Xin chào Luật sư X. Tôi là Hà, tôi có câu hỏi thắc mắc cần được Luật sư hồi đáp như sau: 10 ngày trước, tôi và chồng có xảy ra cãi vã lớn, trong lúc không bình tĩnh thì chúng tôi đã làm đơn ly hôn thuận tình với mong muốn được Tòa án giải quyết. Tuy nhiên, sau khi hai bên gia đình ngồi họp lại và phân tích, chỉ ra vấn đề của chúng tôi thì chúng tôi đã hiểu và hứa sẽ không ly hôn tự phát nữa. Vậy, Luật sư cho tôi hỏi tôi đã nộp đơn lên Tòa án rồi thì có được rút đơn ly hôn không? Và thủ tục rút đơn ly hôn thuận tình như thế nào? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư X!
Cảm ơn bạn đã quan tâm tới chúng tôi. Dưới đây là nội dung về vấn đề “Thủ tục rút đơn ly hôn thuận tình như thế nào?” của Luật sư X!
Rút đơn ly hôn thuận tình là gì?
Rút đơn ly hôn là việc vợ hoặc chồng thay đổi quyết định không muốn ly hôn nữa sau khi đã nộp đơn ly hôn lên Tòa án nhân dân nơi có thẩm quyền giải quyết của vợ chồng muốn ly hôn.
Ai có quyền được rút đơn ly hôn?
Ly hôn là một vấn đề không gia đình nào mong muốn xảy ra cả. Khi tham gia vào quá trình tố tụng, một trong những quyền đặc trưng của đương sự là quyền quyết định và tự định đoạt yêu cầu của mình. Chính vì vậy nên việc ai có quyền được rút đơn ly hôn được quy định cụ thể trong pháp luật. Tại nội dung dưới đây, Luật sư X sẽ cung cấp cho bạn đọc quy định về ai có quyền được rút đơn ly hôn.
Khoản 4 điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có quy định, đương sự có quyền và nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng và đương sự có quyền:
Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật này.
Theo quy định này thì trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, đương sự có quyền rút đơn khởi kiện.
Cụ thể trong trường hợp giải quyết vụ án ly hôn đơn phương nguyên đơn có quyền được rút đơn ly hôn.
Trường hợp nào được rút đơn ly hôn?
Việc rút đơn ly hôn có thể hiểu đơn giản là đương sự thay đổi ý kiến của mình và không muốn tiếp tục thực hiện thủ tục ly hôn nữa. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể rút đơn ly hôn. Đương sự chỉ có thể rút đơn ly hôn khi thuộc một trong bốn thời điểm: khi Tòa chưa thụ lý và tại thời điểm trước khi mở phiên tòa sơ thẩm, tại phiên tòa sơ thẩm và trước khi mở phiên tòa phúc thẩm, tại phiên tòa phúc thẩm. Luật sư X mời bạn đón đọc nội dung sau:
Rút đơn khi tòa án chưa thụ lý vụ án
Khoản 2 điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự có quy định như sau:
Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.
Căn cứ theo quy định này, đương sự có quyền chấm dứt yêu cầu của mình.
Như vậy, đối với một vụ án ly hôn, đương sự hoàn toàn được rút đơn ly hôn khi Tòa án chưa thụ lý để giải quyết vụ án của mình.
Rút đơn trước khi mở phiên tòa sơ thẩm
Trước khi mở phiên tòa, thời điểm này vẫn đang trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, nguyên đơn có được rút đơn khởi kiện ly hôn hay không?
Theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây:
c) Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan.
Như vậy, ngay sau khi có quyết định thụ lý vụ án, người yêu cầu ly hôn được quyền rút đơn ly hôn.
Nếu nguyên đơn rút hết toàn bộ yêu cầu của mình và không còn yêu cầu của các đương sự khác thì tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
Tòa án tiến hành xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự nếu có yêu cầu.
Tòa án vẫn phải sao chụp và lưu lại để làm cơ sở giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.
Rút đơn tại phiên tòa sơ thẩm
Căn cứ theo quy định tại điều 243, 244 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn, khi chủ tọa phiên tòa hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện hay không.
Nếu đương sự muốn rút yêu cầu khởi kiện ly hôn thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử vụ án nếu thấy việc rút đơn là tự nguyện.
Rút đơn ly hôn trước khi mở phiên tòa phúc thẩm và tại phiên tòa phúc thẩm
Khoản 1 Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về việc rút đơn trước hoặc tại phiên tòa phúc thẩm như sau:
1.Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi bị đơn có đồng ý hay không và tuỳ từng trường hợp mà giải quyết như sau:
a) Bị đơn không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn;
b) Bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trong trường hợp này, các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nếu có việc kháng cáo bản án sơ thẩm thì thủ tục ly hôn sẽ được tiếp tục giải quyết ở cấp phúc thẩm.
Và trước khi mở phiên tòa phúc thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm giải quyết việc ly hôn thì nguyên đơn có thể rút yêu cầu ly hôn và được Hội đồng xét xử chấp nhận nếu bị đơn đồng ý cho nguyên đơn rút đơn khởi kiện ly hôn.
Khi đó, Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án ly hôn.
Trường hợp bị đơn không đồng ý cho nguyên đơn rút đơn yêu cầu thì Hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn và vẫn tiến hành giải quyết tranh chấp ly hôn theo thủ tục phúc thẩm.
