Chào Luật sư, gia đình tôi và hàng xóm sau một khoảng thời gian đàm phán đã đi đến quyết định cùng nhau hiến đất làm cung một con đường dân sinh cho 02 ngôi nhà. Để đảm bảo cam kết đường đi chung trên được cả 02 nhà và các đời con cháu sau tuân thủ, 02 gia đình tôi quyết định ký kết giấy cam kết đường đi chung. Tuy nhiên do không rành về giấy tờ hành chính nên 02 nhà chúng tôi không biết phải bắt đầu từ đâu. Vậy Luật sư có thể cho tôi hỏi mẫu giấy cam kết đường đi chung mới năm 2023 như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về mẫu hợp đồng phân phối mới năm 2023. Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Quy định về thoả thuận cam kết đường đi chung
Theo quy định tại Điều 245 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền đối với bất động sản liền kề như sau:
Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền).
Theo quy định tại Điều 248 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nguyên tắc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề như sau:
Việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề theo thỏa thuận của các bên. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
– Bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hưởng quyền phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền;
– Không được lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng quyền;
– Không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn.
Theo quy định tại Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền về lối đi qua như sau:
- Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
- Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
- Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Đường đi chung đã cam kết thể hiện trên sổ đỏ như thế nào?
Theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT quy định về sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên Giấy chứng nhận như sau:
– Sơ đồ thửa đất được thể hiện theo quy định như sau:
- Sơ đồ thửa đất thể hiện các thông tin gồm:
- Hình thể thửa đất, chiều dài các cạnh thửa;
- Số hiệu thửa hoặc tên công trình giáp ranh, chỉ dẫn hướng Bắc – Nam;
– Chỉ giới, mốc giới quy hoạch sử dụng đất, chỉ giới, mốc giới hành lang bảo vệ an toàn công trình trên thửa đất cấp Giấy chứng nhận được thể hiện bằng đường nét đứt xen nét chấm kèm theo ghi chú loại chỉ giới, mốc giới;
– Trường hợp thửa đất hợp nhất từ nhiều thửa khác có nguồn gốc, thời hạn sử dụng đất khác nhau hoặc có phần đất sử dụng riêng của một người và phần đất sử dụng chung của nhiều người thì thể hiện ranh giới giữa các phần đất bằng đường nét đứt xen nét chấm, kèm theo ghi chú thích theo mục đích của đường ranh giới đó.
Trường hợp đất có nhà chung cư mà diện tích đất sử dụng chung của các chủ căn hộ là một phần diện tích của thửa đất thì phải thể hiện phạm vi ranh giới phần đất sử dụng chung đó;
– Những trường hợp không thể hiện sơ đồ gồm:
- Cấp một Giấy chứng nhận chung cho nhiều thửa đất nông nghiệp;
- Đất xây dựng công trình theo tuyến. Ví dụ: “Đường giao thông, đường dẫn điện, đường dẫn nước của tổ chức đầu tư xây dựng theo hình thức BOT”.
– Sơ đồ nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được thể hiện theo quy định sau:
- Sơ đồ nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được thể hiện bằng đường nét đứt liên tục trên sơ đồ thửa đất tại vị trí tương ứng với thực địa; trường hợp đường ranh giới nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất trùng với ranh giới thửa đất thì thể hiện theo ranh giới thửa đất;
- Sơ đồ nhà ở (trừ căn hộ chung cư), công trình xây dựng thể hiện phạm vi ranh giới xây dựng (là phạm vi chiếm đất tại vị trí tiếp xúc với mặt đất theo mép ngoài tường bao) của nhà ở, công trình xây dựng;
- Trường hợp căn hộ chung cư thì thể hiện sơ đồ mặt bằng của tầng nhà chung cư có căn hộ; trong đó thể hiện vị trí, hình dáng mặt bằng theo tường bao ngoài của căn hộ (không thể hiện từng phòng trong căn hộ), ký hiệu (mũi tên) cửa ra vào căn hộ, kích thước các cạnh của căn hộ;
- Trường hợp chứng nhận bổ sung, thay đổi tài sản gắn liền với đất vào Giấy chứng nhận thì thể hiện bổ sung hoặc chỉnh lý sơ đồ tài sản cho phù hợp và đóng dấu xác nhận của Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Trường hợp chứng nhận bổ sung, thay đổi tài sản gắn liền với đất mà không thể bổ sung, chỉnh lý sơ đồ tài sản trên trang 3 của Giấy chứng nhận thì thể hiện vào Trang bổ sung Giấy chứng nhận hoặc cấp Giấy chứng nhận mới nếu người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản có nhu cầu.
– Kích thước của sơ đồ thể hiện trên Giấy chứng nhận được thực hiện căn cứ vào kích thước, diện tích của từng thửa đất, tài sản gắn liền với đất cụ thể để thể hiện cho phù hợp.
- Trường hợp thửa đất, tài sản gắn liền với đất có diện tích lớn hoặc hình dạng phức tạp, có nhiều hạng mục công trình mà một phần trang 3 không thể hiện hết sơ đồ thì sử dụng toàn bộ trang 3 để thể hiện cho phù hợp.
- Hình thức, nội dung của sơ đồ thửa đất, tài sản gắn liền với đất được hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT.
Mẫu giấy cam kết đường đi chung mới năm 2023
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
VĂN BẢN THỎA THUẬN
(về việc sử dụng lối đi chung)
Hôm nay, ngày ….. tháng …. năm ….., tại …………………….., chúng tôi gồm:
BÊN A: Hộ gia đình ông/bà:…………………………………….. gồm các thành viên sau:
Ông: ………………………………………………Sinh năm: ……………………………………………..
