Xin chào Luật sư, Tôi hiện đang kinh doanh online trên sàn thương mại điện tử shopee. Tôi đã bắt đầu kinh doanh trên đây từ năm 2018, những năm đầu do có nhiều chính sách hỗ trợ nên giá cả sản phẩm tôi để khá thấp. Đến thời gian gần đây tôi có nghe nói nhà nước sẽ truy thu thuế từ những năm trở về trước với loại hình kinh doanh này nên tôi khá hoang mang. Khi có giấy yêu cầu đóng thuế tôi cũng lờ đi vì nghĩ không quan trọng. Nhưng vào 15/06 vừa qua bên cục thuế triệu tập tôi với hành vi trốn thuế. Luật sư cho tôi hỏi hành vi của tôi có được gọi là trốn thuế không? Trốn thuế là vi phạm hình thực thực hiện pháp luật nào? Tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho Luật sư X, vấn đề của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết “Trốn thuế là vi phạm hình thực thực hiện pháp luật nào” dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định của Chính phủ số 129/2013/NĐ-CP
Trốn thuế là vi phạm hình thực thực hiện pháp luật nào?
Nhìn một cách tông quát, có thể nhận diện hành vi vi phạm pháp luật thuế nhờ các dấu hiệu cơ bản sau đây:
Về phương điện chủ thể, vi phạm pháp luật thuế là hành vi được thực hiện bởi các chủ thể là tổ chức hoặc cá nhân có liên quan đến hoạt động hành thu thuế như người nộp thuế, cơ quan thuế hoặc công chức ngành thuế. Sở dĩ như vậy là bởi vì những chủ thể này thường được trao các thẩm quyền và nghĩa vụ pháp lí nhất định khi tham gia vào quá trình hành thu thuế (vì lợi ích riêng của họ hoặc lợi ích chung) nhưng đã không thực hiện đúng các thẩm quyền, nghĩa vụ đó như đòi hỏi của pháp luật. Điều đó cho thấy, vi phạm pháp luật thuế bao giờ cũng liên quan đến những chủ thể được pháp luật thuế quy định các quyền, nghĩa vụ nhất định và việc quy định những quyền, nghĩa vụ này không ngoài mục đích nhằm đảm bảo lợi ích chung, trên cơ sở dùng pháp luật để điều chỉnh hành vi của họ.
Về phương diện khách quan, vi phạm pháp luật thuế là hành vi trái pháp luật. Tính trái pháp luật của những hành vi này thể hiện ở chỗ, chúng không chỉ vi phạm những quy tắc xử sự chung đã được thể hiện trong trật tự pháp luật mà trong chừng mực nào đó, những hành vi này còn có thể gây phương hại đến những lợi ích chung hoặc lợi ích riêng đang được pháp luật bảo vệ. Nói cách khác, vi phạm pháp luật thuế chính là hành vi làm trái những gì mà pháp luật thuế đòi hỏi tuân thủ ở chủ thể pháp luật khi họ tham gia vào quá trình hành thu thuế. Có thể dẫn ra đây nhiều hành vi vi phạm pháp luật thuế như hành vi trốn thuế; khai man tiền thuế; dây dưa nộp thuế; hành vi tham ô tiền thuế; bao che và thông đồng với người nộp thuế để trốn lậu thuế…
Về phương diện chủ quan, vi phạm pháp luật thuế bao giờ cũng phản ánh mức độ lỗi (cố ý hoặc vô ý) của người thực hiện. Tính chất có lỗi của người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thuế thể hiện ở chỗ, chủ thể của hành vi hoàn toàn có khả năng tránh được sự vi phạm nhưng họ đã không tránh hoặc cố ý thực hiện hành vi vi phạm vì một động cơ hay mục đích thúc đẩy. Tính chất có lỗi của hành vi vi phạm pháp luật thuế được xem là một trong số các căn cứ để xác định và truy cứu ttách nhiệm pháp lí đối với người thực hiện hành vi.
