Thị trường lao động mở mang lại nhiều nguồn lao động đến từ các nước trong khu vực và trên thế giới có trình độ kỹ thuật cao. Vì tính chất khác biệt với người lao động trong nước nên khi người nước ngoài muốn tham gia vào thị trường Việt Nam bắt buộc phải có những điều kiện nhất định và được quản lý qua giấy phép lao động. Ngoài ra trong bộ luật lao động cũng có những quy định riêng đối với người nước ngoài trong quá trình cư trú và lao động tại Việt Nam. Vậy người lao động nước ngoài sẽ có những khác biệt nào với người lao động Việt Nam? Khi tham gia lao động, người nước ngoài có phải thử việc không? Để giải đáp thắc mắc này mời bạn đón đọc bài viết “Người nước ngoài có phải thử việc không?” dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
Người nước ngoài có phải thử việc không?
Hiện nay đối với việc tuyển dụng làm một công việc nào đó người lao động và cả người sử dụng lao động đều rất quan tâm đến vấn đề thử việc, phía người sử dụng lao động có thể thông qua thử việc mà xác đinh xem người lao động làm việc có tốt hay không và có thể tuyển dụng hay không? còn người lao động thông qua thử việc có thể đánh giá bản thân có thể phù hợp với công việc hay không. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc. Như vậy có thể hiểu người thử việc là người đang trong quá trình thử việc mà nội dung thử việc được ghi trong hợp đồng lao động, hay người thử việc thông qua hợp đồng thử việc.
Căn cứ tại Điều 2 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
- Người lao động, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động.
- Người sử dụng lao động.
- Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
Căn cứ vào Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Thử việc
- Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
- Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.
- Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
Theo như quy định trên, người lao động nước ngoài cũng một trong những đối tượng áp dụng của Bộ luật Lao động 2019.
Vậy nên, người sử dụng lao động Việt Nam có thể thỏa thuận thử việc với người lao động nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Lao động nước ngoài thử việc có cần xin giấy phép lao động không?
Giấy phép lao động là văn bản cho phép người nước ngoài được làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Trên giấy phép lao động có ghi rõ thông tin về người lao động, bao gồm họ tên, số hộ chiếu, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số hộ chiếu; tên và địa chỉ của tổ chức nơi làm việc, vị trí làm việc.
Như vậy, có thể hiểu giấy phép lao động cho người nước ngoài là một dạng của giấy phép trong đó cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam thẩm định các điều kiện cơ bản của pháp luật Việt Nam đối với từng trường hợp người nước ngoài có nhu cầu làm việc, công tác tại Việt Nam (Là người lao động có hưởng lương) theo quy định của Luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành. Lao động nước ngoài thử việc có cần xin Giấy phép lao động không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Bộ luật lao động 2019 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.
Theo quy định trên, thử việc cũng là một hình thức làm việc, người lao động nước ngoài thử việc tại Việt Nam làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động
Căn cứ tại Điều 151 Bộ luật lao động 2019 quy định như sau:
Điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
- Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;
d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 của Bộ luật này. - Thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động. Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
- Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam và được pháp luật Việt Nam bảo vệ, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Căn cứ tại Điều 154 Bộ luật lao động 2019 quy định như sau:
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động
- Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.
- Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.
- Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
- Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
- Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
- Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư.
- Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
- Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
Theo quy định trên, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam cần phải đáp ứng được các điều kiện trên. Trong đó có điều kiện phải có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam trừ các trường hợp:
– Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.
– Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.
– Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
– Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
– Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
– Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư.
– Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
Vậy nên, nếu người lao động nước ngoài không thuộc các trường hợp trên thì vẫn phải xin giấy phép lao động khi thử việc tại Việt Nam.
Trình tự cấp giấy phép lao động tại Việt Nam?
Người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động được coi là làm việc hợp pháp và được bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình trong các mối quan hệ lao động.. Người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực có thể bị phạt tiền lên tới 75.000.000 đồng tùy vào số lượng lao động liên quan (theo quy định của nghị định trên). Vậy trình tự cấp giấy phép lao động tại Việt Nam như thế nào?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, quy định trình tự cấp giấy phép lao động như sau:
– Trước ít nhất 15 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam, người nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc được quy định như sau:
+ Người sử dụng lao động đối với trường hợp người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, điểm e khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, điểm g khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, điểm i khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP và k khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP
+ Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam hoặc tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam mà người lao động nước ngoài đến làm việc theo hình thức quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP và điểm d khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP
+ Người lao động nước ngoài vào Việt Nam để chào bán dịch vụ, người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại theo hình thức quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP và điểm h khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động dự kiến làm việc cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài. Mẫu giấy phép lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội in và phát hành thống nhất. Trường hợp không cấp giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
– Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động thì người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động.
