Ai đang có nhu cầu cần ở nhờ nhà nhưng lại chưa biết làm thế nào để có thể bảo đảm được quyền lợi của mình? Hãy tìm hiểu bài viết dưới đây về mẫu hợp đồng cho ở nhờ nhà. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn những giải pháp đáng tin cậy có thể giúp bạn đặt ra những điều kiện rõ ràng dựa theo quy định của pháp luật về việc ở nhờ, giá cả, nghĩa vụ của hai bên, thời gian sử dụng,…Cũng vì thế bạn sẽ yên tâm hơn khi tiến hành giao dịch hợp đồng cho ở nhờ nhà và tránh được những rủi ro không mong muốn. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Download mẫu hợp đồng cho ở nhờ nhà” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Hình thức của Hợp đồng cho mượn nhà
Cũng giống các loại Hợp đồng về nhà ở khác, Hợp đồng cho mượn nhà phải được lập thành văn bản theo quy định tại Điều 121 Luật Nhà ở 2014. Cụ thể bắt buộc khi soạn thảo, rà soát hợp đồng cho mượn nhà phải có các thông tin sau đây:
- Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;
- Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó
- Thời hạn cho mượn;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Cam kết của các bên;
- Các thỏa thuận khác (nếu có)
- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;
- Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;
- Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.
Ngoài ra, hợp đồng cho mượn theo quy định tại Điều 122 Luật Nhà ở 2014 thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ trường hợp các bên có nhu cầu. Do đó, không nhất thiết phải công chứng, chứng thực nhưng bắt buộc phải lập thành văn bản.
Tuy nhiên, đối với các trường hợp nhà ở có giá trị lớn thì nên công chứng, chứng thực để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên.
Trên cơ sở quy định tại Điều 494 Bộ luật dân sự 2015 thì mượn nhà ở, cho ở nhờ được biết đến là sự thỏa thuận giữa các bên mà cụ thể là bên cho mượn và bên mượn nhà ở nhờ. Theo đó, bên cho mượn giao nhà cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn nhất định. Đã nói đến việc mượn nhà thì chắc chắn một điều rằng việc này không phát sinh nghĩa vụ trả tiền của bên mượn nhà cho bên ho mượn nhà. Bên cạnh đó thì bên mượn phải trả lại nhà cho bên có nhà cho mượn khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn nhà đã đạt được theo như mong muốn.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 117 Luật nhà ở 2014 cho mượn nhà, cho ở nhờ theo như quy định là những hình thức về các giao dịch cho mượn nhà ở không lấy tiền. Cũng dựa trên quy định tại Luật này thì thỏa thuận cho mượn, ở nhờ chấm dứt trong các trường hợp quy định tại Điều 154 Luật Nhà ở 2014, cụ thể:
“1. Thời hạn cho mượn, cho ở nhờ đã hết.
2. Nhà ở cho mượn, cho ở nhờ không còn.
3. Bên mượn, bên ở nhờ nhà ở chết hoặc mất tích theo tuyên bố của Tòa án.
4. Nhà ở cho mượn, cho ở nhờ có nguy cơ sập đổ hoặc thuộc diện đã có quyết định giải tỏa, phá dỡ hoặc thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Theo thỏa thuận của các bên.”
Từ quy định trên, có thể đưa ra các đặc điểm của thỏa thuận cho mượn nhà, cho ở nhờ thì việc thỏa thuận nhà cho ở, cho mượn được hình thành bằng hai hình thức đó là được thỏa thuận miệng hoặc lập thành văn bản. Nếu thỏa thuận được 2 bên lập thành văn bản thỏa thuận nhà cho mượn, cho ở nhờ theo như quy định của pháp luật thì không bắt buộc phải công chứng chứng thực nên các bên có thể thực hiện việc công chứng hoặc không. Việc cho mượn nhà, cho ở nhờ dựa trên tinh thần giúp đỡ nhau là chính nên đa phần các thỏa thuận cho mượn nhà, cho ở nhờ thường không phải trả tiền.
