện và cơ sở y tế. Giúp bạn tiếp cận các dịch vụ y tế một cách thuận tiện và nhanh chóng, giảm bớt thời gian và công sức đợi chờ trong quá trình điều trị.
Tra cứu tiền bảo hiểm thai sản cho người lao động năm 2023
Bảo hiểm thai sản là một trong những loại hình bảo hiểm đang được quan tâm trong những năm gần đây, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế phát triển tiên tiến. Chúng tôi nhận thấy rằng việc có một kế hoạch tài chính vững chắc là rất quan trọng khi chào đón một thành viên mới trong gia đình. Trong thời kỳ mang thai, người mẹ cần được chăm sóc y tế phù hợp để đảm bảo sức khỏe của mình và thai nhi. Đó là lý do tại sao nhận được sự giúp đỡ về chi phí y tế là rất quan trọng. Ngoài ra, chi phí sinh nở, đặc biệt là sinh mổ cũng ngày càng tăng. Bảo hiểm thai sản giảm bớt gánh nặng tài chính cho người mang thai và gia đình. Sau đây chúng tôi sẽ trình bày cách tra cứu bảo hiểm thai sản
Người lao động hãy tải ứng dụng VssID. Khi đã có tài khoản VssID bạn hãy đăng nhập vào ứng dụng chọn “THÔNG TIN HƯỞNG” => chọn tab ODTS, thông tin về số tiền thai sản được nhận sẽ hiện thị tại đây.
Các trường hợp nhận tiền thai sản qua thẻ ATM, người lao động sẽ thấy thông tin tiền được nhận tại đây trước khi nhận được tiền chuyển khoản. Bởi khi cơ quan BHXH giải quyết hồ sơ trên phần mềm nghiệp vụ thì thông tin đã được cập nhật lên VssID, số tiềm đó sẽ được bộ phận của cơ quan bảo hiểm chuyển qua ngân hàng, sau đó chuyển về tài khoản người lao động.
Đối với trường hợp này người lao động có thể tự tính số tiền thai sản mình được nhận. Để tính được số tiền thai sản trước hết bạn phải biết thời gian tham gia của mình. Để biết thời gian tham gia BHXH có 04 cách cơ bản để xem chính xác.
- Xem trên ứng dụng VssID, cách đăng ký VssID đã đề cập ở mục trên. Khi đã có tài khoản chỉ cần vào “QUÁ TRÌNH THAM GIA” bạn sẽ biết được quá trình tham gia và mức đóng tương ứng từng khoảng thời gian.
- Tra cứu trên trang chủ BHXH Việt Nam tại địa chỉ https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-dong-bao-hiem.aspx. Lưu ý để tra cứu được thì bạn phải cập nhật số điện thoại vào cơ sở dữ liệu của BHXH để có thể nhận được mã OTP.
- Tra cứu thời gian tham gia BHXH bằng cú pháp tin nhắn trên điện thoại: Soạn cú pháp BH QT Mã số BHXH gửi 8079 ;- Ví dụ: Soạn BH QT 1234567890 gửi 8079.
- Còn 01 cách là xem trên sổ BHXH và các tờ rời kèm theo hoặc các thông báo xác nhận quá trình mà BHXH gửi về hàng năm.
Khi đã có quá trình tham gia và quan trọng biết được mức đóng BHXH (tra cứu trên VssID biết rõ nhất). Bạn hãy lấy bình quân của 6 tháng trước khi nghỉ thai sản x 6. Bên cạnh đó người lao động còn nhận thêm 02 tháng lương cơ sở tiền trợ cấp thai sản (mức lương sơ cở hiện tại là 1,490,000 x 2= 2,980,000 đồng).
Ví dụ: Chị Linh tham gia BHXH 06 tháng trước khi nghỉ thai sản như sau:
- Từ tháng 01/2023 đến tháng 03/2023 mức đóng 4,300,000
- Từ tháng 04/2023 đến tháng 06/2023 mức đóng 4,700,000
Lương bình quân như sau: = ((4,300,000 x 3) + (4,700,000 x 3)) / 6 = 4,500,000 đồng.
Tiền thai sản= 4,500,000 x 6 = 27,000,000. Bên cạnh đó là 2,980,000 tiền trợ cấp.Như vậy tổng cộng tiền bảo hiểm thai sản của chị Linh là 29,980,000 đồng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tra cứu tiền bảo hiểm thai sản cho người lao động năm 2023”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như mẫu hợp đồng cho thuê nhà Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Mời bạn xem thêm
- Cách tính tiền hưởng chế độ thai sản năm 2023
- Thời hạn nộp hồ sơ thai sản khi đã nghỉ việc năm 2023 là khi nào?
- Nộp đơn ly hôn thuận tình bao lâu thì được giải quyết?
Câu hỏi thường gặp
– Trường hợp lao động nữ sinh con:
Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh.
Nếu trường hợp con chết sau khi sinh thì cần Bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao Giấy báo tử của con; nếu con chưa được cấp giấy chứng sinh thì cần trích sao/tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.
Nếu trường hợp người mẹ hoặc lao động nữ mang thai hộ chết sau khi sinh con thì cần có bản sao giấy chứng tử; hoặc trích lục khai tử của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ.
+ Trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai thì cần phải có thêm một trong các giấy tờ sau: Bản sao giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện việc nghỉ dưỡng thai nếu điều trị nội trú hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thể hiện việc nghỉ dưỡng thai khi điều trị ngoại trú.
+ Trường hợp lao động nữ mang thai hộ sinh con hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ nhận con: Bản sao bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; Văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.
– Trường hợp lao động nữ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng thì hồ sơ gồm bản sao giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
Theo khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Lao động nữ mang thai;
Lao động nữ sinh con;
Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.
Như vậy, đối tượng được hưởng chế độ thai sản khi sinh con sẽ bao gồm lao động nữ sinh con và lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.