Về phương điện khách thể, hành vi vi phạm pháp luật thuế đã phương hại đến những lợi ích cụ thể được pháp luật bảo vệ. Những lợi ích này có thể chỉ là lợi ích riêng của tổ chức, cá nhân hoặc lợi ích chung của toàn xã hội. Tuỳ thuộc vào mức độ xâm hại của hành vi vi phạm pháp luật thuế đến lợi ích (khách thể) mà người ta xác định được mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và từ đó có thể xác định mức độ cũng như loại chế tài tương ứng sẽ áp dụng đối với hành vi đó. Chẳng hạn, đối với hành vi trốn thuế, tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi (thường được xác định dựa vào mức tiền thuế trốn lậu) mà hành vi này có thể bị xử lí hành chính hoặc xử lí hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam.
Phân loại vi phạm pháp luật về thuế
Trong thực tiễn pháp lí, các hành vi vi phạm pháp luật thuế diễn ra rất đa dạng, tinh vi và phức tạp, với nhiều dạng thức khác nhau. Việc phân loại các vi phạm pháp luật về thuế không chỉ có ý nghĩa về mặt lí luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng, đặc biệt là giúp cho các nhà làm luật xây dựng được cơ chế xử lí phù hợp, thoả đáng đối VỚI từng nhóm loại và từng hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Đương nhiên, cho dù các vi phạm này tồn tại dưới những hình thức nào thì về phương diện bản chất, mỗi vi phạm đó đều thuộc về một trong các loại hình vi phạm chủ yếu sau đây:
Vi phạm hành chính về thuế
Trên nguyên tắc, do đa số các quy định pháp luật về thuế thuộc loại quy phạm pháp luật hành chính nên phần lớn những hành vi vi phạm pháp luật về thuế diễn ra trong thực tế thuộc loại vi phạm hành chính, về mặt lí thuyết, vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế là hành vi làm trái các quy định pháp luật hành chính trong lĩnh vực thuế, do tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xầm hại đến những lợi ích được pháp luật hành chính bảo vệ nhưng chưa đến mức xử lí hình sự và phải chịu ttách nhiệm hành chính.
Có thể nhận diện các vi phạm hành chính về thuế thông qua những đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản sau đây:
Một là đối tượng vi phạm của các hành vi vi phạm hành chính về thuế chính là các quy phạm pháp luật hành chính về thuế. Các quy phạm pháp luật này được thể hiện trong hầu hết các đạo luật về thuế (ví dụ: Luật thuế giá trị gia tăng; Luật thuế tiêu thụ đặc biệt; Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu…).
Hai là loại trách nhiệm pháp lí áp dụng đổi với những vi phạm này chỉ có thể là trách nhiệm hành chính. Theo dự liệu tại Văn bản hợp nhất số 02/VBHN/VPQH ngày 10/7/2014 về Luật xử lí vi phạm hành chính và Nghị định của Chính phủ số 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, các biện pháp chế tài hành chính chủ yểu được áp dụng đối với những hành vi vi phạm pháp luật thuế bao gồm: phạt cảnh cáo; phạt tiền. Ngoài ra, người vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế còn có thể bị áp dụng một số biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra.
Ba là việc tuyên bố một hành vi là vi phạm hành chính về thuế vốn dĩ thuộc thẩm quyền của các cơ quan hành chính và các công chức hành chính có thẩm quyền. Thông thường, sự tuyên bố này được thể hiện bằng một quyết định xử phạt vi phạm hành chính được ban hành theo đúng thể thức luật định.
Theo pháp luật hiện hành, hành vi vi phạm hành chính ttong lĩnh vực thuế bao gồm các dạng cơ bản sau đây (Xem: Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 quy định về xử líphạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế):
- Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng kí thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng kí thuế so với thời hạn quy định (Điều 5);
- Hành vi khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế (Điều 6);
- Hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định (Điều 7);
- Hành vi vi phạm các quy định về cung cấp thông tin lỉên quan đến xác định nghĩa vụ thuế (Điều 8);
- Hành vi vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế (Điều 9);
- Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn (Điều 10);
- Hành vi trốn thuế, gian lận thuế (Điều 11).
