Câu hỏi: Chào luật sư, tôi đang làm việc tại một công ty tư nhân đã được 6 tháng, 4 tháng làm việc trước thì công ty vẫn trả lương cho tôi bình thường và đúng hạn, nhưng từ tháng trước công ty đã chậm trả lương cho tôi 10 ngày và tháng này đã chậm trả lương cho tôi 15 ngày, tôi có lên hỏi thì bên kế toán bảo công ty đang quyết toán nên chưa trả lương cho nhân viên được. Luật sư cho tôi hỏi là “Công ty có quyền giữ lương nhân viên không” ạ?. Tôi xin cảm ơn.
Tiền lương là khoản tiền mà người lao động phải trả cho công sức làm việc mà người lao động đã bỏ ra để thực hiện công việc mà người sử dụng lao động giao. Vậy nên người sử dụng lao động có nghĩa vụ trả lương đầy đủ và đúng hạn cho người lao động. Vậy thì người lao động có quyền giữ lương nhân viên hay không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Quy định về tiền lương cho người lao động
Tiền lương là số tiền theo thỏa thuận được người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc dưới sự chỉ đạo và quản lý của người sử dụng lao động.Tiền lương được trả theo năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả công việc nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Căn cứ theo quy định tại Điều 90 Bộ Luật lao động 2019 quy định như sau:
“Điều 90. Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.”
Theo đó, tiền lương của người lao động được quy định như trên.
Lưu ý rằng mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Nguyên tắc trả lương cho người lao động
Trả lương cho người lao động là nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong quan hệ lao động, được quy định rõ trong hợp đồng lao động, các thỏa ước lao động tập thể và pháp luật về lao động. Trong hoạt động trả lương, nếu không có nguyên tắc trả lương cụ thể, người sử dụng lao động có thể lách luật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của người lao động.
Nguyên tắc thứ nhất: trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn
Theo Khoản 1 Điều 94 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019:
“1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.”
Nguyên tắc này quy định các quyền, những điều mà người sử dụng lao động phải thực hiện trong hoạt động trả lương cho người lao động. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng lao động cũng như các quy định của pháp luật. Trả lương trực tiếp ở đây là trả lương trực tiếp cho người lao động, không thông qua người thứ ba, trừ trường hợp có người lao động không thể trực tiếp nhận lương thì người sử dụng lao động phải trả lương cho người được người lao động ủy quyền.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm xác minh những người được cho là người được ủy quyền để nhận lương thật sự được người lao động ủy quyền (thông qua văn bản, mối quan hệ giữa người ủy quyền và người được ủy quyền).
Nguyên tắc này có ý nghĩa rất lớn đối với người lao động. Người sử dụng lao động phải thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình đối với người lao động trong quá trình trả lương, không chỉ đối với số tiền lương trả cho người lao động mà còn là cách thức trả lương, thời hạn trả lương để người lao động được nhận lương một cách đều đặn, liên tục, đủ để trang trải cho cuộc sống của mình.
Nguyên tắc thứ hai: không can thiệp vào lương của người lao động
Theo Khoản 2 Điều 94 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019:
“2. Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.”
Nguyên tắc này quy định những điều mà người sử dụng lao động tuyệt đối không được phép thực hiện trong hoạt động trả lương cho người lao động, đó là làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền tài sản của người lao động. Một khi người sử dụng lao động đã tiến hành trả lương cho người lao động, số tiền lương người lao động trở thành tài sản của người lao động, người lao động có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản của mình. Do vậy, người sử dụng lao động không được phép can thiệp vào việc chi tiêu tiền lương của người lao động trong bất kỳ trường hợp nào, bởi bất kỳ lý do gì.
Ngoài ra, hành vi ép buộc người lao động chi tiêu lưng vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người lao động chỉ định là hành vi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người lao động.
Như vậy, các nguyên tắc trả lương được xây dựng trên cơ sở đảm bảo cho quyền và lợi ích của người lao động, hạn chế khả năng lách luật của người sử dụng, đồng thời thực hiện cũng khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động thực hiện các thỏa thuận về trả lương mà không vi phạm các nguyên tắc này và quy định của pháp luật lao động về hoạt động trả lương và tiền lương.
Công ty có quyền giữ lương nhân viên không?
Mức tiền lương trả cho người lao động được quy định trong hợp đồng lao động và quy chế trả lương, quy chế phụ cấp lương của công ty quy định. Ngoài những khoản người lao động phải đóng góp theo quy định của pháp luật như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thuế thu nhập cá nhân… còn lại người sử dụng lao động có nghĩa vụ thanh toán đủ cho người lao động khi họ hoàn thành công việc, nghĩa vụ lao động của mình.