CMND/CCCD số: …………………… do ……………………………. cấp ngày ………………….
Hộ khẩu thường trú tại: ………………………………………………………………………………….
Bà: ……………………………………………….Sinh năm: ……………………………………………….
CMND/CCCD số: …………………… do ………………………….. cấp ngày …………………….
Hộ khẩu thường trú tại: …………………………………………………………………………………..
BÊN B: Hộ gia đình ông/bà:…………………………………….. gồm các thành viên sau:
Ông: ………………………………………………Sinh năm: ……………………………………………..
CMND/CCCD số: …………………… do ………………………….. cấp ngày ……………………
Hộ khẩu thường trú tại: …………………………………………………………………………………..
Bà: ……………………………………………….Sinh năm: ……………………………………………….
CMND/CCCD số: …………………… do ………………………….. cấp ngày ……………………
Hộ khẩu thường trú tại: …………………………………………………………………………………..
Chúng tôi đã thỏa thuận và thống nhất cùng nhau lập Văn bản thỏa thuân về việc sử dụng lối đi chung cụ thể như sau:
1. Bên A cam đoan:
Quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình ông/bà ……………. tại thửa đất số… tờ bản đồ số …. địa chỉ tại ……………… theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số …….. vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số ……………. do…….. cấp ngày…………..
2. Bên B cam đoan:
Quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình ông/bà ……………. tại thửa đất số… tờ bản đồ số …. địa chỉ tại ……………… theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số …….. vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số ……………. do…….. cấp ngày…………..
3. Hai bên cam đoan:
– Bên A và bên B có những thửa đất liền kề với nhau tại ………. theo các Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất……….. nêu trên. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong việc sử dụng đất nên chúng tôi đã thống nhất cùng nhau lập Văn bản thỏa thuận về việc thống nhấ lối đi chung như sau:
– Bên A đồng ý bỏ ra …m2 (Bằng chữ:……….mét vuông), giới hạn bởi các điểm ……… làm lối đi chung theo Hồ sơ kỹ thuật thửa đất số….. lập bởi ………. ngày ………………….
– Bằng Văn bản này, bên A đồng ý cho bên B được quyền sử dụng lối đi chung nêu trên mà không có bất kỳ thắc mắc hay khiếu nại nào
– Bên B đồng ý sử dụng diện tích đất nêu trên làm lối đi chung của cả hai bên; Bên A và bên B cùng thống nhất diện tích…….. m2 (Bằng chữ:……………) nêu trên là lối đi chung của cả bên A và bên B.
– Khi một trong các bên thực hiện các giao dịch dân sự như chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, cho mượn thì bên nhận được phép sử dụng lối đi chung này và không bên nào được phép cản trở việc sử dụng lối đi chung đó.
– Việc thống nhất lối đi chung nêu trên là hoàn toàn tự nguyện, dứt khoát và không kèm theo bất cứ điều kiện gì
– Chỉ sử dụng phần diện tích …….. m2 (Bằng chữ:……………) nêu trên vào mục đích làm lối đi chung của các bên, không bên nào được sử dụng vào việc riêng hoặc cản trở việc sử dụng của các bên còn lại.
– Cả hai bên cam kết mọi giấy tờ về nhân thân và tài sản để thực hiện Văn bản này đều là giấy tờ thật, cấp đúng thẩm quyền, còn nguyên giá trị pháp lý và không bị tẩy xóa, sửa chữa. Nếu sai chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật kể cả việc mang tài sản chung, riêng để đảm bảo cho lời cam đoan trên.
– Văn bản này được lập theo đúng ý chí của chúng tôi và trong trạng thái tinh thần hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, không bị bất cứ sự đe dọa, ép buộc nào. Chúng tôi đã tự đọc lại toàn bộ nội dung của Văn bản thỏa thuận này, đã đồng ý toàn bộ nội dung của văn bản, không có điều gì vướng mắc.
Chúng tôi cùng tự nguyện ký tên, điểm chỉ dưới đây. Văn bản thỏa thuận này gồm có … tờ …….. trang được lập thành ……. bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ ……. bản làm bằng chứng.
BÊN A BÊN B
(ký, ghi rõ họ tên và điểm chỉ) (ký, ghi rõ họ tên và điểm chỉ)
Tải xuống mẫu giấy cam kết đường đi chung mới năm 2023
Mời bạn xem thêm
- Dịch vụ chỉnh sửa giấy khai sinh mới năm 2023
- Lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking có bị phạt tù?
- Luật hợp tác xã nông nghiệp quy định như thế nào?
Thông tin liên hệ LSX
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xác nhận con thương binh bệnh binh mới năm 2023”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Mẫu hợp đồng cho thuê lại nhà đang thuê. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề theo thỏa thuận của các bên. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
– Bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hưởng quyền phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền;
– Không được lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng quyền;
– Không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn.
Trường hợp có sự thay đổi về sử dụng, khai thác bất động sản chịu hưởng quyền dẫn đến thay đổi việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền thì chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền phải thông báo trước cho chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền trong một thời hạn hợp lý. Chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền phải tạo điều kiện thuận lợi cho chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền phù hợp với thay đổi này.
Quyền đối với bất động sản liền kề chấm dứt trong trường hợp sau đây:
– Bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền thuộc quyền sở hữu của một người;
– Việc sử dụng, khai thác bất động sản không còn làm phát sinh nhu cầu hưởng quyền;
– Theo thỏa thuận của các bên;
– Trường hợp khác theo quy định của luật.