Xin chào Luật sư X, em tên là Ngọc Hà, hiện em là sinh viên năm 2 của Học viện Thanh thiếu niên, chuyên ngành Luật. Em đang học đến bộ môn Luật thương mại quốc tế. Tại Bộ môn này, em cảm thấy rất khó hiểu và nhiều vấn đề thắc mắc. Hiện tại, em đang học đến phần các biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế. Bài tập được giao liên quan đến phần này, cụ thể là so sánh các biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế. Tuy nhiên, em chỉ tìm được 03 tiêu chí so sánh bao gồm khái niệm, điều kiện, thời hạn. Rất mong được Luật sư cung cấp thêm thông tin về vấn đề này. Em xin chân thành cảm ơn Luật sư! Cảm ơn bạn đã tin tưởng, gửi câu hỏi cho chúng tôi. Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn, mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết sau đây:
Hiểu như thế nào là biện pháp phòng vệ thương mại?
Hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể định nghĩa về biện pháp phòng vệ thương mại.
Các biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm biện pháp chống bán phá giá, biện pháp chống trợ cấp và biện pháp tự vệ do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam trong những trường hợp cụ thể (Theo khoản 1 Điều 67 Luật Quản lý ngoại thương 2017).
Như vậy, biện pháp phòng vệ thương mại có thể được hiểu là những biện pháp tạm thời về thương mại, nhằm ngăn chặn, hạn chế hàng hóa nhập khẩu trong những trường hợp cụ thể, bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước những đối thủ cạnh tranh nước ngoài.
Nguyên tắc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại
Về nguyên tắc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại như sau:
– Áp dụng trong phạm vi, mức độ cần thiết, hợp lý, có thời hạn nhằm bảo vệ, ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.
– Chỉ được áp dụng sau khi đã tiến hành điều tra minh bạch, công bằng, phù hợp với quy định của pháp luật và phải dựa trên các kết luận điều tra.
– Công bố công khai các quyết định về việc điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.
– Không thu khoản chênh lệch về thuế nếu mức thuế phòng vệ thương mại chính thức cao hơn mức thuế phòng vệ thương mại tạm thời.
– Hoàn lại khoản chênh lệnh về thuế nếu mức thuế phòng vệ thương mại chính thức thấp hơn mức thuế phòng vệ thương mại tạm thời.
– Trường hợp Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định không áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại chính thức thì thuế phòng vệ thương mại tạm thời đã thu hoặc các khoản bảo đảm thanh toán thuế phòng vệ thương mại tạm thời phải được hoàn lại.
(Điều 68 Luật Quản lý ngoại thương 2017).
So sánh các biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế?
Biện pháp tự vệ | Biện pháp chống bán phá giá | Biện pháp trợ cấp Chính phủ – biện pháp đối kháng | |
Khái niệm | Biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước. | Biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước. | Trợ cấp Chính phủ là các khoản đóng góp tài chính hoặc lợi ích kinh tế đặc biệt chính phủ hay cơ quan công quyền dành cho các doanh nghiệp hoặc ngành sản xuất trong nước nằm trên lãnh thổ của mình nhằm đạt được một/ một số mục tiêu kinh tế Biện pháp chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước. |
Điều kiện áp dụng | + Có sự gia tăng đáng kể của hàng hóa nhập khẩu. + Sự gia tăng này mang tính đột biến do những thay đổi về chế độ thương mại. + Sự gia tăng này gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất nội địa tương ứng. + Có mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu gia tăng và thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước. | + Hàng hóa được đưa vào kinh doanh trên thị trường nhập khẩu với giá thấp hơn giá thông thường. + Ngành sản xuất nội địa tương ứng bị thiệt hại về vật chất. + Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và thiệt hại vật chất đó. | + Có sự tồn tại của trợ cấp. + Thiệt hại hoặc khả năng đe dọa gây ra thiệt hại + Mối quan hệ nhân quả giữa trợ cấp và thiệt hại |
Thời điểm áp dụng | Được áp dụng khi và chỉ khi cơ quan có thẩm quyền của thành viên nhập khẩu WTO kết luận thành viên đó đáp ứng và tuân thủ các điều kiện được quy định tại Điều XIX GATT và Điều 2 hiệp định về các biện pháp tự vệ. | Được áp dụng khi tuân thủ các thủ tục điều tra được bắt đầu và tiến hành theo đúng quy định của Hiệp định thực thi Điều VI của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT. Đồng thời khi có một hành động được thực thi theo luật hoặc các quy định về chống bán phá giá. | Được áp dụng căn cứ trên cơ sở điều tra, được khởi tố và thực hiện phù hợp với các quy định của Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng, Hiệp định Nông nghiệp |