– Người sử dụng lao động phải gửi hợp đồng lao động đã ký kết theo yêu cầu tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động đó. Hợp đồng lao động là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu giấy xin phép nghỉ ốm dành cho người lao động
- Giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài tại Việt Nam năm 2023
- Thủ tục phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài như thế nào?
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Người nước ngoài có phải thử việc không?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về sang tên sổ đỏ mất phí bao nhiêu. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Bộ Luật lao động 2019, thử việc được quy định như sau:
“1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.
3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.”
Theo như quy định nêu trên, pháp luật không quy định bắt buộc phải có thử việc, mà đó là dựa vào nhu cầu thỏa thuận giữa các bên. Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 2 BLLĐ 2019 về đối tượng áp dụng của bộ luật này, trong đó bao gồm cả “Người lao động nước ngoài tại Việt Nam”. Như vậy, có thể hiểu, quy định về thử việc có thể áp dụng cho cả người lao động nước ngoài tại Việt Nam.
Theo đó, trường hợp nếu các bên có nhu cầu về thử việc thì kể từ 01/01/2021 trở đi, người sử dụng lao động và người lao động có thể linh hoạt hơn về việc thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp động lao động trong khi Bộ Luật lao động 2012 không quy định về vấn đề này. Thông qua đó, những quy định mới này đã ngày một phù hợp hơn với thực tế hiện nay khi nhiều doanh nghiệp đã thực hiện việc lồng ghép nội dung thử việc vào nội dung hợp đồng lao động.
Do đó, nếu xét thấy cần thiết thì người sử dụng lao động có thể áp dụng thử việc đối với người lao động nước ngoài.
Như đã phân tích tại mục 3.1. và 3.2, trường hợp người sử dụng lao động có nhu cầu thỏa thuận về thử việc đối với người lao động nước ngoài thì phải giao kết hợp đồng lao động trong đó nội dung về thử việc được trình bày trong hợp đồng lao động này để làm cơ sở xin giấy phép lao động.
Về thời gian thử việc có phải đóng BHXH cho người lao động nước ngoài hay không thì tham khảo quy định tại Quyết định 2777/QĐ-BHXH ngày 31/12/2015. Tại quyết định này có nội dung về một số trường hợp phải đóng BHXH, BHYT, BHTN như sau: “Người lao động có thời gian thử việc ghi trong Hợp đồng lao động, Hợp đồng làm việc mà hợp đồng đó thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN thì đơn vị và người lao động phải đóng BHXH, BHYT, BHTN cho cả thời gian thử việc.
Đồng thời, theo quy định tại Nghị định 143/2018/NĐ-CP, người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
Cần lưu ý, nếu người lao động nước ngoài chưa đủ điều kiện đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ thanh toán trực tiếp cho người lao động nước ngoài một khoản tiền tương ứng với mức đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cùng kỳ với kỳ thanh toán tiền lương hằng tháng.
Bên cạnh đó, theo quy định của Luật bảo hiểm y tế, đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc là người lao động, trong đó có cả người lao động là người nước ngoài làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên nhưng không quá 36 tháng theo quy định của pháp luật lao động. Do đó, nếu nội dung thử việc được đưa vòa hợp đồng lao động thì người lao động là người nước ngoài vẫn phải đóng bảo hiểm y tế theo loại hợp đồng lao động đã giao kết mặc dù thực tế mới đang thực hiện nội dung về thử việc.
Từ phân tích và lập luận ở các mục trên có thể kết luận rằng kể cả khi người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam đang trong thời gian thử việc theo hợp đồng lao động có nội dung thử việc thì người sử dụng lao động và người lao động là người nước ngoài đều có nghĩa vụ đóng các loại bảo hiểm xã hội gồm: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất và bảo hiểm y tế.
Pháp luật lao động chưa có quy định riêng áp dụng về chế độ thử việc đối với người lao động là người nước ngoài, đồng thời theo quy định về đối tượng áp dụng của Bộ luật lao động thì quy định về thử việc trong Bộ luật lao động sẽ được áp dụng khi người sử dụng lao động thỏa thuận áp dụng thử việc đối với người lao động là người nước ngoài. Và theo đó, cần tuân thủ những quy định mang tính chất bắt buộc cần đáp ứng như: thời gian thử việc; mức lương thử việc; thông báo kết quả thử việc… Và nếu không tuân thủ những quy định pháp luật này chắc chắn sẽ phải chịu rủi ro pháp lý, cụ thể là xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm về thử việc quy định tại Điều 10 Nghị định 12/2022/NĐ-CP. Theo đó, mức phạt đối với cá nhân từ 200 nghìn đồng đến 5 triệu đồng tùy hành vi vi phạm, còn đối với người sử dụng lao động là tổ chức thì mức phạt tiền ít nhất là 1 triệu đồng và cao nhất là 10 triệu đồng.