Chào luật sư, hôm qua công an xã có gọi điện thoại cho tôi để thông báo về việc tải tài khoản định danh điện tử cho tôi và gia đình, tôi có bảo đã làm thủ tục định danh trực tiếp rồi thì có cần đăng ký không thì nhận được câu trả lời là phải đăng ký tài khoản định danh điện tử vì đây là mức 2. Việc định danh giúp công an có thể nắm được thông tin của công dân. Tôi không rõ về điện tử, do là hướng dẫn qua điện thoại nên tôi không hiểu cách đăng ký. Vậy cách đăng ký tài khoản định danh điện tử mức 2 ra sao? Xin được tư vấn.
Cảm ơn câu hỏi của bạn, mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 59/2022/NĐ-CP
Tài khoản định danh điện tử mức 2 là gì?
Hiện nay, Nhà nước sẽ gắn cho mỗi cá nhân, tổ chức một danh tính riêng trên môi trường điện tử để quản lý thông tin.
Việc đăng ký, đối soát, tạo lập và gắn danh tính điện tử với chủ thể được gọi là định danh điện tử.
Để quản lý hoạt động định danh và danh tính điện tử, Bộ Công an đã xây dựng một hệ thống thực hiện đăng ký, tạo lập, quản lý tài khoản định danh điện tử và thực hiện xác thực.
Điều 3 Nghị định 59/2022/NĐ-CP giải thích, tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác tạo bởi cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử.
Công dân thực hiện đăng ký, quản lý, khai thác thông tin tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VNeID – ứng dụng do Bộ Công an xây dựng, phát triển, quản lý.
Tên đăng nhập, số tài khoản định danh điện tử chính là số định danh cá nhân hay số Căn cước công dân.
Căn cứ Điều 8, Điều 9 Nghị định 59, tài khoản định danh điện tử của cá nhân được chia thành 02 mức độ:
- Tài khoản định danh điện tử mức 1 gồm các thông tin cơ bản:
- Số định danh cá nhân;
- Họ tên;
- Ngày, tháng, năm sinh;
- Giới tính;
- Trường hợp là người nước ngoài thì có thêm thông tin về số, ký hiệu, ngày, tháng, năm, loại giấy tờ và nơi cấp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
- Người dân có thể tự đăng ký tài khoản định danh mức 1 trên ứng dụng VNeID một cách rất dễ dàng.
Tài khoản định danh điện tử mức 2 để làm gì?
Tài khoản định danh điện tử mức 2 có giá trị như sau:
- Có giá trị chứng minh thông tin trong các hoạt động, giao dịch có yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân.
- Đối với công dân Việt Nam:
Tương đương với việc sử dụng Căn cước công dân trong các giao dịch có yêu cầu xuất trình Căn cước công dân.
Cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ của công dân đã được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử để đối chiếu khi phải xuất trình giấy tờ đó.
Trên thực tế, hiện nay người dân có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử mức 2 để đi máy bay mà không cần mang theo Căn cước công dân.
Ngoài ra, tài khoản định danh điện tử mức 2 trên ứng dụng VNeID còn có nhiều tính năng đáng chú ý như:
- Khai báo lưu trú, đăng ký cư trú
- Tố giác tội phạm
Công dân có thể dùng tài khoản định danh cá nhân của mình tố giác 17 loại tội phạm với cơ quan Công an.
- Trả tiền điện, nước, thanh toán không dùng tiền mặt
Theo Đề án phát triển định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia ban hành kèm Quyết định 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 06), ứng dụng VNeID được định hướng tích hợp với các ứng dụng cốt lõi như: Ví điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, chứng khoán, điện, nước…
Cách đăng ký tài khoản định danh điện tử mức 2
Để đăng ký tài khoản định danh điện tử cá nhân, trước tiên phải tải về ứng dụng VNeID
Tải về trên App store
Tải về trên Google Play
Sau khi tải và cài đặt ứng dụng thành công, bạn đã có thể sử dụng ứng dụng bằng cách mở ứng dụng
Đăng ký tài khoản ứng dụng để đăng nhập
Sau khi tải ứng dụng VNeID, việc đầu tiên cần làm là đăng ký tài khoản ứng dụng.
Bước 1: Nhấn nút Đăng ký trên màn hình ứng dụng
Bước 2: Nhập thông tin
Nhập thông tin số định danh cá nhân là số Căn cước công dân và số điện thoại chính chủ đã đăng ký với nhà mạng sau đó nhấn Tiếp tục
Tiếp theo cập nhật thông tin lên ứng dụng:
Cách 1: Hãy nhấn vào biểu tượng quét mã QR Căn cước công dân gắn chip
Cách 2: Nhập thủ công các trường thông tin theo thẻ Căn cước công dân gắn chip
Lưu ý: Đối với thông tin về nơi thường trú, bạn có thể nhập thông tin thường trú hiện bạn đã làm thủ tục cư trú với cơ quan Công an
Sau khi đăng ký các thông tin được điền đầy đủ và chính xác, nhấn vào link “Điều khoản sử dụng ứng dụng và dịch vụ” để hiểu rõ về các điều khoản liên quan đến việc sử dụng ứng dụng và các dịch vụ được cung cấp trên ứng dụng.
Nếu đồng ý thì tích vào mục “Đồng ý với điều khoản dịch vụ và ứng dụng” để hoàn thành
Bước 3: Nhập mã OTP
Sau khi thông tin được cập nhật thành công, nhập mã OTP được gửi về số điện thoại bạn đã đăng ký ở các bước trước.
Trường hợp không nhận được tin nhắn hoặc mã OTP đã quá hạn sử dụng thì nhấn vào “Gửi lại mã”
Bước 5: Thiết lập mật khẩu cho ứng dụng VNeID
Yêu cầu: Mật khẩu có từ 8 đến 20 ký tự, bao gồm các số từ 0 – 9, chữ viết hoa A – Z, chữ viết thường a -z và ít nhất 01 ký tự đặc biệt (!@#$^*()_)
Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có thể dùng thay căn cước công dân không?
Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có giá trị tương đương với việc sử dụng thẻ căn cước công dân (CCCD) trong các giao dịch và thủ tục yêu cầu xuất trình CCCD. Tài khoản này cũng cung cấp thông tin từ các loại giấy tờ của công dân đã được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử, để cơ quan và tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi yêu cầu xuất trình giấy tờ đó.
Đối với chủ thể danh tính điện tử là người nước ngoài, việc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập có giá trị tương đương với việc sử dụng hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị quốc tế trong các giao dịch yêu cầu xuất trình hộ chiếu hoặc giấy tờ quốc tế. Tài khoản cũng cung cấp thông tin từ các loại giấy tờ của người nước ngoài đã được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử, để cơ quan và tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi yêu cầu xuất trình giấy tờ đó.
Các tổ chức cũng có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử của mình để cung cấp thông tin từ các loại giấy tờ của tổ chức, đã được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử, để cơ quan và tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi yêu cầu xuất trình giấy tờ đó.
Khi chủ thể danh tính điện tử sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trong các hoạt động và giao dịch điện tử, điều này tương đương với việc xuất trình giấy tờ và tài liệu để chứng minh thông tin đã tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.
Do đó, người dân có thể sử dụng thông tin định danh điện tử (qua ứng dụng VNeID) để chứng minh danh tính, thực hiện các thủ tục hành chính và giao dịch dân sự, thay thế cho thẻ CCCD gắn chip hiện tại.
Những điều cần lưu ý khi đã có tài khoản định danh điện tử
Để bảo đảm an toàn cho tài khoản định danh điện tử, công dân cần tuân thủ những lưu ý sau đây:
Tránh chia sẻ thông tin tài khoản với người khác.
Đăng xuất khỏi tài khoản khi cho người khác mượn thiết bị.
Luôn cập nhật ứng dụng và thông tin mới nhất liên quan đến an ninh thông tin.
Trong trường hợp mất thiết bị sử dụng tài khoản định danh điện tử, công dân có thể yêu cầu tạm khóa tài khoản để bảo vệ dữ liệu cá nhân theo hai phương pháp sau:
Yêu cầu khóa tài khoản trên trang web Định danh điện tử Quốc gia.
Liên hệ với cơ quan Công an để được hỗ trợ tạm khóa tài khoản.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Cách đăng ký tài khoản định danh điện tử mức 2”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về Hợp thửa đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Mọi cá nhân từ 14 tuổi trở lên đều có thể đăng ký định danh điện tử. Trẻ em chưa đủ 14 tuổi sẽ đăng ký theo tài khoản định danh của cha, mẹ, hoặc người giám hộ.
Người nước ngoài đủ 14 tuổi cũng có thể đăng ký định danh điện tử trong thời gian ở tại Việt Nam. Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức thành lập trong nước hoặc đăng ký hoạt động tại Việt Nam cũng có thể thiết lập tài khoản này.
Có hai cấp độ định danh điện tử, lần lượt là cấp độ 1 và cấp độ 2. Tài khoản cấp độ 1 sẽ bao gồm các thông tin: số định danh cá nhân, họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, ảnh chân dung. Tài khoản cấp độ 2 bổ sung thêm vân tay của chủ tài khoản.
Chúng ta cần lưu ý rằng tài khoản cấp 1 chỉ có giá trị hiển thị và xác minh các thông tin cơ bản của một người dân trong các hoạt động hay giao dịch có yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân. Chỉ có tài khoản cấp 2 mới có giá trị tương đương căn cước công dân và có khả năng thay thế các loại giấy tờ tùy thân.
Để đăng ký tài khoản định danh điện tử cấp 1, ta cần làm theo các bước sau:
Cài đặt ứng dụng VNeID trên điện thoại.
Nhập số định danh cá nhân (tức số căn cước công dân) và số điện thoại hoặc thư điện tử.
Cung cấp các thông tin theo hướng dẫn trên ứng dụng VNeID. Bạn có thể quét mã QR trên căn cước công dân để tự động điền các thông tin này.
Chụp ảnh chân dung theo hướng dẫn của ứng dụng.
Gửi yêu cầu cấp tài khoản.
Khi yêu cầu được giải quyết, một tin nhắn thông báo sẽ được gửi tới điện thoại hoặc hòm thư điện tử của người đăng ký trong tối đa 7 ngày.