Chào Luật sư, bộ phim ABC hiện đang công chiếu tại rạp phim nhưng người xem có hành vi quay lén phim và tung lên mạng xã hội gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và dẫn đến thiệt hại về doanh thu. Tôi thắc mắc, với hành vi quay lén phim trong rạp phim có được xem là xâm phạm quyền tác giả hay không? Mức xử phạt cho hành vi đó theo quy định pháp luật hiện nay như thế nào? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi.
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Luật sư X. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn thông qua bài viết “Luật định quay lén phim trong rạp phim bị xử phạt ra sao?”. Mời bạn đón xem ngay nhé!
Căn cứ pháp lý
Quay lén có phải là hành vi sao chép không?
Hành vi quay video, phát trực tiếp bộ phim lên mạng xã hội để lưu giữ hoặc chia sẻ với người khác là hành vi sao chép được quy định tại khoản 10 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi năm 2009. Theo đó: “Sao chép là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo bản sao dưới hình thức điện tử”.
Theo khoản 6 Điều 28, khoản 5 Điều 35 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, hai việc làm sau bị coi là xâm phạm quyền tác giả:
– Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.
– Sao chép, trích ghép đối với cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
Như vậy, hành vi quay lén phim chiếu rạp là sao chép tác phẩm ghi hình.
Luật định quay lén phim trong rạp phim bị xử phạt ra sao?
Theo Điều 27 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 28/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 131/2013/NĐ-CP, hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm bị xử phạt hành chính như sau:
– Phạt tiền từ 15.000.000 đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép bản ghi âm, ghi hình mà không được phép của chủ sở hữu quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình.
– Buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Ngoài xử phạt hành chính, người có hành vi sao chép tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 170a (tội Xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan) Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 như sau:
1. Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại thì bị phạt tiền từ 50 triệu đến 500 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm:
– Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;
– Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình…
Như vậy, hành vi quay phim, phát trực tiếp nội dung phim trong rạp chiếu phim là vi phạm luật sở hữu trí tuệ. Người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt đến 35.000.000 đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu vi phạm vì mục đích thương mại với mức phạt tù đến 3 năm theo quy định của Bộ luật hình sự nêu trên.
Trường hợp quay lén phim trong rạp phim bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Tùy vào mục đích phát tán video, mức độ ảnh hưởng về kinh tế đối với chủ thể quyền tác giả, số tiền thu lợi bất chính thu được… Người thực hiện hành vi quay lén, phát tán livestream phim điện ảnh trong rạp chiếu phim có thể bị xử lý hình sự nếu hành vi có một trong các yếu tố sau:
- Quy mô thương mại;
- Thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng;
- Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100 triệu đến dưới 500 triệu;
- Hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
Cụ thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh: Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại Điều 225 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;
b) Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;
d) Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500.000.000 đồng trở lên;
đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Đối với tội này, người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật là bất kỳ người, pháp nhân nào có năng lực trách nhiệm hình sự và thực hiện với lỗi cố ý. Khi đó hình phạt cao nhất đối với những hành vi vi phạm pháp luật thuộc tội này sẽ là: Phạt tiền đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với cá nhân, phạt tiền đến 03 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm đối với pháp nhân thương mại.
Như vậy tùy vào mức độ vi phạm mà hành vi quay lén phim trong rạp chiếu phim sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Luật định quay lén phim trong rạp phim bị xử phạt ra sao?
Cơ quan có thẩm quyền xử phạt
- Chiến sỹ công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến 500.000 đồng.
- Trưởng công an cấp xã, trưởng đồn công an, trạm trưởng trạm công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
- Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh văn hóa, tư tưởng, Trưởng phòng An ninh thông tin, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh có quyền phạt tiền đến 25.000.000 đồng.
- Thanh tra viên văn hóa, thể thao và du lịch đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến 500.000 đồng.
- Chánh Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Sở có quyền phạt tiền đến 50.000.000 đồng.
- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Bộ có quyền phạt tiền đến 175.000.000 đồng.
- Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quyền phạt tiền đến 250.000.000 đồng.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền phạt tiền đến 50.000.000 đồng.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền phạt tiền đến 250.000.000 đồng
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Điều kiện thành lập chi nhánh công ty kiểm toán cần những gì?
- Trốn thuế là vi phạm hình thực thực hiện pháp luật nào?
- Quy định về kho chứa phân bón khi kinh doanh cần những gì?
Thông tin liên hệ
Vấn đề“Luật định quay lén phim trong rạp phim bị xử phạt ra sao?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Luật sư tư vấn thừa kế, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo điểm a khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau:
“Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Gây mất trật tự công cộng ở nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư hoặc ở những nơi công cộng khác, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2, điểm b khoản 5 Điều này;
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc công cụ, đồ vật, phương tiện khác có khả năng sát thương;”
Theo đó, người có hành vi gây mất trật tự công cộng ở nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư hoặc ở những nơi công cộng khác, trừ trường hợp tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng và gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc công cụ, đồ vật, phương tiện khác có khả năng sát thương thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
Như vậy, người có hành vi gây mất trật tự ở rạp chiếu phim có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Luật Điện ảnh 2022 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh như sau:
Những nội dung và hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh
2. Nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:
a) Phát hành, phổ biến phim trong rạp chiếu phim, trên hệ thống truyền hình và địa điểm chiếu phim công cộng mà không có Giấy phép phân loại phim của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh (sau đây gọi là Giấy phép phân loại phim) hoặc Quyết định phát sóng của cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động truyền hình (sau đây gọi là Quyết định phát sóng);
b) Phổ biến phim trên không gian mạng mà không phân loại, hiển thị kết quả phân loại phim theo quy định của Luật này;
c) Thay đổi, làm sai lệch nội dung phim và kết quả phân loại phim đối với phim đã được cấp Giấy phép phân loại phim hoặc Quyết định phát sóng;
d) Sản xuất, phát hành, phổ biến phim, lưu chiểu, lưu trữ phim không tuân thủ quy định của Luật này, Luật Sở hữu trí tuệ và quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Phát hành, phổ biến phim đã có quyết định thu hồi Giấy phép phân loại phim hoặc Quyết định phát sóng;
e) Sao chép phim khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu phim, trừ trường hợp Luật sở hữu trí tuệ có quy định khác;
g) Không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện phổ biến phim tại địa điểm chiếu phim công cộng;
h) Thẩm định, cấp Giấy phép phân loại phim trái quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên hành vi phát hành phim tại rạp chiếu phim mà mà không có Giấy phép phân loại phim của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh hoặc Quyết định phát sóng của cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động truyền hình thì bị nghiêm câm.
Do đó, nếu bạn muốn phát hành phim của mình tại các rạp chiếu phim thì bạn bắt buộc phải có Giấy phép phân loại phim do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cấp.