Ngoài ra, trường hợp tổ chức tín dụng không thực hiện trách nhiệm trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản ngân sách nhà nước đối với số tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt phải nộp của người nộp thuế theo quyết định cưỡng chế của cơ quan thuế cũng bị xử phạt vi phạm hành chính (Điều 12); hoặc tổ chức, cá nhân liên quan có hành vi thông đồng, bao che người nộp thuế trốn thuế, gian lận thuế, không thực hiện quyết định cưỡng chế hành chính thuế cũng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế (Điều 13).
Vi phạm hình sự về thuế
Khác với vi phạm hành chính về thuế, vi phạm hình sự về thuế là hành vi trái pháp luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm hại đến các lợi ích phát sinh từ quan hệ nộp thuế được luật hình bảo vệ.
Có thể phân biệt vi phạm hình sự về thuế với các vi phạm pháp luật khác về thuế thông qua những đặc điểm cơ bản sau đây:
Một là đối tượng của hành vi vi phạm hình sự về thuế chính là các quy định có liên quan đến lĩnh vực thuế được quy định trong Bộ luật hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Bộ luật hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành bộ luật này chỉ quy định những hành vi nào được coi là vi phạm hình sự về thuế (ví dụ, tội trốn thuế được quy định tại Điều 161 Bộ luật hình sự năm 1999), chứ không quy định thủ tục xử lí các hành vi vi phạm đó như thế nào, bởi lẽ vấn đề này vốn dĩ thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ luật tố tụng hình sự và các quy định có tính chất “dẫn chiếu” đã được quy định trong các đạo luật về thuế.
Hai là toại trách nhiệm pháp lí duy nhất áp dụng cho eác hành vi vi phạm hình sự về thuế (hay còn gọi là các tội phạm về thuế) là ttách nhiệm hình sự mà biểu hiện cụ thể của trách nhiệm hình sự là việc áp dụng các hình phạt đối với người phạm tội.
Ba là vi phạm hình sự về thuế là hành vi có mức độ nguy hiểm cao cho xã hội, cần được xử lí nghiêm khắc bằng hình luật nhàm trừng phạt đối với người phạm tội và ngăn chặn người khác phạm tội. Mọi hành vi vi phạm hình sự về thuế đều được coi là tội phạm và đều có thể bị truy cứu ưách nhiệm hình sự và có thể bị áp dụng hình phạt theo quy định của Bộ luật hình sự.
Bốn là việc tuyên bố một hành vi vi phạm hình sự về thuế là tội phạm, chỉ thuộc thẩm quyền của toà án. Trên nguyên tắc, sự tuyên bố này phải được thể hiện bằng một bản án hoặc quyết định xét xử do toà án tuyên theo đúng thể thức luật định.
Theo quy định của pháp luật hiện hành ở Việt Nam/0 các hành vi vi phạm hình sự trong lĩnh vực thuế được coi là tội phạm bao gồm các dạng cơ bản sau đây:
- Tội trốn thuế (Điều 161 Bộ luật hình sự năm 1999, văn bản mới nhất đang có hiệu lực luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017);
- Tội tham ô tài sản (Điều 278 Bộ luật hình sự năm 1999);
- Tội nhận hối lộ (Điều 279 Bộ luật hình sự năm 1999);
- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 281 Bộ luật hình sự năm 1999);
- Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 282 Bộ luật hình sự năm 1999);
- Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 285 Bộ luật hình sự năm 1999)…
Trong thực tiễn pháp lí, các hành vi vi phạm hình sự về thuế tuy có diễn ra với số lượng ít hơn so với vi phạm hành chính về thuế nhưng mức độ nguy hiểm cho xã hội thường cao hơn. Điều đặc biệt lưu ý là trong thực tiễn, tuy các vi phạm mang tính chất hình sự về thuế có thể do tổ chức và cá nhân thực hiện nhưng pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay mới chỉ quy định vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân và bắt đau thừa nhận vấn đề trách nhiệm hình sự đối với tổ chức là pháp nhân thương mại (Bộ luật hình sự năm 2015). Xu hướng này là phù hợp với thông lệ chung ở nhiều nước trên thế giói, theo đó pháp luật hình sự các quốc gia này chấp nhận cả vần đề truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tổ chức là pháp nhân chứ khôrig chỉ đối với cá nhân. Quy định này cho phép Nhà nước có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bất kì cá nhân hay tổ chức (pháp nhân) nào có hành vi nguy hiểm cho xã hội đến mức cần phải xử lí nghiêm khắc bằng hình luật, đặc biệt là đối với hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế mà ví dụ điên hình là hành vi trốn thuế.
