Đất đai là một tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế và xã hội. Nó không chỉ là nguồn tư liệu sản xuất đặc biệt mà còn là thành phần chủ yếu của môi trường sống, cơ sở hạ tầng, các khu dân cư, cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng. Theo Điều 4 của Luật đất đai năm 2013, quan điểm đất đai thuộc sở hữu toàn dân, và việc quản lý đất đai do Nhà nước đại diện và thống nhất. Tuy nhiên, trên thực tế, vi phạm các quy định về sử dụng đất đai và quản lý đất đai ngày càng trở nên phổ biến, gây ra những vấn đề nghiêm trọng về quản lý kinh tế và môi trường. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về quy định xử lý vi phạm trong quản lý đất đai như thế nào tại bài viết sau:
Căn cứ pháp lý
Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai là gì?
Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai được hiểu là tội phạm có dâu hiệu hành vi của người có chức vụ, quyền hạn trong việc quản lý Nhà nước về đất đai đã lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn để giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật.
Quy định xử lý vi phạm trong quản lý đất đai như thế nào?
Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai và quản lý đất đai là hành vi vi phạm các quy định, quy chế, chính sách của Nhà nước về sử dụng, khai thác, quản lý và chuyển nhượng đất đai.
Căn cứ theo Điều 229 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:
– Người nào lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái quy định của pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
+ Đất trồng lúa có diện tích từ 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 30.000 mét vuông (m2); đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2); đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 40.000 mét vuông (m2);
+ Đất có giá trị quyền sử dụng đất được quy thành tiền từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng đối với đất nông nghiệp hoặc từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng đối với đất phi nông nghiệp;
+ Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Có tổ chức;
+ Đất trồng lúa có diện tích từ 30.000 mét vuông (m2) đến dưới 70.000 mét vuông (m2); đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích từ 50.000 mét vuông (m2) đến dưới 100.000 mét vuông (m2); đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp có diện tích từ 40.000 mét vuông (m2) đến dưới 80.000 mét vuông (m2);
+ Đất có giá trị quyền sử dụng đất được quy thành tiền từ 2.000.000.000 đồng đến dưới 7.000.000.000 đồng đối với đất nông nghiệp hoặc từ 5.000.000.000 đồng đến dưới 15.000.000.000 đồng đối với đất phi nông nghiệp;
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
+ Đất trồng lúa có diện tích 70.000 mét vuông (m2) trở lên; đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích 100.000 mét vuông (m2) trở lên; đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp có diện tích 80.000 mét vuông (m2) trở lên;
+ Đất có giá trị quyền sử dụng đất được quy thành tiền 7.000.000.000 đồng trở lên đối với đất nông nghiệp hoặc 15.000.000.000 đồng trở lên đối với đất phi nông nghiệp.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Cấu thành tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai
Khách thể của tội phạm:
Tội phạm của tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai xâm phạm đến khách thể là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là các quy định của nhà nước trong lĩnh vực quản lý đất đai về việc giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Đối tượng tác động của tội phạm này là đất đai
Mặt khách quan của tội phạm:
Dấu hiệu hành vi khách quan:
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn: Là trường hợp người phạm tội có chức vụ, quyền hạn và đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đai trái pháp luật…
Lạm dụng chức vụ, quyền hạn là người có chức vụ, quyền hạn nhưng đã vượt quá quyền hạn được giao để giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đai trái pháp luật.
Người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn có thể thực hiện một trong các hành vi:
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn giao đất trái pháp luật
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thu hồi đất trái pháp luật
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cho thuê đất trái pháp luật; cho phép chuyển quyền sử dụng đất trái pháp luật
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật.
Về hậu quả:
Khác với tội vi phạm các quy định của nhà nước về sử dụng đất đai, tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Nếu hành vi vi phạm các quy định về quản lý đất đai mà gây hậu quả nghiêm trọng, thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm b khoản 2 của điều 229 BLHS.
Các dấu hiệu khách quan khác:
Các dấu hiệu khách quan khác như: Các quy định của nhà nước về quản lý đất đai như: Luật đất đai, các Nghị định của chính phủ hoặc các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân hoặc của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Do đó, khi xác định hành vi vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý đất đai, các cơ quan tiến hành tố tụng cần nghiên cứu kỹ các văn bản của nhà nước quy định về quản lý đất đai.
Mặt chủ quan của tội phạm:
Người phạm tội vi phạm quy định về quản lý đất đai thực hiện hành vi của mình là do cố ý
Cố ý trực tiếp: Nhận thức rõ hành vi của mình là vi phạm quy định của nhà nước về quản lý đất đai, mong muốn cho hậu quả xảy ra
Cố ý gián tiếp: Nhận thức rõ hành vi của mình là vi phạm quy định của nhà nước về quản lý đất đai , tuy không mong muốn nhưng bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.
Động cơ của người phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, nhưng chủ yếu vì động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác.
Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, chỉ những người có chức vụ, quyền hạn liên quan đến việc giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất mới có thể là chủ thể của tội phạm này.
Nếu hành vi vi phạm các quy định về quản lý đất đai chưa bị xử lý kỷ luật về hành vi vi phạm các quy định về quản lý đất đai thì chưa phải chịu trách nhiệm hình sự.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Quy định xử lý vi phạm trong quản lý đất đai như thế nào? chúng tôi cung cấp dịch vụ thừa kế đất đai Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định xử lý vi phạm trong quản lý đất đai như thế nào?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ sang tên sổ đỏ tại hà nội. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất không qua đấu giá năm 2023
- Thủ tục hưởng thừa kế đất đai năm 2023
- Mẫu đơn đề nghị tách thửa, hợp thửa mới nhất năm 2021
Câu hỏi thường gặp:
– Giao đất trái thẩm quyền quy định;
– Thu hồi đất đai trái luật: Thu hồi đất đã giao cho người dân thuê, nhưng khi chưa hết thời hạn thuê đã thu hồi mà không tuân thủ quy định của Luật Đất đai;…
– Cho thuê đất trái pháp luật: Cho thuê đất không đúng đối tượng, mục đích…
– Cho phép chuyển quyền sử dụng đất trái pháp luật: Cho phép chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở trái pháp luật…
Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai theo quy định tại Luật Đất đai 2013 gồm:
Thứ nhất, đảm bảo quản lý tập trung và thống nhất
Thứ hai, đảm bảo kết hợp hài hòa giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai
Thứ ba, đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa các lợi ích
Thứ tư, tiết kiệm và hiệu quả
Những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai được quy định tại Điều 22 Luật Đất đai 2013 gồm:
– Lập bản đồ hành chính và xác định, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính.
– Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về sử dụng, quản lý đất đai.
– Kế hoạch sử dụng đất và công tác quy hoạch.
– Quản lý hỗ trợ, bồi thường tái định cư cho người dân khi có quyết định thu hồi đất.
– Quản lý việc thu hồi đất, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cho thuê đất.
– Đo đạc, khảo sát, lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ địa chính và bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Đồng thời, điều tra xây dựng giá đất, điều tra, đánh giá tài nguyên đất.
– Thực hiện cấp Sổ đỏ, đăng ký đất đai.
– Kiểm kê, thống kê đất đai.
– Quản lý tài chính và giá đất của đất đai.
– Giám sát, quản lý việc chấp hành các quyền và nghĩa vụ của người sở hữu đất.
– Theo dõi, giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vị vi phạm, đánh giá việc thực hiện quy định của pháp luật về đất đai.
– Giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai trong việc sở hữu và sử dụng đất đai.