Xin chào Luật sư, tôi thắc mắc về quy định pháp luật trong việc tiến hành đưa hài cốt người từ nước ngoài về Việt Nam, cụ thể là tôi có một người bạn đi du học bên Mỹ nhưng bị tai nạn dẫn đến tử vong, nay gia đình muốn đưa thi hài về Việt Nam nhưng chưa biết việc này được tiến hành ra sao? Trường hợp nào được phép đưa hài cốt ở nước ngoài về Việt Nam và thực hiện xin giấy phép kiểm dịch tro cốt như thế nào? Mong luật sư giải đáp giúp, tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi, Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn, mời bạn tham khảo bài viết sau:
Căn cứ pháp lý
Thông tư 01/2011/TT-BNG
Các trường hợp được phép đưa hài cốt ở nước ngoài về Việt Nam
Trường hợp được phép đưa hài cốt từ nước ngoài về Việt Nam thường phải tuân theo các quy định và quy trình của cơ quan chức năng. Theo đó mà pháp luật có những quy định chặt chẽ và chi tiết về những trường hợp này để đảm bảo tối ưu quyền lợi cho công dân. Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 01/2011/TT-BNG, việc thi hài, hài cốt, tro cốt có thể đưa về Việt Nam, nếu người chết là:
– Công dân Việt Nam có đăng ký thường trú tại Việt Nam;
– Người Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thân nhân (cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, chồng, vợ, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cháu ruột của người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại) thường trú tại Việt Nam;
– Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam.
Trường hợp thi hài, hài cốt, tro cốt đưa về Việt Nam của những người thuộc diện chưa được phép nhập cảnh vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, được xem xét giải quyết đối với từng trường hợp cụ thể.
* Lưu ý: Không đưa về Việt Nam thi hài của người chết do mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 (bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê-bô-la (Ebola); Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg); bệnh sốt Tây sông Nin (Nile); bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh).
Ai có thể đề nghị cấp Giấy phép đưa hài cốt ở nước ngoài về Việt Nam?
Giấy phép đưa hài cốt từ nước ngoài về Việt Nam được gọi là Giấy phép nhập cảnh hài cốt. Đây là một giấy phép được cấp bởi cơ quan chức năng tại Việt Nam để cho phép vận chuyển và nhập cảnh hài cốt từ nước ngoài về nước này. Vậy quy định ai, cơ quan nào có thể đề nghị cấp Giấy phép đưa hài cốt ở nước ngoài về Việt Nam?
Cụ thể tại Điều 5 Thông tư 01/2011/TT-BNG, cá nhân, pháp nhân, cơ quan, tổ chức có thể đề nghị cấp Giấy phép nếu thuộc các trường hợp sau:
– Thân nhân của người chết;
– Người được thân nhân của người chết ủy quyền bằng văn bản;
– Cơ quan/đơn vị chủ quản của người chết; hoặc bạn bè, người quen của người chết, nếu người chết không có thân nhân hoặc thân nhân không phản đối việc đưa thi hài, hài cốt, tro cốt về nước.
Thực hiện xin giấy phép kiểm dịch tro cốt như thế nào?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì thi thể, hài cốt (bao gồm trả tro cốt) phải được khai báo y tế thể hiện thông qua Giấy chứng nhận kiểm dịch y tế thi thể, hài cốt.
Thủ tục khai báo y tế đối với thi thể, hài cốt, tro cốt cụ thể như sau:
* Điều kiện thực hiện thủ tục: Kiểm tra quy cách bảo quản
– Đối với thi hài xuất cảnh: Kiểm dịch viên phải trả lời ngay khi nhận hồ sơ với cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ thi hài có được xuất cảnh hay không theo quy định của Bộ Y tế về các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm không làm thủ tục xuất cảnh thi hài. Nếu không thuộc các bệnh trên thì kiểm dịch viên kiểm tra quy cách bảo quản thi hài
– Đối với thi hài nhập cảnh: kiểm dịch viên sẽ kiểm tra quy cách bảo quản để quyết định có phải xử lý y tế tại chỗ hay không rồi mới cấp giấy chứng nhận (các trường hợp quan tài nứt vỡ do vận chuyển, người chết do mắc bệnh truyền nhiễm gây dịch thì quan tài phải được xử lý y tế ngay)
– Đối với tro, hài cốt xuất nhập cảnh, kiểm dịch viên sẽ kiểm tra quy cách bảo quản trước khi cấp giấy chứng nhận.