Nguyên tắc áp dụng | + Đáp ứng điều kiện được ghi nhận tại Điều 2,4 Hiệp định Tự vệ Thương mại + Đồng thời, phù hợp với các nguyên tắc: Biện pháp Tự vệ Thương mại được áp dụng đáp ứng điều kiện bắt buộc; Ngăn chặn thiệt hại giúp ngành sản xuất trong nước điều chỉnh; Không phân biệt đối xử; Bồi thường khi áp dụng biện pháp Tự vệ Thương mại. | + Được áp dụng để đối phó hành vi bán phá giá gây thiệt hại chỉ bao gồm 3 biện pháp thuế: chống bán phá giá, biện pháp chống phá giá tạm thời và cam kết về giá. + Nguyên tắc: áp dụng 4 nguyên tắc: Chứng minh sự hiện diện của 4 điều kiện, yếu tố của hành vi bán phá giá; Biện pháp chống bán phá giá chỉ nhằm mục tiêu khắc phục, không mang tính trừng phạt; Áp dụng trên nguyên tắc không phân biệt đối xử; Mang tính tạm thời | + Áp dụng biện pháp chống trợ cấp để khắc phục thiệt hại do các trợ cấp mang tính riêng biệt gây ra trên cơ sở không phân biệt đối xử đối với sản phẩm nhập khẩu từ mọi nguồn kết luận là có trợ cấp và gây thiệt hại. |
Thời hạn áp dụng | Về nguyên tắc, biện pháp Tự vệ Thương mại là các biện pháp mang tính tạm thời, chỉ được áp dụng tối đa 4 năm (trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn thêm 4 năm tiếp theo). Đối với các nước đang phát triển là 10 năm. | Mang tính tạm thời phải được tháo bỏ khi ảnh hưởng của bán phá giá bị triệt tiêu. Thông thường một quy định áp dụng thuế chống bán phá giá sẽ chấm dứt hiệu lực không muộn hơn 5 năm kể từ khi áp dụng trừ trường hợp chống bán phá giá được yêu cầu tiếp tục áp dụng khi cơ quan có thẩm quyền thấy cần thiết. | Áp dụng trong vòng 5 năm kể từ ngày bắt đầu áp dụng. Trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn thêm, thời hạn gia hạn thêm không vượt quá 05 năm trong mỗi lần gia hạn. |
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật thương mại đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “So sánh các biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý về lệ phí làm sổ đỏ, cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Làm hộ chiếu gắn chíp online như thế nào?
- Tại sao hộ chiếu Nhật Bản quyền lực nhất thế giới?
- Hướng dẫn chi tiết pháp luật về quy định về đường tự mở 2023
Câu hỏi thường gặp
Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý ngoại thương
1. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương, cản trở hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp, xâm phạm quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân quy định tại Điều 5 của Luật này.
2. Áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương không đúng thẩm quyền; không đúng trình tự, thủ tục.
3. Tiết lộ thông tin bảo mật của thương nhân trái pháp luật.
4. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bị cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 và khoản 1 Điều 14 của Luật này; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện mà không có giấy phép, không đáp ứng đủ điều kiện; hàng hóa không đi qua đúng cửa khẩu quy định; hàng hóa không làm thủ tục hải quan hoặc có gian lận về số lượng, khối lượng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa khi làm thủ tục hải quan; hàng hóa theo quy định của pháp luật phải có tem nhưng không dán tem.
5. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa mà vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 của Luật này.
6. Gian lận, làm giả giấy tờ liên quan đến hoạt động quản lý ngoại thương.
Việc tham vấn trong quá trình điều tra được thực hiện như sau:
+ Trong quá trình điều tra, các bên liên quan trong vụ việc điều tra được quyền trình bày bằng văn bản với Cơ quan điều tra các thông tin và ý kiến liên quan đến vụ việc điều tra;
+ Cơ quan điều tra có trách nhiệm tạo cơ hội tham vấn cho các bên liên quan khi có yêu cầu bằng văn bản theo quy định tại điểm a khoản này;
+ Trước khi công bố kết luận điều tra cuối cùng, Cơ quan điều tra có thể tổ chức tham vấn công khai nhằm tạo điều kiện cho các bên liên quan trình bày thông tin và ý kiến liên quan đến vụ việc điều tra.
Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định chấm dứt điều tra trong các trường hợp sau đây:
+ Tổ chức, cá nhân có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tự nguyện rút hồ sơ;
+ Kết luận sơ bộ của Cơ quan điều tra xác định không có thiệt hại hoặc không đe dọa gây ra thiệt hại của ngành sản xuất trong nước hoặc không ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;
+ Kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra có một trong các nội dung sau đây:
a) Hàng hóa bị điều tra nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam không bị bán phá giá, không được trợ cấp hoặc không nhập khẩu quá mức;
b) Không có thiệt hại của ngành sản xuất trong nước quy định tại khoản 2 Ðiều 69 của Luật này;
c) Không có mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá, được trợ cấp, nhập khẩu quá mức với thiệt hại, đe dọa gây ra thiệt hại của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;
+ Cơ quan điều tra đạt được thỏa thuận với cơ quan có thẩm quyền của nước có hàng hóa bị cáo buộc được trợ cấp nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam về dỡ bỏ trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam.