Xin chào Luật sư X. Tôi tên là Huyền, tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Thành phố Đồng Nai. Tôi có câu hỏi thắc mắc như sau: Đầu năm nay, tôi có một đợt dọn dẹp tất cả đồ đạc trong nhà để chuyển lên Thành phố sinh sống. Trong quá trình di chuyển đồ từ huyện lên thành phố ở thì tôi đã làm mất những giấy tờ cần thiết và quan trọng, trong đó có sổ hồng. Hiện tại, tôi đang rất cần loại giấy tờ này. Tôi muốn hỏi Luật sư về thủ tục làm lại sổ hồng bị mất như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư X!
Tại nội dung bài viết về Thủ tục làm lại sổ hồng bị mất như thế nào? của Luật sư X sẽ làm sáng tỏ thắc mắc của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và mời bạn đọc theo dõi nhé!
Sổ hồng là gì?
Tương tự đối với “Sổ đỏ”, “Sổ hồng” là cách người dân thường gọi dùng để chỉ Giấy chứng nhận về nhà đất dựa theo màu sắc. “Sổ hồng” là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Trước ngày 10/12/2009, ở Việt Nam tồn tại loại Giấy chứng nhận mà bìa có màu hồng dùng để chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (thường gọi là Sổ hồng theo mẫu của Bộ Xây dựng) và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bìa màu đỏ – thường gọi là Sổ đỏ theo mẫu của Bộ Tài nguyên và Môi trường).
Từ ngày 10/12/2009, khi Nghị định 88/2009/NĐ-CP có hiệu lực thì người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận theo một mẫu thống nhất với tên gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Đặc điểm của sổ hồng là gì?
Nội dung của sổ hồng ghi rõ thông tin về quyền sử dụng đất ở của người đứng tên. Cụ thể, có bao nhiêu thửa, số tờ bản đồ, thời hạn sử dụng trong bao lâu, đất thuộc loại nào. Còn quyền sở hữu nhà ở sẽ có những thông số như: diện tích xây dựng, diện tích sử dụng chung hay riêng, kết cấu nhà ở tầng mấy.
Sổ hồng với màu sắc là hồng nhạt, do UBND của tỉnh cấp hoặc UBND huyện, xã (đã có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật Việt Nam). Nhằm để giải quyết nhanh chóng nhu cầu của nhân dân cũng như đẩy nhanh tiến độ cấp sổ hồng, dễ dàng quản lý ở các địa bàn.
Người sử dụng sổ hồng thổ cư cần tránh những vi phạm không đáng có đã được quy định ở Luật đất đai. Trong trường hợp vi phạm, bạn sẽ bị phạt hành chính hoặc nặng hơn sẽ tịch thu quyền sở hữu.
Thực tế là sổ hồng có giá trị sử dụng dài lâu tuy nhiên nó không có giá trị vĩnh viễn. Chắc chắn rằng nó có thời hạn kết thúc khi sử dụng.
Khi nào được cấp sổ hồng?
Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:
– Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các Điều 100, 101 và 102 của Luật Đất đai 2013 (khi hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc không có giấy tờ nhưng đủ điều kiện cấp).
– Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày 01/7/2014.
– Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ.
– Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.
– Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất.
– Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
– Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất.
– Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
– Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có.
– Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.
(Theo khoản 1 Điều 99 Luật Đất đai 2013).
Thủ tục làm lại sổ hồng bị mất như thế nào?
Hồ sơ đề nghị cấp lại sổ hồng bao
Hộ gia đình, cá nhân chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:
– Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu;
– Giấy xác nhận của UBND cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận;
– Nếu bị mất Giấy chứng nhận do thiên tai, hỏa hoạn phải có giấy xác nhận của UBND cấp xã về việc thiên tai, hỏa hoạn đó.
(Theo Khoản 2 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT).
Quy trình đề nghị cấp lại sổ hồng bị mất
Bước 1: Nộp hồ sơ
– Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp quận/huyện hoặc tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đối với địa phương chưa có Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai.
– Nếu địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thì nộp tại bộ phận một cửa.
– Bên cạnh đó, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu thì nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ giải quyết
– Sau khi tiếp nhận khai báo của hộ gia đình, cá nhân thì UBND cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở UBND cấp xã.
Bước 3: Giải quyết yêu cầu
Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm sau:
– Kiểm tra hồ sơ
– Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất
– Lập hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký quyết định hủy sổ đỏ bị mất, đồng thời ký cấp lại sổ đỏ
– Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai
– Trao sổ đỏ cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Bước 4: Trả kết quả
Thời gian cấp lại sổ hồng:
– Thời gian cấp lại là không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
– Thời gian trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ; thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc cấp lại sổ hồng
Khi làm mất sổ hồng thì hộ gia đình, cá nhân phải khai báo UBND cấp xã (phường, thị trấn) nơi có đất
Hộ gia đình, cá nhân có Giấy chứng nhận bị mất phải khai báo với Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi có đất về việc bị mất Giấy chứng nhận, trừ trường hợp mất do thiên tai, hỏa hoạn.
Sau khi tiếp nhận khai báo của hộ gia đình, cá nhân thì UBND cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở UBND cấp xã.
Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo nếu không tìm được thì hộ gia đình, cá nhân bị mất Giấy chứng nhận nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại.
(Căn cứ Khoản 1 Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).
Chi phí cấp lại sổ hồng là bao nhiêu?
Về mức thu cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở như sau:
– Lệ phí địa chính là khoản thu vào tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức được ủy quyền giải quyết các công việc về địa chính.
– Mức thu: Tùy từng điều kiện cụ thể của từng địa bàn và chính sách phát triển kinh tế – xã hội của địa phương mà quy định mức thu cho phù hợp, đảm bảo nguyên tắc sau:
+ Mức thu tối đa áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; phường nội thành thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh, như sau:
* Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất:
Mức thu tối đa không quá 100.000 đồng/giấy đối với cấp mới; tối đa không quá 50.000 đồng/lần cấp đối với cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận.
Trường hợp giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình, cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất) thì áp dụng mức thu tối đa không quá 25.000 đồng/giấy cấp mới; tối đa không quá 20.000 đồng/lần cấp đối với cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận.
Như vậy, mỗi tỉnh sẽ ban hành mức thu cụ thể nhưng tối đa không quá 50.000 đồng/giấy.
(Tại mục b3 Điều 3 Thông tư 02/2014/TT-BTC).
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Thủ tục làm lại sổ hồng bị mất như thế nào?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về Tách thửa đất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp
Ở trang 2 của sổ hồng có ghi rõ thời hạn sử dụng của sổ hồng lên tới 50 năm đối với chung cư. Còn đối với những công trình khác gồm:
– Thời hạn sổ hồng chung cư là 20 năm khi công trình cấp 4.
– Thời hạn sổ hồng chung cư là 20 đến 50 năm khi công trình cấp 3.
– Thời hạn sổ hồng chung cư là 50 đến 100 năm khi công trình cấp 2.
– Thời hạn sổ hồng chung cư là trên 100 năm khi công trình cấp 1.
Cách tính thời hạn theo cấp công trình xây dựng dựa trên phụ lục phân cấp các loại công trình xây dựng phục vụ công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng được ban hành kèm theo Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ xây dựng.
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm một tờ có 04 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen và Trang bổ sung nền trắng như sau:
– Trang 1 có nội dung quan trọng nhất là tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
– Trang 2 là thông tin về thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
– Trang 3 là sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận.
– Trang 4 là những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận (ví dụ khi chuyển nhượng, tặng cho…sẽ ghi thông tin về việc chuyển nhượng, tặng cho vào trang 3 và trang 4).
– Trang bổ sung Giấy chứng nhận.
Sổ đỏ, Sổ hồng đều là Giấy chứng nhận về nhà đất nên giá trị của nó cần được xem xét dưới 02 góc độ khác nhau:
Giá trị pháp lý: Sổ đỏ, Sổ hồng có giá trị pháp lý như nhau vì đều là chứng thư pháp lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất, người sở hữu nhà ở.
– Giá trị thực tế: Không phân biệt được vì phụ thuộc vào giá trị tài sản được chứng nhận.