Căn cứ khoản 1 Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
“Điều 94. Nguyên tắc trả lương
1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
2. Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.”
Bên cạnh đó, theo khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
“Điều 97. Kỳ hạn trả lương
[…]
4. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.”
Đối chiếu quy định trên, như vậy nếu không có lí do bất khả kháng và công ty đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn thì người sử dụng lao động không được chậm trả, giữ lương của người lao động.
Thời hạn trả lương sẽ được áp dụng tuỳ vào tính chất công việc và hình thức trả lương mà người sử dụng lao động đã lựa chọn. Người sử dụng lao động phải tôn trọng và trả lương cho người lao động đúng thời hạn mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc theo đúng thời hạn người sử dụng lao động đã quy định phù hợp với quy định của pháp luật. Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn thì không được trả chậm quá 01 tháng và phải vừa thêm cho người lao động do trả chậm tiền lương như sau:
+ Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm.
+ Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi người sử dụng lao động mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.
Công ty giữ lương nhân viên có bị xử phạt không?
Người sử dụng lao động vẫn phải có nghĩa vụ thanh toán lương đầy đủ cho người lao động của mình. Đây không chỉ là nghĩa vụ, đây còn là sự đảm bảo để người lao động; yên tâm thực hiện việc sản xuất kinh doanh và cống hiến hết mình cho doanh nghiệp.
Việc công ty không chi trả lương cho người lao động đúng hạn thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định cụ thể tại Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
Theo khoản 2 và điểm a khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 17. Vi phạm quy định về tiền lương
[…]
2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm; không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động;
ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương theo quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động hoặc trong thời gian đình công; không trả hoặc trả không đủ tiền lương của người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm;
không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật; không trả đủ tiền lương cho người lao động cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
[…]
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
[…]”
Theo đó, công ty không trả lương cho nhân viên sẽ bị phạt vi phạm hành chính theo các mức độ nêu trên. Ngoài việc bị phạt tiền, doanh nghiệp còn bị buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản lãi của số tiền lương chậm trả cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại Nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Những trường hợp không được cấp Căn cước công dân?
- Thẻ căn cước gắn chíp có định vị được không?
- Ngày cấp Căn cước công dân ghi ở đâu?
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Công ty có quyền giữ lương nhân viên không“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý tư vấn về chi phí sang tên sổ đỏ cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp:
Theo điểm b khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
“Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
[…]
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
[…]”
Như vậy, người lao động có quyền chấm dứt hợp đồng lao động nếu cảm thấy việc chậm trả lương này là do công ty cố tình vi phạm, kèm theo đó có quyền khiếu nại đến Sở lao động thương binh xã hội để được bảo vệ quyền và lợi ích của mình.
Đối với đối phó với tình huống công ty đòi giữ lương lương nhân viên, người lao động trước hết cần tuyệt đối nói không với giữ lương bởi đây là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi của người lao động.
Trường hợp đã bị công ty giữ lương và muốn đòi lại, người lao động có thể thực hiện theo một trong các cách sau:
Cách 1. Thương lượng với người sử dụng lao động
Đây là cách giải quyết “tình cảm”, giúp xử lý tranh chấp một cách nhanh gọn, tránh các rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ quyền lợi chính đáng cho người lao động.
Cách 2. Khiếu nại theo quy định
Đối với các tranh chấp về vấn đề tiền lương, người lao động có thể thực hiện khiếu nại theo quy định tại Nghị định 24/2018/NĐ-CP.
Theo đó, người lao động phải khiếu nại lần lượt như sau:
– Khiếu nại lần 1: Đến người sử dụng lao động.
Nếu không được giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng thì có thể thực hiện khiếu nại lần 2.
– Khiếu nại lần 2: Đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi công ty đặt trụ sở chính.
Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu xác minh người sử dụng lao động có hành vi vi phạm, thanh tra lao động sẽ tiến hành xử phạt và yêu cầu công ty giải quyết đầy đủ quyền lợi cho người lao động.
Cách 3. Tố cáo vi phạm của người sử dụng lao động
Việc giữ lương nhân viên là hành vi vi phạm pháp luật nên người lao động có thể tố cáo hành vi này đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi công ty đặt trụ sở chính để xử lý vi phạm.
Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu xác minh có hành vi vi phạm đúng như nội dung tố cáo thì thanh tra lao động cũng sẽ xử phạt và yêu cầu công ty giải quyết đầy đủ quyền lợi cho người lao động.