Nhiều doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh không ít lần gian lận, trốn nghĩa vụ thuế đối với cơ quan nhà nước. Thời gian sau doanh nghiệp làm ăn kinh doanh thua lỗ nên rời vào tình trạng phá sản, giải thể. Sau đó một thời gian thì cơ quan nhà nước phát hiện ra hành vi gian lận thuế trước đây của doanh nghiệp. Vậy pháp luật hiện nay quy định về việc truy thu thuế doanh nghiệp đã giải thể như thế nào? Doanh nghiệp đang giải thể có bị xử phạt vi phạm hành chính vì tội trốn thuế không? Doanh nghiệp giải thể nhưng không phải quyết toán thuế khi nào? Tất tần tật những băn khoăn này Luật sư X sẽ làm sáng tỏ qua nội dung bài viết bên dưới, cảm ơn bạn đọc đã tin tưởng và tham khảo nội dung tư vấn của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Doanh nghiệp đang giải thể có bị xử phạt vi phạm hành chính vì tội trốn thuế không?
Trong quá trình kinh doanh thì việc phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế là vấn đề mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng quan tâm. Trong đó, không phải đơn vị nào cũng nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ này mà lại có hành vi trốn thuế hoặc gian lận trong quá trình kê khai. Đối với những trường hợp này cơ quan nhà nước sẽ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn theo quy định.
Căn cứ theo Điều 38 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn như sau:
“Điều 38. Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
- Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn trong các trường hợp sau đây:
a) Trường hợp quy định tại Điều 9 Nghị định này;
b) Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;
c) Đã hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn quy định tại Điều 8 Nghị định này hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
d) Cá nhân vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn đã chết, mất tích; tổ chức vi phạm hành chính đã bị giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 4 Điều 41 Nghị định này.
Căn cứ xác định cá nhân chết, mất tích; tổ chức bị giải thể, phá sản theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Nghị định này;
đ) Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự. - Trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều này thì người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt nhưng phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định (nếu có). Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả phải ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng, trách nhiệm và thời hạn thực hiện.”
Như vậy, theo điểm d khoản 1 Điều này trường hợp công ty đã bị giải thể thì mới không chịu quyết định xử phạt hành chính nhưng công ty bạn đang trong quá trình giải thể thì công ty vẫn là một pháp nhân hoạt động bình thường, do đó nếu như cơ quan có thẩm quyền phát hiện công ty bạn có hành vi trốn thuế, gian lận thuế thì công ty sẽ phải chịu xử phạt vi phạm hành chính.
Người nào có hành vi trốn thuế, gian lận thuế được pháp luật quy định xử phạt chặt chẽ tại các điều khoản sau:
Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi trốn thuế, gian lận thuế như sau:
- Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 4 và khoản 5 Điều 13 Nghị định này;
b) Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp, không khai, khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm thuế, trừ hành vi quy định tại Điều 16 Nghị định này;
c) Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp người nộp thuế đã khai thuế đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung ứng vào kỳ tính thuế tương ứng; lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ sai về số lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ để khai thuế thấp hơn thực tế và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế;
d) Sử dụng hóa đơn không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm;
đ) Sử dụng chứng từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp chứng từ; sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, giảm, số tiền thuế được hoàn; lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm;
e) Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế với cơ quan thuế;
g) Người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong thời gian xin ngừng, tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 10 Nghị định này. - Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
- Phạt tiền 2 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà có một tình tiết tăng nặng.
- Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có hai tình tiết tăng nặng.
- Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.
Như vậy, nếu phát hiện có hành vi trốn thuế, gian lận thuế sẽ chịu xử phạt vi phạm hành chính theo các điều khoản nêu trên.
Quy định về việc truy thu thuế doanh nghiệp đã giải thể
Doanh nghiệp giải thể có thể bị phạt khi trốn thuế, nợ thuế, vi phạm pháp luật và bắt buộc phải giải thể theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền. Hoặc cũng có thể do người lãnh đạo công ty vi phạm quy định của luật doanh nghiệp dẫn đến công ty bị thu giấy phép kinh doanh và dẫn đến bị xử phạt khi giải thể…. Rất nhiều lý do mà doanh nghiệp bị xử phạt, nhưng hiểu nôm na là do doanh nghiệp nợ thuế, trốn thuế, không thực hiện đúng quy định của pháp luật…
Trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp vấn đề nộp các khoản thuế đã được quy định vừa là nghĩa vụ vừa là các gánh nặng nhất là đối với các doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả. Từ đó dẫn đến nhiều trường hợp thực hiện hành vi trốn thuế hoặc gian lận trong quá trình kê khai thuế.
Các hành vi trốn thuế tùy từng mức độ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý về hình sự, do đó các cá nhân, doanh nghiệp rất cần nắm rõ các quy định về truy thu thuế để đảm bảo tránh các rủi ro xảy ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Truy thu thuế là quyết định hành chính của cơ quan thuế, yêu cầu đối tượng nộp thuế cần phải nộp phần thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.
