Chào Luật sư X, gia đình tôi có một người con trai mất tích đã lâu ngày, nay tôi nhận ra con nuôi của một người đồng nghiệp cũ rất giống người con mà tôi đã thất lạc nên tôi muốn làm xét nghiệm AND huyết thống xem đó có phải là con ruột mất tích của bản thân hay không. Chính vì thế, Luật sư X có thể cho tôi tư vấn cho tôi hỏi xét nghiệm ADN cha con cần những gì?. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các bạn.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc xét nghiệm ADN cha con cần những gì?. Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
- Luật Hôn nhân và gia đình 2014;
- Luật Hộ tịch 2014;
- Nghị định 123/2015/NĐ-CP;
- Thông tư 04/2020/TT-BTP;
- Thông tư số 85/2019/TT-BTC;
- Quyết định 1872/QĐ-BTP.
Chứng minh quan hệ cha con bằng cách nào?
Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về chứng từ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con như sau:
Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
– Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
– Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con
Xét nghiệm ADN cha con cần những gì?
– Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân;
– Form điền thông tin yêu cầu xét nghiệm;
– Giấy tờ dân sự phục vụ việc xét nghiệm (nếu có);
– Mẫu thiết nghiệm:
- Mẫu thông thường: Mẫu máu, niêm mạc miệng, tóc có chân, móng tay, móng chân, cuống rốn…
- Mẫu đặc biệt: Đầu lọc thuốc lá, bàn chải đánh răng, kẹo cao su (đã sử dụng), hài cốt (xương, răng).
Xét nghiệm ADN cha con mất bao nhiêu tiền?
– 01 ngày có kết quả:
- 02 người: 3.000.000 – 3.500.000đ;
- 03 người trở lên: 4.000.000 – 5.000.000đ;
– 08h có kết quả:
- 02 người: 6.000.000 – 7.000.000đ;
- 03 người trở lên: 9.000.000 – 10.000.000đ;
– 06h có kết quả:
- 02 người: 8.000.000 – 9.000.000đ;
- 03 người trở lên: 10.000.000 – 11.000.000đ;
Xét nghiệm ADN cha con ở đâu sẽ uy tín?
– Trung tâm Giám định gen Bộ Công An. Địa chỉ: Bộ Công An – số 99 Nguyễn Tuân – Thanh Xuân – Hà Nội.
– Viện pháp y Quân đội. Địa chỉ: 1C Phố Trần Thánh Tông, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
– Trung tâm phân tích ADN và Công nghệ di truyền. Địa chỉ: 108 Vĩnh Phúc – Ba Đình – Hà Nội.
– Công ty Gentis. Địa chỉ: Phòng 1207, tòa nhà M5, 91 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội.
– Phân viện Khoa học hình sự, Bộ Công An. Địa chỉ: 258 Nguyễn Trãi – phường Nguyễn Cư Trinh – Quận 1 – Tp. Hồ Chí Minh.
– Bệnh viện Truyền máu và Huyết học. Địa chỉ: 118 Hùng Vương – P.12 – Quận 5 – Tp.Hồ Chí Minh.
– Medic-Lab. Địa chỉ: 254 Hòa Hảo – quận 10 – Tp. Hồ Chí Minh.
– Trung tâm xét nghiệm ADN tại TP.HCM. Địa chỉ: 257 Đ. Nguyễn Tri Phương, Phường 5, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
– Xét nghiệm ADN tại Sài Gòn-Bionet VN. Địa chỉ: 64 Trương Định, Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
– Trung tâm Công nghệ Di truyền Việt Nam. Địa chỉ: 181 Đ. Điện Biên Phủ, Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Mời bạn xem thêm
- Dịch vụ chỉnh sửa giấy khai sinh mới năm 2023
- Lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking có bị phạt tù?
- Luật hợp tác xã nông nghiệp quy định như thế nào?
Thông tin liên hệ LSX
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Xét nghiệm ADN cha con cần những gì?”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Mẫu đơn xin xác nhận mất đăng ký xe máy. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
– Hồ sơ đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con bao gồm:
Tờ khai đăng ký khai sinh, Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật hộ tịch;
Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 14 của Thông tư 04/2020/TT-BTP.Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con như sau: Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 15 thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư 04/2020/TT-BTP, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.
Thành phần hồ sơ cần chuẩn bị:
– Giấy tờ phải xuất trình:
Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh, nhận cha, mẹ, con.
Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để chứng minh thẩm quyền đăng ký khai sinh, nhận cha, mẹ, con (trong giai đoạn chuyển tiếp).
– Giấy tờ phải nộp:
Tờ khai đăng ký khai sinh, Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu.
Bản chính Giấy chứng sinh; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh;
Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con hoặc quan hệ mẹ, con gồm:Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
Trường hợp không có văn bản nêu trên thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.
– Người có yêu cầu đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền.
– Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.
– Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.
– Sau khi nhận đủ hồ sơ, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp; thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung nhận cha, mẹ, con vào Sổ đăng ký nhận cha, mẹ, con; ghi nội dung khai sinh vào Sổ đăng ký khai sinh, cập nhật thông tin khai sinh theo hướng dẫn để lấy Số định danh cá nhân, hướng dẫn người yêu cầu đăng ký hộ tịch kiểm tra nội dung giấy tờ hộ tịch và Sổ hộ tịch, cùng người đi đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con ký tên vào Sổ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh và Trích lục nhận cha, mẹ, con cho người yêu cầu.
Cách thức thực hiện: Người yêu cầu đăng ký khai sinh, nhận cha, mẹ, con (một hoặc hai bên) nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền.