Xin chào Luật sư, tôi có thắc mắc khi nộp thuế đối với chủ nhà trọ. Cụ thể hiện nay tôi đang sinh sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh, tôi có thuê một nhà trọ tại đây để thuận tiện cho việc sinh hoạt của mình. Chủ nhà trọ muốn nhờ tôi nộp thuế thay cho họ, tôi thắc mắc rằng pháp luật quy định chủ nhà cần nộp những loại thuế gì khi cho thuê trọ? Tôi sẽ viết mẫu giấy ủy quyền nộp thuế thay chủ nhà ra sao và mẫu giấy này có cần phải thực hiện công chứng hay không? Mong luật sư hỗ trợ tư vấn giải đáp giúp, tôi cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến bộ phận tư vấn pháp luật, Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc bêu trên cho bạn tại nội dung sau, mời bạn tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Chủ nhà cần nộp những loại thuế gì khi cho thuê trọ?
Thuế có vai trò tạo điều kiện công bằng trong phân chia tài nguyên và thu nhập xã hội. Qua việc thiết lập hệ thống thuế tiến bộ, người có thu nhập cao thường phải đóng nhiều hơn so với người có thu nhập thấp. Điều này giúp giảm bớt khoảng cách giàu nghèo và tạo ra một sự phân chia công bằng hơn trong xã hội. Vậy hiện nay chủ nhà cần nộp những loại thuế gì khi cho thuê trọ?
Theo quy định tại khoản 25, Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31.12.2013, nếu kinh doanh cho thuê nhà ở, phòng trọ có mức doanh thu hàng năm từ một trăm triệu đồng trở xuống thì không phải nộp thuế. Còn nếu cho thuê nhà trọ, căn hộ có mức doanh thu từ một trăm triệu đồng trở lên thì sẽ phải chịu thuế.
Thuế môn bài
Đây là loại thuế mà hộ kinh doanh (chủ nhà cho thuê) phải đóng nếu có doanh thu hàng năm đạt trên mức 100 triệu đồng. Mức lệ phí môn bài phải nộp sẽ dựa vào số vốn điều lệ được ghi trên giấy phép kinh doanh và doanh thu bình quân hàng năm của hộ đó. Cụ thể, mức nộp lệ phí này được quy định trong khoản 2 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP như sau:
Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm, lệ phí phải nộp 1 triệu đồng/năm.
Doanh thu từ 300 – 500 triệu đồng, lệ phí phải nộp 500.000 đồng/năm.
Doanh thu từ 100 – 300 triệu đồng, lệ phí phải nộp 300.000 đồng/năm.
Lưu ý, nếu doanh thu phát sinh từ việc cho thuê vào 6 tháng đầu năm thì cá nhân, hộ gia đình phải nộp thuế cho cả năm. Riêng hợp đồng thuê nhà phát sinh vào 6 tháng cuối năm (từ 1.7) thì mức thuế môn bài phải nộp bằng ½ số tiền thuế môn bài của cả năm.
Ví dụ, bạn bắt đầu cho thuê nhà từ tháng 9, doanh thu bình quân ước tính đạt 150 triệu đồng/năm, thì mức thuế môn bài bạn phải nộp được tính bằng: (300.000) x (1/2) = 150.000 đồng.
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Khoản 2 Điều 1 Thông tư 119/2014/TT-BTC quy định “Đối với hộ gia đình, cá nhân có tài sản cho thuê mà tổng số tiền cho thuê trong năm từ 100 triệu đồng trở xuống, hoặc tổng số tiền cho thuê trung bình 1 tháng trong năm từ 8,4 triệu đồng trở xuống thì không phải khai, nộp thuế TNCN, thuế GTGT và cơ quan thuế không thực hiện cấp hóa đơn lẻ đối với trường hợp này”.
Mức thuế TNCN và thuế GTGT khi đó sẽ được tính theo công thức sau:
Thuế TNCN phải nộp = (Doanh thu) x (5%)
Thuế GTGT phải nộp = (Doanh thu) x (5%)
Ví dụ, bà A cho thuê nhà liên tục từ tháng 10.2020 đến hết tháng 12.2021, giá thuê 1 tháng là 9 triệu đồng. Khi đó, tổng số tiền cho thuê cũng như mức thuế TNCN và thuế GTGT mà bà A phải nộp được tính như sau:
Năm 2020, bà A cho thuê nhà 3 tháng (từ tháng 10 đến hết tháng 12) với doanh thu là: (3 tháng) x (9 triệu đồng) = 27 triệu đồng (<100 triệu đồng). Như vậy, năm 2018, bà A không phải nộp thuế TNCN và thuế GTGT đối với hoạt động cho thuê nhà.
