Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp luôn phải đảm bảo để có thể tuân theo quy định tùy theo từng loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh,… Đại hội đồng cổ đông được xem như cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty. Hàng năm đại hội đồng cổ đông thường sẽ họp thường niên để có thể tổng kết báo cáo, đưa ra kế hoạch, chính sách cũng như đưa ra chiến lược cho sự phát triển doanh nghiệp. Các quyết định trong buổi họp đó sẽ được thể hiện thông qua Nghị quyết đại hội cổ đông. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Mẫu nghị quyết đại hội đồng cổ đông” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Nghị quyết đại hội đồng cổ đông là gì?
Hiện tại, pháp luật chưa quy định rõ về khái niệm nghị quyết đại hội đồng cổ đông là gì. Mặc dù vậy, chúng ta đều có thể hiểu nghị quyết của đại hội đồng cổ đông được xem như các quyết định của đại hội đồng cổ đông về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của mình. Đại hội đồng cổ đông sẽ bao gồm tất cả mọi cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông thông qua những quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết trong cuộc họp hay cũng có thể lấy ý kiến bằng văn bản.
Mẫu nghị quyết đại hội đồng cổ đông chuẩn pháp lý
Hướng dẫn chi tiết điền thông tin nghị quyết của đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần, nghị quyết đại hồng đồng cổ đông chính là văn bản được ghi nhận là nội dung đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Đây được xem như văn bản quan trọng trong việc quản lý điều hành công ty cổ phần để có thể ghi nhận được những nội dung đã được biểu quyết và thông qua trong cuộc họp đại hội đồng cổ đông.
Điền thông tin vào biên bản nghị quyết đại hội đồng cổ đông theo như hướng dẫn dưới đây:
- Tên công ty: ghi đầy đủ tên công ty theo như đăng ký doanh nghiệp;
VD: CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ SÀI GÒN, TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM
- Điền địa điểm, ngày tháng năm theo thời gian buổi họp diễn ra;
- Tên công ty: ghi đầy đủ tên công ty theo như đăng ký doanh nghiệp, lưu ý không được viết tắt;
VD: CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ SÀI GÒN
- Nội dung thông qua của buổi họp: ghi đầy đủ những quyết định được nghị quyết.
Hình thức thông qua nghị quyết của hội đồng cổ đông
Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông được thể hiện thông qua những quyết định của Đại hội đồng cổ đông trong một cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông của công ty. Chính vì vậy mà Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông có tính quyết định rất lớn cũng có thể đưa ra những ảnh hưởng đến hoạt động của công ty nên điều kiện thông qua Nghị quyết của đại hội đồng cổ đông được Luật doanh nghiệp hiện hành quy định rất chặt chẽ.
Căn cứ Điều 147 Luật Doanh nghiệp hiện hành, Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông được thông qua bằng biểu quyết hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. Nếu điều lệ không có quy định khác thì Nghị quyết về các vấn đề sau bắt buộc phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết, cụ thể:
– Sửa đổi, bổ sung nội dung Điều lệ công ty;
– Định hướng phát triển công ty;
– Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;
– Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;
– Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác;
– Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
– Tổ chức lại, giải thể công ty.
Các trường hợp hủy bỏ Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông
Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua bởi thẩm quyền cáo nhất có quyết định trong một doanh nghiệp, có trình tự thủ tục thông qua chặt chẽ. Mặc dù vậy, không ít trường hợp Nghị quyết đại hội đồng cổ đôngcó những vi phạm quy định pháp luật về hình thức, nội dung. Để có thể bảo vệ quyền lợi của mình, cổ đông hay cũng có thể nhóm cổ đông công ty đã yêu cầu để có thể hủy bỏ Nghị quyết, dẫn đến nhiều tranh chấp trên thực tế.
– Các trường hợp hủy bỏ nghị quyết Đại hội đồng cổ đông cụ thể sau đây:
+ Trình tự, thủ tục triệu tập họp và ra quyết định của Đại hội đồng cổ đông vi phạm nghiêm trọng quy định của Luật này và Điều lệ công ty, tuy nhiên khi Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua bằng 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là hợp pháp và có hiệu lực ngay cả khi trình tự, thủ tục triệu tập họp và thông qua nghị quyết đó vi phạm quy định của Luật này và Điều lệ công ty;
+ Nội dung nghị quyết vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ công ty thì sẽ bị yêu cầu hủy Nghị quyết đại hội đồng cổ đông.
Hiệu lực của nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được quy định tại Điều 151 Luật doanh nghiệp 2020 như sau:
+ Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 thì Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông sau khi được thông qua bởi Đại hội đồng cổ đông thì sẽ có hiệu lực kể từ ngày được thông qua hoặc từ thời điểm có hiệu lực ghi tại nghị quyết đó.
+ Về ngoại lệ của hiệu lực Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông: theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì Nghị quyết đại hội đồng cổ đông sẽ được thông qua bằng 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là hợp pháp và có hiệu lực ngay cả khi trình tự, thủ tục triệu tập họp và thông qua nghị quyết đó vi phạm quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty.
+ Trường hợp có cổ đông, nhóm cổ đông yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài hủy bỏ nghị quyết Đại hội đồng cổ đông do trình tự, thủ tục triệu tập họp và ra quyết định của Đại hội đồng cổ đông vi phạm nghiêm trọng quy định của Luật hoặc Nội dung nghị quyết vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ công ty thì theo quy định của Luật Doanh nghiệp, nghị quyết đó vẫn có hiệu lực thi hành cho đến khi quyết định hủy bỏ nghị quyết đó của Tòa án, Trọng tài có hiệu lực, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Hiệu lực nghị quyết Đại hội đồng cổ đông
Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông sau khi được Đại hội đồng cổ đông thông qua bằng những hình thức văn bản hay có thể biểu quyết thì sẽ có hiệu lực ngay sau khi thông qua. Việc lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông đồng thời nội dung Đại hội đồng cổ đông có phải đảm bảo pháp luật để nghị quyết Đại hội đồng cổ đông có hiệu lực, trường hợp nghị quyết Đại hội đồng cổ đông có thể vi phạm quy định của pháp luật hoặc của điều lệ công ty thì sẽ không có hiệu lực pháp luật.
– Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông có hiệu lực kể từ ngày được thông qua hoặc từ thời điểm có hiệu lực ghi tại nghị quyết đó.
– Nghị quyết được thông qua bằng 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là hợp pháp và có hiệu lực ngay cả khi trình tự, thủ tục triệu tập họp và thông qua nghị quyết đó vi phạm quy định của Luật doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty.
– Trường hợp có cổ đông, nhóm cổ đông yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài hủy bỏ nghị quyết Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại Điều 151 của Luật Doanh nghiệp hiện hành thì nghị quyết đó vẫn có hiệu lực thi hành cho đến khi quyết định hủy bỏ nghị quyết đó của Tòa án, Trọng tài có hiệu lực (trừ trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền).
Mời các bạn xem thêm bài viết
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Mẫu nghị quyết đại hội đồng cổ đông” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Mẫu hợp đồng quảng cáo truyền thông. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông phải có họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần từng loại, số và ngày đăng ký cổ đông của từng cổ đông.
Cổ đông được coi là biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp sau đây:
+ Biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp;
+ Ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác tham dự và biểu quyết tại cuộc họp;
+ Biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác;
+ Gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua gửi thư, fax, thư điện tử;
+ Gửi phiếu biểu quyết bằng phương tiện khác theo quy định trong Điều lệ công ty.