Thuế bị truy thu đề cập đến các khoản nợ thuế từ năm trước đó. Người nộp thuế có thể cố ý hoặc vô ý chưa nộp đủ thuế. Các lí do này bao gồm các hành vi như: việc kê khai thu nhập và không thực hiện nghĩa vụ thuế; không báo cáo tất cả thu nhập kiếm được trong năm tính thuế; bỏ qua việc khai thuế trong năm tính thuế nhất định.
Không phải mọi trường hợp truy thu thuế đều xuất phát từ hành vi vi phạm pháp luật. Truy thu thuế được xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể không phải do hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng nộp thuế.
Về bản chất, truy thu thuế là quyết định hành chính yêu cầu chủ thể chưa có nộp đủ thuế thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình, không cần phải là quyết định xử phạt vi phạm hành chính, và nguyên nhân của việc chậm nộp thuế có thể do chủ quan, khách quan cố ý hoặc vô tình vi phạm. Nếu xác định được việc nộp thuế trễ là do hành vi cố ý vi phạm pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền có thể sẽ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thậm chí là có trách nhiệm hình sự cho chủ thể vi phạm.
Doanh nghiệp giải thể nhưng không phải quyết toán thuế khi nào?
Giải thể là việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp. Doanh nghiệp bị giải thể khi công ty kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn; Theo nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần hay do công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty khi công ty bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Một trong số đó là doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục quyết toán thuế và đóng mã số thuế với cơ quan thuế. Cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra quyết toán thuế của doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ tài liệu từ người nộp thuế. Đây có thể xem là thủ tục phức tạp nhất đối với doanh nghiệp giải thể, vì liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính, thanh toán khoản nợ đối với các chủ nợ. Tuy nhiên, trên thực tế, có những doanh nghiệp không cần thiết phải thực hiện thủ tục quyết toán thuế này, (doanh nghiệp giải thể được miễn quyết toán thuế) đó là những trường hợp quy định tại Điều 72 Thông tư 80/2021/TT-BTC như sau:
Các trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động không phải thực hiện quyết toán thuế nêu tại điểm g khoản 1 Điều 110 Luật Quản lý thuế:
Thứ nhất, Người nộp thuế thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện giải thể, chấm dứt hoạt động.
Đây là đối tượng thực hiện quyết toán thuế theo từng lần phát sinh doanh thu qua mỗi hoạt động bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật. Vì vậy, không cần phải thực hiện quyết toán thuế khi thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp.
Thứ hai, Người nộp thuế giải thể, chấm dứt hoạt động nhưng kể từ thời điểm thành lập đến thời điểm giải thể, chấm dứt hoạt động, doanh nghiệp không phát sinh doanh thu, chưa sử dụng hóa đơn.
Ngoài những trường hợp được quy định tại Điều 72 Thông tư 80/2021/TT-BTC nêu trên, trường hợp doanh nghiệp mặc dù thuộc diện phải quyết toán thuế khi giải thể doanh nghiệp, nhưng đã chủ động thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ tài chính với chủ nợ cũng không cần phải thực hiện thủ tục quyết toán thuế nữa.
Và Bộ Tài chính cũng quy định rõ, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do người nộp thuế gửi, cơ quan Thuế xác nhận việc doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ thuế.
Như vậy, dù không phải quyết toán thuế, doanh nghiệp muốn giải thể vẫn cần nộp hồ sơ thông báo giải thể đến cơ quan Thuế (bao gồm: quyết định giải thể; và tài liệu chứng minh người nộp thuế thuộc trường hợp không phải quyết toán thuế) để được xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế và đóng mã số thuế. Từ đó, làm cơ sở để doanh nghiệp giải thể thực hiện thủ tục tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Truy thu thuế doanh nghiệp đã giải thể” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về Mẫu hợp đồng thuê nhà kinh doanh đơn giản. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Điều 43 Nghị định 125/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 6 Điều 1 Nghị định 102/2021/NĐ-CP như sau:
“Điều 43. Miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
1. Các trường hợp miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; thẩm quyền, trình tự, thủ tục miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thực hiện theo quy định tại Điều 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 38 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 2, 3, 4, 5 Điều này.”
Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn có nhiều quy định mới so với quy định tại Thông tư 166/2013/TT-BTC. Cụ thể, căn cứ theo khoản 6 Điều 8 của Nghị định 125/2020/NĐ-CP, thời hạn của việc truy thu thuế được quy định như sau:
– Quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ tiền thuế truy thu (số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn cao hơn quy định, tiền chậm nộp tiền thuế) vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Trường hợp người nộp thuế không đăng ký thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tiền thuế cho toàn bộ thời gian trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Ngày phát hiện hành vi vi phạm hành chính về thuế là ngày lập biên bản vi phạm hành chính về thuế.
– Thời hạn truy thu thuế là 10 năm trở về trước chỉ áp dụng đối với các khoản thuế theo pháp luật về thuế và khoản thu khác do tổ chức, cá nhân tự khai, tự nộp vào ngân sách nhà nước. Đối với các khoản thu từ đất đai hoặc khoản thu khác do cơ quan có thẩm quyền xác định nghĩa vụ tài chính của tổ chức, cá nhân thì cơ quan có thẩm quyền xác định thời hạn truy thu theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan nhưng không ít hơn thời hạn truy thu theo quy định trên.