Trước khi chính thức chấm dứt hợp đồng với hàng loạt người lao động, các doanh nghiệp thường sẽ tiến hành ra thông báo về việc cắt giảm nhân sự. Thông báo này có vai trò quan trọng để thông báo cho nhân viên về quyết định của doanh nghiệp và tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi và điều chỉnh. Vậy cụ thể pháp luật quy định trong trường hợp nào doanh nghiệp có thể tiến hành cắt giảm nhân sự và mẫu thông báo về việc cắt giảm nhân sự mới 2023 gồm những nội dung gì? Để giúp bạn đọc nắm được quy định này, Luật sư X mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết sau đây.
Căn cứ pháp lý
Khi nào doanh nghiệp được tiến hành cắt giảm nhân sự
Bản chất của quan hệ lao động là sự thỏa thuận về vấn đề việc làm giữa người lao động người sử dụng lao động bằng hợp đồng lao động. Trong hợp đồng lao động đó, các bên sẽ thống nhất thỏa thuận với nhau về các vấn đề liên quan đến hoạt động lao động: Công việc cụ thể, thời gian làm việc, tiền lương, quyền và trách nhiệm của các bên. Pháp luật thực hiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên thông qua hợp đồng này. Do đó, khi muốn tiến hành cắt giảm nhân sự, pháp luật quy định người lao động phải chứng minh được những lý do cắt giảm nhân sự. Đồng thời, những lý do cắt giảm phải thuộc những trường hợp pháp luật cho phép.
Chỉ khi đảm bảo những yêu cầu nhất định theo quy định của pháp luật, người lao động phải tiến hành cắt giảm nhân sự đối với người lao động. Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động 2019, người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc.
Như vậy, theo quy định tại điều luật này, doanh nghiệp chỉ được phép cắt giảm nhân sự chứng minh được việc doanh nghiệp của họ đang bị rơi vào những trường hợp đặc biệt nêu trên.
Doanh nghiệp có bắt buộc phải ra thông báo cắt giảm nhân sự?
Thông báo cắt giảm nhân sự cần được truyền đạt một cách rõ ràng, chân thành và đồng thời tạo điều kiện cho sự thảo luận và tương tác với nhân viên. Điều này giúp xây dựng một môi trường thông tin, minh bạch và tôn trọng quyền lợi của nhân viên trong quá trình chuyển đổi và thích nghi với tình hình mới. Vậy có bắt buộc doanh nghiệp phải ra thông báo cắt giảm nhân sự hay không?
Theo khoản 1 Điều 45 Bộ luật Lao động hiện hành, người lao động có trách nhiệm phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động. Do đó, trong trường hợp cắt giảm nhân sự, doanh nghiệp cũng buộc phải ra văn bản thông báo về việc này và gửi tới người lao động.
Trách nhiệm thông báo chấm dứt hợp đồng lao động chỉ được loại từ đối với 05 trường hợp sau:
– Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động.
– Người lao động nước ngoài làm việc bị trục xuất khỏi Việt Nam.
– Người lao động chết; bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
– Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan có thẩm quyền ra thông báo không có người đại diện hợp pháp.
– Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
Mẫu thông báo về việc cắt giảm nhân sự mới năm 2023
Doanh nghiệp có bị phạt khi không thông báo cắt giảm nhân sự hay không?
Cắt giảm nhân sự là quá trình giảm số lượng nhân viên trong một tổ chức, doanh nghiệp hoặc tổ chức xã hội. Điều này có thể bao gồm sa thải nhân viên, ngừng tuyển dụng mới, giảm làm thêm giờ, sử dụng các biện pháp hợp đồng tương đương hoặc hợp đồng ngắn hạn thay vì hợp đồng lao động dài hạn. Mục tiêu của việc cắt giảm nhân sự thường là giảm chi phí, tăng hiệu quả hoạt động và điều chỉnh quy mô tổ chức để thích nghi với thị trường và tình hình kinh doanh hiện tại. Tuy nhiên, việc cắt giảm nhân sự có thể gây tác động tiêu cực lên người lao động bị sa thải và có thể yêu cầu quản lý thông minh và nhân văn để đảm bảo quyền lợi và sự công bằng cho tất cả các bên liên quan.
Việc thông báo cắt giảm nhân sự là trách nhiệm của người sử dụng lao động. Do đó, nếu không ra văn bản thông báo cắt giảm nhân sự để người lao động được biết, doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
Điều 12. Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định của Bộ luật Lao động, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 34 của Bộ luật Lao động.
Như vậy, nếu không thông báo cắt giảm nhân sự, người sử dụng lao động là cá nhân sẽ bị phạt từ 01 – 03 triệu đồng, trường hợp tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi với số tiền từ 02 – 06 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Mẫu thông báo về việc cắt giảm nhân sự mới năm 2023” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về cách chuyển đất trồng cây lâu năm lên thổ cư. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- HƯỚNG DẪN LẤY LẠI MẬT KHẨU BẢO HIỂM XÃ HỘI KHI QUÊN EMAIL NHANH
- THỦ TỤC CHỨNG THỰC SỔ BẢO HIỂM XÃ HỘI NHƯ THẾ NÀO?
- TỶ LỆ THƯƠNG TẬT HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI NĂM 2023 LÀ BAO NHIÊU?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 37 Bộ luật Lao động 2019 quy định trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
“Điều 37. Trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
1. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
2. Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.
3. Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
Theo đó, không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do mang thai.
Những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ:
– Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;
– Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
– Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.
Những trường hợp sau đây được coi là vì lý do kinh tế:
– Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế;
– Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.