Thời gian thử việc được biết đến là giai đoạn mà nhà tuyển dụng cần thời gian để đánh giá năng lực và phù hợp của người lao động với công việc. Trong thời gian này, người lao động vẫn có quyền được hưởng lương như một phần thưởng cho công sức và đóng góp của họ. Mức lương thử việc có thể được đưa ra theo hình thức cố định hoặc theo hình thức phần trăm so với mức lương chính thức sau khi hoàn thành thời gian thử việc. Quan trọng là mức lương này không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định và phải bảo đảm đủ số tiền để đáp ứng cơ bản nhu cầu sinh hoạt của người lao động. Vậy hiện nay lương thử việc có được đưa vào chi phí hợp lý hay không?
Căn cứ pháp lý
Tiền lương gồm những khoản tiền nào?
Tiền lương là thoả mãn nhu cầu của người lao động vì người lao động đi làm để nhận tiền công nhằm tạo ra thu nhập và dùng nó để trang trải cuộc sống. Đồng thời, đối với công ty, tiền lương là khoản chi phí mà công ty phải trả cho người lao động vì họ đã giúp tạo ra lợi nhuận cho công ty.
Theo Điều 90 Bộ luật Lao động 2019, tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Quy định về mức tiền lương thử việc
Lương thử việc có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tuyển dụng và xây dựng mối quan hệ lao động bền vững. Nó giúp đánh giá năng lực, khích lệ đóng góp và bảo đảm quyền lợi của người lao động, đồng thời tạo cơ hội xây dựng lòng tin và hợp tác giữa nhà tuyển dụng và người lao động trong giai đoạn thử việc. Theo đó mà pháp luật có quy định chi tiết về mức lương thử việc hiện nay, cụ thể
Trên thực tế rất nhiều người lao động không để ý và chấp nhận mức lương thử việc là 80% mức lương chính thức của công việc đó. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 26, Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương thử việc như sau:
“Điều 26. Tiền lương thử việc
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.”
Theo quy định này, từ khi Bộ luật Lao động chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 thì mức lương thử việc tối thiểu mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động thử việc là 85% mức lương chính thức của công việc đó.
Như vậy, lương thử việc tối thiểu không phải là 80% mà là 85% mức lương của công việc đó. Trường hợp người sử dụng lao động trả dưới mức lương thử việc được quy định này người lao động hoàn toàn có cơ sở đề xuất mức lương thử việc cao hơn.
Trả lương thử việc thấp hơn quy định có bị xử phạt hay không?
Lương thử việc là mức lương được trả cho người lao động trong giai đoạn thử việc khi họ mới gia nhập một doanh nghiệp hoặc tổ chức. Lương thử việc giúp nhà tuyển dụng đánh giá năng lực và phù hợp của người lao động với công việc được giao. Trong giai đoạn thử việc, người lao động có cơ hội thể hiện khả năng làm việc, kiến thức và kỹ năng của mình. Điều này giúp nhà tuyển dụng đưa ra quyết định có tiếp tục hợp đồng chính thức hay chấm dứt mối quan hệ lao động với người lao động này.
Mức lương thử việc không giới hạn mức tối đa nhưng giới hạn mức tối thiểu. Nếu trả lương thử việc thấp hơn mức quy định người sử dụng lao động có thể bị phạt.
Theo Khoản 2, Điều 10, Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thử việc đối với cá nhân cụ thể như sau:
“2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc;
b) Thử việc quá thời gian quy định;
c) Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó;
d) Không giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi thử việc đạt yêu cầu đối với trường hợp hai bên có giao kết hợp đồng thử việc.
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 6, Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt với cùng lỗi vi phạm về thử việc (quy định tại Điều 10, Nghị định 12/2022/NĐ-CP nêu trên) đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, nếu trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó, người sử dụng lao động có thể bị phạt lên tới 5.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt lên tới 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
Lương thử việc có được đưa vào chi phí hợp lý hay không?
Lương thử việc đảm bảo quyền lợi của người lao động trong giai đoạn thử việc. Dù là giai đoạn đầu, họ vẫn được coi là người lao động chính thức của doanh nghiệp và phải được trả lương và các quyền lợi liên quan đúng theo quy định pháp luật lao động. Vậy lương thử việc có được đưa vào chi phí hợp lý hay không?
Theo điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định người lao động chỉ phải nộp thuế TNCN trong các trường hợp sau:
– Người lao động thử việc bằng cách ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên mà có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công lớn hơn 11 triệu đồng/tháng; hoặc thu nhập từ tiền lương, tiền công lớn hơn 15,4 triệu đồng/tháng (nếu có 01 người phụ thuộc).
– Người lao động ký hợp đồng thử việc hoặc thử việc với hợp đồng lao động dưới 03 tháng mà có tổng mức thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên nhưng không làm cam kết theo Mẫu 02/CK-TNCN gửi người sử dụng lao động sẽ bị khấu trừ 10% tiền lương thử việc.
Theo đó, căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế 2019.
Lưu ý: Cá nhân làm cam kết theo hướng dẫn tại điểm này phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.
Như vậy, nếu NLĐ ký hợp đồng thử việc hoặc thử việc với hợp đồng lao động dưới 03 tháng mà chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế và làm cam kết theo mẫu thì không phải nộp thuế TNCN
Thông tin liên hệ:
Vấn đề ‘Lương thử việc có được đưa vào chi phí hợp lý hay không?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về giá chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất ở, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Có thể bạn quan tâm
- Bao lâu được nhận bảo hiểm xã hội một lần?
- Cách tính tiền đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng như thế nào?
- Trường hợp người lao động không được nhận bảo hiểm xã hội một lần
Câu hỏi thường gặp:
Thời gian thử việc do hai bên người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:
– Thử việc không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
– Thử việc không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình dộ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
– Thử việc không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
– Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thoả thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
– Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
Thử việc không phải là một yêu cầu bắt buộc phải thực hiện trước khi ký kết hợp đồng lao động mà là quyền của người sử dụng lao động. Theo đó, người sử dụng lao động yêu cẩu người lao động phải thử việc để kiểm tra năng lực làm việc của người lao động trước khi ký kết hợp đồng lao động. Hiện nay theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019 không có quy định nào bắt buộc người lao động phải thử việc trước khi giao kết hợp đồng lao động. Việc có áp dụng thử việc hay không là do thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.