Download mẫu hợp đồng cho ở nhờ nhà
Một số lưu ý pháp lý khi khi đi ở nhờ
– Nếu đang có dự định xin cho ở ké hoặc cho mượn nhà đất của nhau và để tránh mâu thuẫn, tranh cãi từ đầu thì các chủ nhà nên thiết lập hợp đồng. Nội dung của việc mượn nhà phải có các điểm sau:
+ Quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên;
+ Quy định cụ thể các trường hợp chủ sở hữu được quyền lấy lại nhà của mình, tuy nhiên cũng nên lưu ý về thời gian rõ ràng; ví dụ trong trường hợp chủ nhà cần lấy lại nhà gấp thì phải thông báo bằng văn bản tới bên thuê trước ít nhất 10 (mười ngày)
+ Việc cho mượn cho ở thuê thế nào
+ Nếu có mâu thuẫn nảy sinh giữa hai chủ sở hữu sẽ xử lý như thế nào; ví dụ khi có tranh chấp ưu tiên các bên tự thương lượng, thoả thuận, trường hợp không thể hoà giải và thoả thuận thì sẽ khởi kiện để toà án có thẩm quyền giải quyết
– Để được mượn nhà hợp lệ thì bên cho ở nhờ và bên thuê nhờ phải thoả mãn các yêu cầu theo Điều 119 Luật Nhà ở 2014:
+ Bên cho ở nhờ là chủ sở hữu nhà ở hoặc người thừa kế theo quy định của pháp luật về dân sự.
+ Bên cho ở nhờ là cá nhân có năng lực hành vi dân sự và tổ chức bán hoặc cho thuê nhà ở phải có giấy phép kinh doanh nhà ở, trong khi tổ chức bán nhà này không vì lý do kinh doanh.
+ Bên mượn, cho ở nhờ nếu là cá nhân trong nước thì không phụ thuộc vào nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và phải có năng lực hành vi dân sự; nếu là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải thuộc đối tượng được mua hoặc được thuê nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật nhà ở; nếu là tổ chức thì không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh năm 2023
- Hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam
- Mẫu giấy hợp đồng thuê nhà ở mới nhất 2023 đang được sử dụng
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Download mẫu hợp đồng cho ở nhờ nhà” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là mẫu sơ yếu lý lịch 2023 Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
+ Hợp đồng song vụ
+ Hợp đồng đơn vụ
+ Hợp đồng chính
+ Hợp đồng phụ
+ Hợp đồng có đền bù
+ Hợp đồng không có đền bù
+ Hợp đồng có hiệu lực tại thời điểm giao kết (hay còn được gọi là hợp đồng ưng thuận).
+ Hợp đồng thực tế
Bởi vì việc nhà cho ở nhờ, cho mượn được thực hiện đã phần bằng miệng hoặc các văn bản không có công chứng nên quá trình đòi lại nhà cho ở nhờ, cho mượn là một quá trình rất phức tạp. Bởi vì tính chất rất phức tạp dẫn đến thời gian giải quyết tranh chấp thường kéo dài. Do đó, đa phần các vụ án đòi nhà cho ở nhờ, cho mượn trước khi được đưa ra tranh chấp tại Tòa án thì sẽ được thực hiện việc hòa giải tại xã/ phường có bất động sản đó, cụ thể:
– Hòa giải tranh chấp đòi nhà cho ở nhờ, cho mượn.
Các bên tự thương lượng, đàm phán giải quyết tranh chấp được xác định là việc làm được pháp luật khuyến khích. Tại giai đoạn này, các bên có thể tự đưa ra phương án giải quyết. Nếu phương án được cả hai bên thống nhất thực hiện thì tranh chấp đương nhiên chấm dứt. Tuy nhiên, tỉ lệ các bên thương lượng, hòa giải thành ở giai đoạn này không lớn. Do đó, nếu muốn việc đàm phán thành công thì cần có bên thứ ba đứng giữa làm “trọng tài”. Một trong phương pháp hữu hiệu thường được sử dụng là yêu cầu Uỷ ban nhân dân xã tiến hành hòa giải.
– Hòa giải tranh chấp đòi lại nhà cho ở nhờ, cho mượn tại Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Đầu tiên các bên cần gửi đơn yêu cầu Uỷ ban nhân dân cấp xã tiến hành hòa giải. Khi nhận được đơn, chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã sẽ tổ chức hòa giải tranh chấp đất trong thời hạn 45 ngày. Trong quá trình diễn ra buổi hòa giải thì cần sự có mặt đầy đủ các bên tham gia theo đúng quy định của luật định. Việc quy định về hòa giải ở Uỷ ban nhân dân cấp xã sẽ giúp các bên đưa ra được phương án giải quyết tranh chấp một cách khách quan hơn phần nào đó để tránh những chi phí tranh tụng tại Tòa án gây mất thời gian và tiền bạc của các bên.