Thủ tục rút đơn ly hôn thuận tình như thế nào?
Bước 1: Khi muốn rút đơn ly hôn, vợ chồng cần phải làm đơn yêu cầu rút dơn ly hôn.
Trường hợp nếu người nộp đơn không đi rút đơn được thì có thể làm giấy uỷ quyền, ghi rõ thông tin người được uỷ quyền. Người được uỷ quyền hoàn toàn có thể thay người nộp đơn rút đơn ly hôn thuận tình.
Bước 2: Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 366 Bộ luật Tố tụng dân sự, sau khi chấp nhận yêu cầu rút đơn ly hôn thuận tình của vợ, chồng, Tòa án sẽ trả lại đơn thuận tình ly hôn cùng với các tài liệu, chứng cứ kèm theo.
Cơ quan nào có thẩm quyền trả lại đơn ly hôn thuận tình?
Ly hôn thuận tình được coi là việc dân sự, trong đó vợ và chồng là người có yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn. Một trong hai bên đương sự có thể rút đơn ly hôn thuận tình tại các thời điểm nhất định được kể trên. Để giải đáp thắc mắc cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc rút đơn ly hôn thuận tình, Luật sư X sẽ cung cấp nội dung pháp luật liên quan cho bạn, cụ thể như sau:
Tại điểm e Khoản 1 Điều 364 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về trường hợp Tòa án trả lại đơn yêu cầu khi người yêu cầu rút đơn yêu cầu như sau:
Điều 364. Trả lại đơn yêu cầu
Tòa án trả lại đơn yêu cầu trong những trường hợp sau đây:
e) Người yêu cầu rút đơn yêu cầu;
Vì vậy, Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi một trong hai nơi cư trú hoặc làm việc của vợ chồng trả lại đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn khi vợ hoặc chồng có rút đơn yêu cầu.
Lệ phí rút đơn thuận tình ly hôn
Khi người yêu cầu thuộc trường hợp được rút đơn thuận tình ly hôn thì một vấn đề được quan tâm tới là lệ phí rút đơn là bao nhiêu hoặc nguyên đơn có được trả lại tiền tạm ứng án phí nếu vụ án ly hôn bị đình chỉ hay không. Nắm bắt được câu hỏi đó, chúng tôi sẽ trích dẫn Điều luật liên quan đến vấn đề này cho bạn đọc hiểu rõ hơn. Luật sư X mời bạn theo dõi, đón đọc nội dung dưới đây.
Khoản 3 Điều 218 quy định về Hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự như sau:
Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện quy định tại điểm c và trường hợp khác quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được trả lại cho họ.
Vì vậy, nếu vụ án bị đình chỉ giải quyết do nguyên đơn rút đơn xin ly hôn thì tiền tạm ứng án phí sẽ được trả lại.
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ ly hôn thuận tình đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Thủ tục rút đơn ly hôn thuận tình như thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý về chuyển đất ao sang thổ cư, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Làm hộ chiếu gắn chíp online như thế nào?
- Tại sao hộ chiếu Nhật Bản quyền lực nhất thế giới?
- Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình là như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định trên, tùy theo từng giai đoạn mà Tòa án có thể ra những quyết định phù hợp khi rút đơn khởi kiện, cụ thể:
Khi chưa thụ lý thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện;
Sau khi thụ lý rồi thì Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án;
Khi vụ án đang được xét xử sơ thẩm, nếu rút một phần hay toàn bộ yêu cầu khởi kiện thì Tòa án đình chỉ một phần hay toàn bộ yêu cầu của đương sự;
Giai đoạn xét xử phúc thẩm thì Tòa án hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án
Theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, quyết định là kết quả khi Tòa án giải quyết vụ việc dân sự còn bản án là kết quả khi Tòa án giải quyết vụ án dân sự.
Đồng thời, theo Điều 55, Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình, có hai hình thức ly hôn gồm:
Thuận tình ly hôn
Đây là hình thức khi cả hai vợ, chồng đều quyết định ly hôn và đã thỏa thuận được về việc chia tài sản, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. Theo đó, khi làm đơn ly hôn thuận tình, bắt buộc cả vợ và chồng đều phải ký.
Cụ thể, thủ tục ly hôn thuận tình cần phải thực hiện theo trình tự sau đây:
Chuẩn bị hồ sơ: Đơn ly hôn, đăng ký kết hôn, Chứng minh nhân dân (CMND) hoặc Căn cước công dân (CCCD), khai sinh của con hoặc giấy tờ sở hữu tài sản (nếu có).
Nơi nhận hồ sơ: Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú hoặc làm việc của vợ hoặc chồng (vợ, chồng có thể thỏa thuận) …
Ly hôn đơn phương
Ly hôn đơn phương hay còn gọi là ly hôn theo yêu cầu của một bên. Đây là hình thức mà vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn khi thấy cuộc sống vợ chồng không thể duy trì thêm, quan hệ hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng do bạo lực gia đình hoặc do người kia vi phạm nghĩa vụ của mình…
Theo quy định tại điều 55 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về thuận tình ly hôn như sau:
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Như vậy, điều kiện thuận tình ly hôn như sau:
Hai bên tự nguyện ly hôn
Thoả thuận về việc phân chia tài sản
Thoả thuận về việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.