Chào Luật sư, hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp mặc dù nói với người lao động sẽ đóng và tham gia bảo hiểm xã hội thay cho họ nhưng trên thực tế thì không đóng hoặc trốn tranh trách nhiệm. Bản thân tôi cũng là một trong những nạn nhân của sự việc trên. Vậy Luật sư có thể cho tôi hỏi xử phạt trong lĩnh vực bảo hiểm như thế nào được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc xử phạt trong lĩnh vực bảo hiểm như thế nào?. Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Đối tượng bị xử phạt trong lĩnh vực bảo hiểm
Hiện nay trong lĩnh vực lao động có rất nhiều doanh nghiệp vì muốn tiết kiệm tiền cho doanh nghiệp mà đã có các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm. Để xử phạt những trường hợp đó pháp luật Việt Nam đã quy định về các đối tượng bị xử phạt trong lĩnh vực bảo hiểm. Các đối tượng bị xử phạt trong lĩnh vực bảo hiểm được quy định như sau.
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng như sau:
– Người sử dụng lao động, người lao động và các cá nhân, tổ chức khác có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định tại Nghị định này.
– Người có thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản được quy định tại Chương V Nghị định này.
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc xử phạt và thi hành các hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả quy định trong Nghị định này.
Xử phạt trong lĩnh vực bảo hiểm như thế nào?
Để có thể xử phạt trong lĩnh vực bảo hiểm một cách công tâm và rõ ràng, rành mạc, pháp luật Việt Nam đã quy định những hình thức xử phạt trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để đảm bảo tối đa việc phát hiện các doanh nghiệp vi phạm bảo hiểm xã hội tại Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt như sau:
– Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì bị xử phạt theo hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
– Căn cứ tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
- Tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là: Giấy phép, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ giả mạo;
- Đình chỉ hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động từ 01 tháng đến 03 tháng;
- Đình chỉ hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động từ 01 tháng đến 03 tháng;
- Đình chỉ hoạt động quan trắc môi trường lao động từ 03 tháng đến 06 tháng;
- Đình chỉ hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài từ 06 tháng đến 12 tháng;
- Đình chỉ hoạt động chuẩn bị nguồn lao động từ 06 tháng đến 12 tháng hoặc từ 12 tháng đến 24 tháng;
- Đình chỉ hoạt động tuyển chọn người lao động từ 06 tháng đến 12 tháng;
- Đình chỉ việc thực hiện hợp đồng cung ứng lao động từ 01 tháng đến 03 tháng;
- Đình chỉ các hoạt động quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 9 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ 06 tháng đến 12 tháng;
- Đình chỉ hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài từ 06 tháng đến 12 tháng;
- Đình chỉ hoạt động đánh giá an toàn, vệ sinh lao động từ 01 tháng đến 03 tháng;
- Trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Thời hạn xử phạt trong lĩnh vực bảo hiểm tại Việt Nam
Để giới hạn và khoanh vùng một cách dễ dàng các hành vi có thể bị xử phạt trong lĩnh vực bảo hiểm tại Việt Nam, pháp luật Việt Nam đã quy định cụ thể về thời hiệu xử phạt tronglĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Dựa vào thời gian này cơ quan có thẩm quyền sẽ dễ dàng phát hiện các công ty vi phạm chính sách bảo hiểm hơn.
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
– Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
- Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
- Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau:
- Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
- Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
- Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức[7] do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
- Trong thời hạn được quy định tại điểm a và điểm b khoản này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
– Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
- Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
+ Hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc là hành vi được thực hiện một lần hoặc nhiều lần và có căn cứ xác định hành vi đã thực hiện xong trước thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện vi phạm hành chính;
+ Hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện là hành vi đang diễn ra tại thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện vi phạm hành chính và hành vi đó vẫn đang xâm hại trật tự quản lý nhà nước.
Thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực bảo hiểm tại Việt Nam
Để các cơ quan có thẩm quyền không sử dụng quyền lực của mình một cách bừa bãi, pháp luật Việt Nam đã có sự giới hạn các cơ quan có thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực bảo hiểm tại Việt Nam. Các cơ quan phần lớn có thẩm quyền sử phạt trong lĩnh vực bảo hiểm có thể kể tên đến là Thanh tra lao động, Cơ quan Bảo hiểm xã hội.
Theo quy định tại Điều 47 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính như sau:
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính được quy định trong Nghị định này bao gồm:
– Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các điều 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56 và 57 Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
– Công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra về lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
- Thanh tra lao động;
- Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước;
- Cục trưởng Cục An toàn lao động;
- Cơ quan Bảo hiểm xã hội;
- Công an nhân dân;
- Cảnh sát biển;
- Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng;
- Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác.
Mời bạn xem thêm
- Dịch vụ chỉnh sửa giấy khai sinh mới năm 2023
- Lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking có bị phạt tù?
- Luật hợp tác xã nông nghiệp quy định như thế nào?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ LSX
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Xử phạt trong lĩnh vực bảo hiểm như thế nào?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như sang tên sổ đỏ mất bao nhiêu tiền. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không trả chế độ trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được tiền trợ cấp do cơ quan bảo hiểm xã hội chuyển đến.
Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
– Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
– Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;
– Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng;
– Chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa làm sai sự thật những nội dung có liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định khi người lao động có việc làm trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp;
– Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không thông báo theo quy định với Trung tâm dịch vụ việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: có việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.