Năm 2021, bà A cho thuê nhà 12 tháng (từ tháng 1 đến hết tháng 12) với doanh thu là: (12 tháng) x (9 triệu đồng) = 108 triệu đồng (>100 triệu đồng). Như vậy, năm 2021, bà A phải nộp thuế TNCN và thuế GTGT đối với hoạt động cho thuê nhà.
Các trường hợp được khai thuế và nộp thuế TNCN thay cho chủ nhà
Nộp thuế là hành động gửi số tiền vào ngân sách quốc gia hoặc địa phương như một phần của trách nhiệm cá nhân hoặc doanh nghiệp đối với việc chịu trách nhiệm tài chính đối với các hoạt động kinh doanh hoặc thu nhập cá nhân. Vậy trong những trường hợp nào sẽ được tiến hành nộp thuế thay?
Theo Khoản 1 Điều 8 của thông tư 40/2021/TT-BTC được sửa đổi bởi Thông tư 100/2021/TT-BTC quy định tổ chức, cá nhân khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân trong các trường hợp sau:
+ Tổ chức thuê tài sản của cá nhân mà có thỏa thuận bên đi thuê là người nộp thuế thay được quy định trong hợp đồng thuê tài sản;
+ Cá nhân và tổ chức có hợp tác kinh doanh với nhau;
+ Tổ chức chi trả các khoản thưởng, khuyến mại, hỗ trợ đạt doanh số, chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền, các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác cho hộ khoán;
+ Tổ chức tại Việt Nam thực hiện chi trả thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số cho cá nhân là đối tác của nhà cung cấp nền tảng số ở nước ngoài (không có cơ sở thường trú tại Việt Nam) theo thỏa thuận với nhà cung cấp nền tảng số ở nước ngoài;
+ Tổ chức bao gồm cả chủ sở hữu Sàn giao dịch thương mại điện tử thực hiện việc khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân theo quy định của pháp luật dân sự trên cơ sở ủy quyền thỏa thuận của các bên;
+ Cá nhân khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân là người nộp thuế trên cơ sở ủy quyền của các bên theo quy định của pháp luật dân sự.
Mẫu giấy ủy quyền nộp thuế thay chủ nhà mới năm 2023
Giấy ủy quyền nộp thuế thay chủ nhà có phải công chứng hay không?
Căn cứ tại Điều 562 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Đồng thời theo quy định của Luật công chứng năm 2014 thì chỉ quy định về thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền nhưng không có quy định về việc phải bắt buộc phải công chứng hợp đồng này, chỉ một vài trường hợp các bên lập hợp đồng ủy quyền mới phải công chứng hoặc chứng thực. Do đó, hợp đồng ủy quyền khai thuế và nộp thuế TNCN thay chủ nhà không bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực. Tuy nhiên, trên thực tế để tránh phát sinh tranh chấp sau này và để hợp đồng đảm bảo giá trị pháp lý cao thì các bên nên chứng thực hoặc công chứng hợp đồng ủy quyền khai thuế và nộp thuế TNCN thay chủ nhà.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề quyết toán thuế đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu giấy ủy quyền nộp thuế thay chủ nhà mới năm 2023“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về làm sổ đỏ lần đầu. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm
- Quy định về đấu thầu dự án có sử dụng đất năm 2023
- Giá thầu đất nông nghiệp theo quy định mới 2023
- Đất đấu thầu của xã được quy định thế nào?
Câu hỏi thường gặp:
Đối với cá nhân kinh doanh nhà trọ sẽ nộp hồ sơ khai thuế tại chi cục thuế quản lý trực tiếp nơi có bất động sản.
Về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế: Nếu chủ nhà khai thuế 1 lần theo năm, thì thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch (thường là ngày 31.3). Nếu chủ nhà khai thuế theo kỳ hạn thanh toán, thì thời hạn nộp hồ sơ chậm chất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý bắt đầu hoạt động cho thuê.
Hồ sơ khai thuế gồm:
– Tờ khai thuế đối với hoạt động cho thuê tài sản theo mẫu số 01/TTS.
– Phụ lục bảng kê chi tiết hợp đồng cho thuê tài sản theo mẫu số 01-1/BK-TTS.
– Bản sao hợp đồng thuê tài sản, phụ lục hợp đồng.