Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Trần Thị Hoài Phương, trước đây tôi có làm kế toán ở một công ty về truyền thông. Tuy nhiên sau hơn 2 tháng làm việc tôi nhận thấy công việc này không phù hợp với tôi nên tôi quyết định xin thôi việc. Phía công ty cũng đã đồng ý nhưng họ lại từ chối hoàn toàn việc trợ cấp cho tôi và họ cho rằng công ty họ không có thẩm quyền phải trả. Chính vì đó mà tôi băn khoăn không rõ trợ cấp thôi việc sẽ do ai trả theo quy định pháp luật. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi theo quy định pháp luật hiện hành thì trợ cấp thôi việc ai trả không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để hiểu rõ hơn các thắc mắc liên quan tới “Theo quy định pháp luật hiện hành thì trợ cấp thôi việc ai trả?” thì chúng tôi xin giải đáp thông quan nội dung bài viết sau đây:
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 115/2020/NĐ-CP
Những trường hợp nào viên chức sẽ được giải quyết thôi việc?
Hiện nay không phải cứ xin nghỉ việc hay thôi việc thì người lao động sẽ được giải quyết mà còn phải phụ thuộc vào các trường hợp được pháp luật quy định, nếu người lao động tự ý thôi việc ngang thì sẽ không được hưởng các chế cấp xoay quanh đó. Vậy cụ thể ở đây đối với viên chức thì trong những trường hợp nào sẽ được giải quyết thôi việc thì căn cứ theo khoản 1, khoản 3 Điều 57 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về việc giải quyết thôi việc cho viên chức như sau:
“Điều 57. Giải quyết thôi việc đối với viên chức
1. Viên chức được giải quyết thôi việc trong các trường hợp sau:
a) Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 29 Luật Viên chức;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức khi có một trong các trường hợp quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 29 Luật Viên chức và khoản 4 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
c) Đơn vị sự nghiệp công lập không ký tiếp hợp đồng làm việc với viên chức khi kết thúc hợp đồng làm việc xác định thời hạn.
…”
Theo quy định pháp luật hiện hành thì trợ cấp thôi việc ai trả?
Hiện nay nhiều công ty doanh nghiệp từ chối thực hiện việc trả trợ cấp thôi việc cho người lao động bằng cách dựa vào những kẽ hở của pháp luật. Vậy để có thể xem xét điều đó có đúng với quy định pháp luật hiện hành hay không thì căn cứ theo quy định tại Điều 58 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, nguồn kinh phí chi trả cho việc bồi thường thôi việc đối với viên chức bị miễn nhiệm có thể từ các nguồn sau:
– Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm kinh phí hoạt động, kinh phí đầu tư và đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm kinh phí hoạt động:
Nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc được lấy từ nguồn tài chính của đơn vị, bao gồm cả thời gian cuối cùng viên chức làm việc ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong hệ thống chính trị.
– Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động:
Nguồn kinh phí chi trả được trích từ nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, kể cả thời gian trước khi viên chức làm việc ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong hệ thống chính trị.
Trường hợp nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập không đảm bảo đủ kinh phí chi trả cho thời gian viên chức trước đó đã làm việc ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thuộc hệ thống chính trị thì ngân sách cần ghi rõ mức hỗ trợ.
Cách tính tiền trợ cấp thôi việc theo quy định như thế nào?
Việc hiểu rõ các quy định về tiền trợ cấp của người lao động vô cùng quan trọng, việc nắm rõ được cách tính mức tiền ra sao sẽ giúp cho quyền lợi của chính bản thân mỗi người được đảm bảo, người lao động được nhận trợ cấp có thể tính toán mức hưởng theo quy định căn cứ tại Điều 46 Bộ luật lao động 2019. Theo đó, việc chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động sẽ dựa trên nguyên tắc: Mỗi một năm làm việc người hưởng trợ cấp sẽ được nhận khoản tiền trợ cấp bằng một nửa tháng tiền lương tính hưởng trợ cấp thôi việc.
Công thức tính mức hưởng trợ cấp thôi việc: Tiền trợ cấp thôi việc = ½ * Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc * Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc
Trong đó: Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc được xác định bằng tổng thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian đã tham gia BHTN và thời gian đã được chỉ trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
Thứ nhất, thời gian người lao động đã làm việc thực tế
Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm:
+ Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động theo HĐLĐ;
+ Thời gian được người sử dụng lao động cử đi học;
+ Thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật BHXH;
+ Thời gian nghỉ hằng tuần;
+ Thời gian nghỉ việc hưởng nguyên lương đối với các trường hợp: nghỉ hằng năm; ngày nghỉ hằng năm tăng theo thâm niên nghề làm việc; nghỉ lễ, tết; nghỉ việc riêng nhưng vẫn hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật;
+ Thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn;
+ Thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương;
+ Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động;
+ Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội;
Thứ hai, thời gian người lao động đã tham gia BHTN
Thời gian mà người lao động đã đóng BHTN bao gồm 2 khoảng thời gian sau:
+ Thời gian người sử dụng lao động đã đóng BHTN theo quy định của pháp luật;
+ Thời gian người sử dụng lao động đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của NLĐ một khoản tiền tương đương với mức đóng BHTN theo quy định của pháp luật;
Lưu ý: Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người được tính theo năm tính đủ 12 tháng, trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 1 tháng đến dưới 6 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 6 tháng trở lên được tính bằng 1 năm làm việc.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề trợ cấp thôi việc ai trả chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Theo quy định pháp luật hiện hành thì trợ cấp thôi việc ai trả?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ soạn thảo văn bản thừa kế đất đai,… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Nghỉ việc trong thời gian thử việc báo trước bao nhiêu ngày?
- Cách viết mail xin nghỉ việc trong thời gian thử việc
- Nghỉ việc trong thời gian thử việc có cần viết đơn không?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 5 Nghị định 46/2010/NĐ-CP quy định về trợ cấp thôi việc như sau:
Trợ cấp thôi việc
Công chức thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc như sau: cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 (một phần hai) tháng lương hiện hưởng, gồm: mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có). Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 (một) tháng lương hiện hưởng.
Tại khoản 3 Điều 57 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định:
“3. Thủ tục giải quyết thôi việc:
a) Trường hợp viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc thì phải thông báo bằng văn bản gửi cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết theo quy định tại khoản 6 Điều 29 Luật Viên chức.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của viên chức, nếu đồng ý cho viên chức thôi việc thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hợp đồng làm việc và giải quyết chế độ thôi việc cho viên chức theo quy định. Trường hợp không đồng ý cho viên chức thôi việc thì phải trả lời viên chức bằng văn bản và nêu rõ lý do theo quy định.
b) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc không ký tiếp hợp đồng làm việc với viên chức thì đồng thời phải giải quyết chế độ thôi việc cho viên chức theo quy định.”
Như vậy, trong thủ tục giải quyết thôi việc đối với viên chức không có quy định về thành lập hội đồng giải quyết thôi việc.
Căn cứ Điều 3 Nghị định 46/2010/NĐ-CP quy định về những trường hợp được hưởng chế độ thôi việc như sau:
“Điều 3. Trường hợp công chức được hưởng chế độ thôi việc
Công chức được hưởng chế độ thôi việc quy định tại Nghị định này trong các trường hợp sau:
1. Theo nguyện vọng và được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý.
2. Do 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật Cán bộ, công chức.”