Mỗi tác phẩm mỹ thuật được tạo ra dựa trên công sức, sự sáng tạo của cá nhân, tổ chức. Vì vậy, để đảm bảo tác phẩm không bị sao chép cũng như có những hành vi xâm phạm đến quyền tác giả và bản quyền tác phẩm mỹ thuật. Thì cá nhân, tổ chức cần thực hiện đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật đó. Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp quý đọc giả biết được cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào khi tiến hành đăng ký đối với tác phẩm mỹ thuật đồng thời hướng dẫn thực hiện mẫu tờ khai đăng ký đối với tác phẩm mỹ thuật chuẩn xác, năm 2023. Hy vọng bài viết hữu ích đến quý đọc giả!
Căn cứ pháp lý
Thế nào là tác phẩm mỹ thuật?
Tác phẩm mỹ thuật được định nghĩa tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 113/2013/NĐ-CP về hoạt động mỹ thuật như sau:
Tác phẩm mỹ thuật là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục, bao gồm:
– Hội họa: Tranh sơn mài, sơn dầu, lụa, bột màu, màu nước, giấy dó và các chất liệu khác;
– Đồ họa: Tranh khắc gỗ, khắc kim loại, khắc cao su, khắc thạch cao, in độc bản, in đá, in lưới, tranh cổ động, thiết kế đồ họa và các chất liệu khác;
– Điêu khắc: Tượng, tượng đài, phù điêu, đài, khối biểu tượng;
– Nghệ thuật sắp đặt và các hình thức nghệ thuật đương đại khác.
Hồ sơ đăng ký đối với tác phẩm mỹ thuật
Hồ sơ đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng bao gồm:
a) Tờ khai đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
b) 02 bản sao tác phẩm (bao gồm cả bản điện tử)
c) Văn bản ủy quyền nếu người nộp hồ sơ là người được tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ủy quyền theo quy định tại khoản 6 Điều 38 của Nghị định này;
d) Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền:
Tài liệu chứng minh nhân thân đối với cá nhân: 01 bản sao Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;
Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý đối với tổ chức: 01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép thành lập hoặc Quyết định thành lập;
Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do giao nhiệm vụ sáng tạo là quyết định giao nhiệm vụ hoặc xác nhận giao nhiệm vụ cho cá nhân thuộc đơn vị, tổ chức đó;
Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do giao kết hợp đồng sáng tạo là hợp đồng, thể lệ, quy chế tổ chức cuộc thi;
Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do được thừa kế là văn bản xác định quyền thừa kế có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật;
Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do được chuyển giao quyền là hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, mua bán, góp vốn bằng văn bản có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật;
Trong trường hợp tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả phải có văn bản cam đoan về việc tự sáng tạo và sáng tạo theo quyết định hoặc xác nhận giao việc; hợp đồng; tham gia cuộc thi và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung cam đoan.
Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo quy định tại khoản này phải là bản gốc hoặc bản sao có công chứng, chứng thực;
đ) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
e) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung;
g) Trường hợp trong tác phẩm có sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó theo quy định của pháp luật.
Mẫu tờ khai đăng ký đối với tác phẩm mỹ thuật năm 2023
Mẫu tờ khai đăng ký đối với tác phẩm mỹ thuật năm 2023
Như đã đề cập ở mục trên, hồ sơ đăng ký đối với tác phẩm mỹ phuật bao gồm tờ khai đăng ký tác phẩm mỹ thuật. Dưới đây là bản mẫu thực hiện tờ khai đăng ký đối với tác phẩm mỹ thuật
Thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm mỹ thuật
Căn cứ theo Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả như sau:
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
1. Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này được bảo hộ vô thời hạn.
2. Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này có thời hạn bảo hộ như sau:
a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;
b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.
Như vậy, thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được quy định cụ thể là:
– Bảo hộ vô thời hạn đối với các quyền:
+ Đặt tên cho tác phẩm;
+ Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
+ Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
– Bảo hộ 75 năm đối với quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên;
– Bảo hộ 100 năm kể từ khi tác phẩm được định hình đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn 25 năm.
Đối tượng được tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật
Đối tượng tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật được quy định tại Điều 4 Thông tư 01/2018/TT-BVHTTDL hướng dẫn Nghị định 113/2013/NĐ-CP về hoạt động mỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành, theo đó:
Đối tượng tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 113/2013/NĐ-CP bao gồm:
1. Các Bộ (Cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ), Ban, Ngành, Đoàn thể Trung ương;
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan đơn vị trực thuộc có chức năng hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật;
3. Các Hội Văn học nghệ thuật;
4. Nhà Văn hóa; Trung tâm Văn hóa, Thể thao;
5. Doanh nghiệp có chức năng hoạt động trong lĩnh vực mỹ thuật, văn hóa nghệ thuật;
6. Các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật;
7. Các tổ chức, cá nhân Việt Nam có chức năng hoạt động trong lĩnh vực mỹ thuật, văn hóa nghệ thuật theo quy định của pháp luật.
Khi có hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm bị xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định về hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm như sau:
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Vậy, trong trường hợp này khi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm sẽ bị xử phạt nhẹ nhất là 15.000.000 đồng nặng nhất là 35.000.000 đồng.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Mẫu hợp đồng cho vay nặng lãi mới năm 2023
- Mẫu giấy cam kết đường đi chung mới năm 2023
- Mẫu giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất 2023
Thông tin liên hệ
Vấn đề“Mẫu tờ khai đăng ký đối với tác phẩm mỹ thuật năm 2023” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Đổi tên khai sinh Tp Hồ Chí Minh, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điểm a Khoản 2 Điều 17 Nghị định 38/2021/NĐ-CP có quy định:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật không đúng với nội dung đã thông báo.
Như vậy, hành vi tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật không đúng với nội dung đã thông báo thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Lưu ý, mức phạt này áp dụng đối với cá nhân vi phạm, trường hợp tổ chức vi phạm mức phạt sẽ gấp đôi (Khoản 2, 3 Điều 5 Nghị định này).
Định nghĩa bản sao tác phẩm mỹ thuật được quy định tại Khoản 8 Điều 2 Thông tư 01/2018/TT-BVHTTDL hướng dẫn Nghị định 113/2013/NĐ-CP về hoạt động mỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành, theo đó:
Bản sao tác phẩm mỹ thuật là bản sao chép toàn bộ tác phẩm mỹ thuật, có kích thước lớn hơn hoặc nhỏ hơn tác phẩm gốc, có ghi chữ “bản sao” và các thông tin vào mặt sau tác phẩm: tên tác giả, tên tác phẩm, chất liệu, năm sáng tác tác phẩm gốc, tên người sao chép, ngày, tháng, năm sao chép.
-Cuộc biểu diễn được định hình trên:
-Bản ghi âm: 200.000 VNĐ
-Bản ghi hình: 300.000 VNĐ
-Chương trình phát sóng: 500.000 VNĐ
– Bản ghi âm: 200.000 VNĐ
– Bản ghi hình: 300.000 VNĐ
– Chương trình phát sóng: 500.000 VNĐ