* Cơ quan có thẩm quyền giải quyết:
Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế, Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có hoạt động kiểm dịch y tế biên giới tại cửa khẩu.
* Người khai báo y tế nộp bộ hồ sơ khai báo y tế đối với thi thể, hài cốt đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết gồm:
– Giấy khai báo y tế thi thể, hài cốt, tro cốt theo Mẫu số 11 Phụ lục kèm theo Nghị định 89/2018/NĐ-CP
– Bản chụp giấy xác nhận đã qua xử lý y tế của nơi xuất phát (đối với thi thể, hài cốt)
– Giấy phép nhập cảnh thi thể, hài cốt về Việt Nam theo quy định của Bộ Ngoại giao
– Giấy tờ chứng minh tử vong (đối với thi thể, hài cốt)
* Thu thập thông tin
Kiểm dịch viên y tế thu thập thông tin từ giấy khai báo y tế thi thể, hài cốt theo Mẫu số 11 Phụ lục kèm theo Nghị định 89/2018/NĐ-CP, bản chụp giấy xác nhận đã qua xử lý y tế của nơi xuất phát (không áp dụng đối với tro cốt), giấy phép nhập cảnh thi thể, hài cốt về Việt Nam theo quy định của Bộ Ngoại giao và giấy tờ chứng minh tử vong (không áp dụng đối với tro cốt).
* Xử lý thông tin
– Không cho phép vận chuyển qua biên giới thi thể, hài cốt do mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
– Kiểm dịch viên y tế thực hiện giám sát tình trạng vệ sinh, điều kiện vận chuyển đối với thi thể, hài cốt.
* Kiểm tra giấy tờ đối với thi thể, hài cốt
– Việc kiểm tra giấy tờ được áp dụng đối với tất cả các thi thể, hài cốt vận chuyển qua biên giới. Kiểm dịch viên y tế kiểm tra các loại giấy tờ sau:
+ Giấy khai báo y tế thi thể, hài cốt (bao gồm cả tro cốt);
+ Giấy xác nhận đã qua xử lý y tế của nơi xuất phát;
+ Giấy phép nhập cảnh thi thể, hài cốt về Việt Nam;
+ Giấy tờ chứng minh tử vong (đối với thi thể, hài cốt).
– Xử lý kết quả kiểm tra:
+ Trường hợp thi thể, hài cốt có đủ các loại giấy tờ quy định, bảo đảm điều kiện về vệ sinh, vận chuyển theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế, kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế đối với thi thể, hài cốt theo Mẫu số 12 Phụ lục kèm theo Nghị định 89/2018/NĐ-CP, kết thúc quy trình kiểm dịch;
+ Trường hợp thi thể, hài cốt không có giấy xác nhận đã qua xử lý y tế thì áp dụng biện pháp xử lý y tế theo quy định;
+ Trường hợp thi thể, hài cốt không có một trong các loại giấy tờ quy định, kiểm dịch viên y tế đề nghị người khai báo y tế bổ sung.
– Thời gian hoàn thành việc kiểm tra giấy tờ đối với một thi thể hoặc một hài cốt không quá 15 phút kể từ khi nộp đủ các loại giấy tờ.
* Kiểm tra thực tế đối với thi thể, hài cốt
– Đối tượng kiểm tra: Tất cả các thi thể, hài cốt vận chuyển qua biên giới.
