Luật Lâm nghiệp 2017 (Luật số 16/2017/QH14) được Quốc hội khóa 14, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 15/11/2017. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019. Luật gồm 12 chương, 108 điều quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản. Luật Lâm nghiệp đã thể chế hóa được các chủ trương lớn của Đảng. Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Chỉ thị 13-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Tình trạng pháp lý của Luật Lâm nghiệp 2017
Số hiệu: | 16/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc Hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 15/11/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 27/12/2017 | Số công báo: | Từ số 1057 đến số 1058 |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Xem trước và tải xuống Luật Lâm nghiệp 2017
Nội dung chính của Luật Lâm nghiệp 2017
Liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm lâm nghiệp
Lâm nghiệp đã mở rộng phạm vi điều chỉnh theo hướng liên kết theo chuỗi các hoạt động lâm nghiệp. Nhằm tạo ra rừng, sản xuất và cung ứng lâm sản. Đáp ứng cho nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội; đảm bảo chế biến và xuất khẩu lâm sản có trách nhiệm. Quy định như vậy đã thể hiện rõ lâm nghiệp là ngành kinh tế – kỹ thuật đặc thù. Gồm tất cả các hoạt động gắn liền với sản xuất hàng hóa và dịch vụ liên quan đến rừng. Đây là một trong những điểm đổi mới quan trọng nhất so với Luật Bảo vệ phát triển rừng 2004; và có liên quan đến toàn bộ nội dung cũng như cấu trúc của dự thảo luật.
Bên cạnh đó, lâm nghiệp tập trung quy định rõ chính sách phát triển lâm sản theo hướng hỗ trợ doanh nghiệp hợp tác; liên doanh, liên kết với chủ rừng để tạo vùng nguyên liệu, quản lý rừng bền vững, tiêu thụ sản phẩm; ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ mới và các giải pháp tăng trưởng xanh, nâng cao giá trị gia tăng; ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ trong chế biến lâm sản. Việc chế biến mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và mẫu vật các loài thực vật rừng hoang dã, động vật rừng hoang dã nguy cấp thuộc các phụ lục của Công ước CITES phải bảo đảm các điều kiện.
Chuyển hướng khai thác lợi ích từ rừng, thể chế sở hữu rừng
Tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho người đã tạo ra dịch vụ. Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng được chuyển vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng và được phân phối cho những người tham gia trực tiếp bảo vệ và phát triển rừng. Đây cũng là điểm mới tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho việc chuyển hướng khai thác lợi ích tiềm năng của rừng. Từ sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ sang sản phẩm phi gỗ, tạo nguồn tài chính bền vững để đầu tư trực tiếp vào rừng.
Luật cũng đã thể chế hóa chế định sở hữu rừng theo quy định Hiến pháp năm 2013. Quy định 2 nhóm hình thức sở hữu rừng: Rừng sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu gồm rừng tự nhiên; rừng trồng do Nhà nước đầu tư đã giao; hoặc chưa giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư. Rừng sở hữu của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư gồm rừng trồng do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đầu tư; nhận chuyển nhượng, tặng cho, nhận thừa kế rừng từ chủ rừng khác theo quy định của pháp luật. Mở rộng hơn quyền hưởng lợi của chủ rừng đối với rừng tự nhiên phục hồi, rừng nghèo.
Tổ chức quản lý theo hướng bền vững
Chủ rừng phải thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý rừng bền vững, bảo đảm kinh doanh rừng lâu dài, liên tục; tối ưu hóa hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường; chủ rừng là tổ chức phải xây dựng, thực hiện phương án quản lý rừng bền vững; Nhà nước quy định bộ tiêu chí quản lý rừng bền vững và tổ chức thực hiện cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững. Theo đó, không chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên. Trừ trường hợp phục vụ quốc phòng, an ninh, các trường hợp cấp thiết khác theo quy định của chính phủ. Rừng sản xuất là rừng tự nhiên được khai thác theo phương án quản lý rừng bền vững. Trong trường hợp cần thiết sẽ thực hiện tạm dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên.
Có thể bạn quan tâm:
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Luật Lâm nghiệp 2017: Luật số 16/2017/QH14 của Quốc Hội. Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Nếu như Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 chỉ xác định quyền của Nhà nước đối với rừng. Chủ rừng chỉ có quyền sử dụng, sở hữu rừng khi được Nhà nước trao và công nhận thì Luật Lâm nghiệp 2017 đã quy định hai nhóm hình thức sở hữu rừng là:
1. Rừng sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu;
2. Rừng sở hữu của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
Luật Lâm nghiệp 2017 đã khẳng định “Nhà nước bảo đảm cho đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư sinh sống phụ thuộc vào rừng được giao rừng gắn với giao đất để sản xuất” (Khoản 6 – Điều 4).
Quy định trên của Luật Lâm nghiệp cũng thể hiện sự đột phá là: “Có chính sách tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số trực tiếp sản xuất nông nghiệp ở nông thôn có đất để sản xuất nông nghiệp”. “Tạo điều kiện” nghĩa là có điều kiện thì giao, không có điều kiện thì không giao, không mang tính bắt buộc.
Tại Khoản 2 – Điều 11 của Luật Lâm nghiệp 2017 đã quy định các nội dung quy hoạch lâm nghiệp. Trong đó có các nội dung về định hướng phát triển 3 loại rừng; kết cấu hạ tầng lâm nghiệp và phát triển thị trường, vùng nguyên liệu, chế biến lâm sản. Do đặc thù của ngành nên trong Luật Lâm nghiệp đã có các quy định về nguyên tắc, căn cứ, nội dung quy hoạch; trách nhiệm lập, lấy ý kiến, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch lâm nghiệp quốc gia.