Các vi phạm khác về thuế
Trong lĩnh vực chấp hành pháp luật thuế, các vi phạm pháp luật về thuế không chỉ diễn ra dưới hình thức vi phạm hành chính hay vi phạm hình sự mà còn có thể diễn ra dưới những hình thức khác, tuy rằng trên thực tế hai loại vi phạm này – vi phạm hành chính và vi phạm hình sự về thuế vẫn được xem là chủ yếu. Xét về phương diện luật học, do những vi phạm khác về thuế diễn ra không nhiều và cũng ít được giới luật học quan tâm để ý nên lí thuyết về chúng vẫn còn khá nghèo nàn.
Nhìn từ góc độ bản chất pháp lí, các vi phạm hành chính và vi phạm hình sự về thuế thực chất là những hành vi vi phạm các quy định pháp luật thuế về phương diện nội dung. Tuy nhiên, trong thực tế có tồn tại một bộ phận không nhỏ các quy phạm pháp luật về thuế được coi là những quy phạm pháp luật về hình thức, ví dụ: quy định về hình thức tờ khai đăng kí thuế, hình thức của văn bản kê khai thuế và văn bản thông báo thuế, hình thức văn bản quyết định giải quyết khiếu nại về thuế, hình thức đơn khiếu nại và đơn khởi kiện về thuế, hình thức đơn xin miễn giảm thuế và hoàn thuế; hình thức biên bản vi phạm hành chính về thuế… về nguyên tắc, những hành vi làm trái các quy định này cũng phải được coi là vi phạm pháp luật thuế nhưng về bản chất chúng không phải là vi phạm hành chính hay vi phạm hình sự về thuế, do vậy, các chế tài áp dụng cho những hành vi vi phạm đó cũng không phải là chế tài hành chính hay chế tài hình sự. Trong thực tiễn, chế tài xử lí đối với loại vi phạm này được thực hiện chủ yếu bằng việc Nhà nước không thừa nhận giá trị pháp lí của các văn bản do người nộp thuế lập hoặc do cơ quan có thẩm quyền lập không đúng với hình thức luật định trong quá trình hành thu thuế.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu thay đổi thông tin mã số thuế cá nhân thế nào?
- Cách đăng ký mã số thuế cá nhân hiện nay thế nào?
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Trốn thuế là vi phạm hình thực thực hiện pháp luật nào chúng tôi cung cấp dịch vụ quyết toán thuế Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Trốn thuế là vi phạm hình thực thực hiện pháp luật nào?“ đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ soạn thảo đơn xin hợp thửa đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Trốn thuế được hiểu là hành vi của cá nhân, tổ chức thực hiện các phương thức trái pháp luật nhằm giảm số tiền thuế phải nộp theo quy định hoặc trốn tránh nghĩa vụ đóng thuế.
Theo khoản 1 Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), các hành vi được xem là trốn thuế như sau:
– Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật;
– Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
– Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;
– Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;
– Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;
– Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017);
– Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017);
– Câu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017);
– Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.
Khung 1
Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm nếu:
Người nào thực hiện một trong các hành vi tại mục 1 mà trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này.
Hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Khung 2
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
– Có tổ chức;
– Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
– Phạm tội 02 lần trở lên;
– Tái phạm nguy hiểm.
Khung 3
Phạm tội trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Hình phạt bổ sung
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Pháp nhân thương mại phạm tội trốn thuế thì bị phạt như sau:
– Thực hiện một trong các hành vi quy định tại mục 1 mà trốn thuế với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này.
Hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195 và 196 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 2 Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
– Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.