– Nội dung kiểm tra: Kiểm dịch viên y tế thực hiện các nội dung sau:
+ Đối chiếu nội dung khai báo y tế với thực tế bảo quản thi thể, hài cốt;
+ Kiểm tra tình trạng vệ sinh, điều kiện vận chuyển theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
– Xử lý kết quả kiểm tra:
+ Kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế thi thể, hài cốt theo Mẫu số 12 Phụ lục kèm theo Nghị định 89/2018/NĐ-CP; kết thúc quy trình kiểm dịch đối với trường hợp có đủ các loại giấy tờ quy định và bảo đảm điều kiện về vệ sinh, vận chuyển theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
+ Trường hợp thi thể, hài cốt không bảo đảm điều kiện về vệ sinh, vận chuyển theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì áp dụng biện pháp xử lý y tế;
– Thời gian hoàn thành việc kiểm tra thực tế đối với một thi thể hoặc một hài cốt không quá 01 giờ kể từ khi nộp đủ giấy tờ.
* Xử lý y tế đối với thi thể, hài cốt
– Đối tượng xử lý y tế:
+ Thi thể, hài cốt không có giấy xác nhận đã qua xử lý y tế
+ Thi thể, hài cốt có giấy xác nhận đã qua xử lý y tế nhưng không bảo đảm điều kiện về vệ sinh, vận chuyển theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế
– Các biện pháp xử lý y tế: Căn cứ kết quả kiểm tra thực tế, kiểm dịch viên y tế:
+ Thực hiện hoặc phối hợp với đơn vị có liên quan xử lý y tế theo quy định của pháp luật về mai táng, hỏa táng;
+ Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế đối với thi thể, hài cốt sau khi hoàn thành việc xử lý y tế
– Thời gian hoàn thành việc xử lý y tế đối với một thi thể hoặc một hài cốt không quá 03 giờ kể từ khi tổ chức kiểm dịch y tế biên giới yêu cầu xử lý y tế. Trước khi hết thời gian quy định 15 phút mà chưa hoàn thành việc xử lý y tế, tổ chức kiểm dịch y tế biên giới phải thông báo gia hạn thời gian xử lý y tế bằng văn bản, nêu rõ lý do cho người khai báo y tế. Thời gian gia hạn không quá 01 giờ kể từ thời điểm có thông báo gia hạn.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thực hiện xin giấy phép kiểm dịch tro cốt như thế nào?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Dịch vụ luật sư Tp Hồ Chí Minh. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn giao thông gồm những gì?
- Chế độ hưởng BHXH khi bị tai nạn giao thông như thế nào?
- Người bị tai nạn giao thông có quyền giữ xe gây tại nạn không
Câu hỏi thường gặp:
Phí, lệ phí:
– Phí kiểm tra, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế thi hài: 20USD/lần kiểm tra;
– Phí kiểm tra, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế tro, hài cốt: 05USD/lần kiểm tra.
Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép nhập cảnh thi hài, di hài, tro cốt về Việt Nam là một trong các cơ quan sau đây:
– Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện) nơi có người chết
– Cơ quan đại diện kiêm nhiệm nước đó hoặc Cơ quan đại diện nơi thuận tiện nhất, nếu ở nước có người chết không có Cơ quan đại diện.
Điều 2 Thông tư 01/2011/TT-BNG quy định nguyên tắc như sau:
1. Việc đưa thi hài, hài cốt, tro cốt về Việt Nam phải phù hợp với nguyện vọng của thân nhân người chết, truyền thống của dân tộc và phải được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam được quy định tại Điều 4 Thông tư này cấp Giấy phép.
2. Việc vận chuyển thi hài, hài cốt, tro cốt qua biên giới phải tuân thủ các quy định pháp luật về hải quan, kiểm dịch y tế của Việt Nam và của nước ngoài có liên quan.
3. Các chi phí liên quan tới việc đưa thi hài, hài cốt, tro cốt về Việt Nam do người đề nghị cấp Giấy phép hoặc thân nhân người chết chi trả.