Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Thu Mai, tôi quê ở Bình Dương tuy nhiên hiện tại tôi đang sinh sống và làm việc ở Tp Hồ Chí Minh. Vừa rồi bố tôi mất có để lại cho 2 chị em tôi một mảnh đất khá lớn và có dặn dò chúng tôi sau khi ông mất hãy đi tách thửa để chia đều cho cả 2 đứa. Chúng tôi sau một thời gian mai táng ông ổn thỏa đã quyết định làm thủ tục tách thửa nhưng vẫn còn khá mơ hồ về thủ tục này, tôi băn khoăn không rõ để tách thửa đất ở quê tôi thì cần thực hiện ra sao cho đúng quy định pháp luật hiện hành. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi quy định thực hiện việc tách thửa đất ở Bình dương như thế nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Quy định thực hiện việc tách thửa đất ở Bình dương như thế nào?” , bên cạnh đó giải đáp các thắc mắc xoay quanh câu hỏi này thì mời độc giả đọc bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật Đất đai 2013
Theo quy định tách thửa đất là gì?
Tách thửa là quy trình phân chia quyền sử dụng đất từ người đứng tên trong sổ đỏ cho một hoặc nhiều người khác. Theo quy định hiện hành, việc tách thửa hay phân chia đất đai là quy trình phân quyền sở hữu đất từ một người đứng tên, chịu trách nhiệm sang cho một hoặc nhiều đối tượng khác nhau
Quy định thực hiện việc tách thửa đất ở Bình Dương như thế nào?
Việc tách thửa đất dù bất cứ ở địa phương nào cũng cần tuân theo những quy định của các cấp chính quyền nơi đó đề ra, và cụ thể việc tách thửa đất ở Bình Dương cũng cần thực hiện theo quy định tại Điều 4 Quyết định 25/2017/QĐ-UBND và khoản 1 Điều 1 Quyết định 28/2019/QĐ-UBND như sau:
Một số quy định cụ thể để thực hiện việc tách thửa tại tỉnh Bình Dương được đề cập như sau:
– Đối với thửa đất có nhiều loại đất thì việc xem xét tách thửa chỉ áp dụng cho một loại đất nếu có đủ điều kiện, sau khi trừ phần diện tích đất thuộc hành lang bảo vệ các công trình theo quy định.
– Thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại sau khi tách phải tiếp giáp đường do Nhà nước quản lý, đảm bảo có bề rộng và chiều sâu tối thiểu 4m đối với thửa đất khi tiếp giáp với đường có lộ giới <20m; đảm bảo có bề rộng và chiều sâu tối thiểu 05m đối với thửa đất khi tiếp giáp với đường có lộ giới ≥20m. Trừ trường hợp tách thửa đất nông nghiệp theo quy hoạch sử dụng đất vẫn là đất nông nghiệp thì không yêu cầu tiếp giáp đường do Nhà nước quản lý.
– Trường hợp tách thửa là đất ở; đất nông nghiệp theo quy hoạch sử dụng đất là đất ở, đất phi nông nghiệp giao Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố ban hành:
+ Danh mục các tuyến đường, đoạn đường đã đầu tư đủ các công trình hạ tầng kỹ thuật gồm: Đường giao thông do Nhà nước quản lý theo quy định tại Điều 39 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, tuyến cấp điện, chiếu sáng, thông tin viễn thông, cấp thoát nước để xem xét, giải quyết tách thửa.
+ Danh mục các tuyến đường, đoạn đường chưa đầu tư hạ tầng kỹ thuật theo quy định nhưng tối thiểu phải đáp ứng đủ hai điều kiện là tiếp giáp đường giao thông do Nhà nước quản lý và tuyến cấp điện trên cơ sở căn cứ điều kiện thực tế hoặc kế hoạch đầu tư trung hạn để xem xét, giải quyết tách thửa
– Trường hợp người sử dụng đất yêu cầu tách thửa đất thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với các loại đất quy định tại Điều 3 Quyết định này và hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được tách thửa thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa.
– Trường hợp thửa đất tiếp giáp đường theo quy hoạch phân khu thì người sử dụng đất được phép tách thửa sau khi đã đầu tư đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật theo đúng quy hoạch phân khu đã được duyệt, đảm bảo kết nối hạ tầng kỹ thuật trong khu vực.
– Trường hợp đất ở thuộc các dự án đã được Nhà nước giao đất, phân lô theo quy hoạch chi tiết được duyệt thì thửa đất được xác định theo dự án và quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.
Các trường hợp cá biệt về tách thửa đất ở tỉnh Bình Dương được xử lý ra sao?
Các trường hợp cá biệt có nhu cầu tách thửa nhưng không đảm bảo diện tích tối thiểu và quy định tách thửa tại Quyết định này. Giao Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập Hội đồng tư vấn để xem xét, giải quyết việc tách thửa và chỉ xem xét, giải quyết tách thửa 01 lần cho hộ gia đình, cá nhân, cụ thể tại Điều 5 Quyết định 25/2017/QĐ-UBND và khoản 2 Điều 1 Quyết định 28/2019/QĐ-UBND như sau:
– Các trường hợp cá biệt:
+ Tách thửa đất để tặng cho phục vụ việc xây dựng nhà ở.
+ Tách thửa đất tại các khu tái định cư.
+ Tách thửa đất để thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất do hoàn cảnh gia đình khó khăn.
+ Thửa đất không tiếp giáp đường nhưng có nhu cầu tách thửa để hợp thửa với thửa đất có tiếp giáp đường giao thông do Nhà nước quản lý thành thửa đất mới.
+ Thửa đất tiếp giáp mương thoát nước và mương này tiếp giáp đường do Nhà nước quản lý.
– Hội đồng tư vấn xem xét, giải quyết tách thửa đối với các trường hợp tại Khoản 1 Điều này với điều kiện như sau:
+ Đối với đất ở:
++ Diện tích tối thiểu của thửa đất mới hình thành và còn lại sau khi tách thửa là 36m2 đối với thửa đất tiếp giáp đường do Nhà nước quản lý có lộ giới <20m.
++ Diện tích tối thiểu của thửa đất mới hình thành và còn lại sau khi tách thửa là 45m2 đối với thửa đất tiếp giáp đường do Nhà nước quản lý có lộ giới ≥20m.
+ Đối với đất tái định cư:
++ Dự án được phê duyệt quy hoạch chi tiết dự án trước ngày 10 tháng 10 năm 2017.
+ Thỏa mãn với các điều kiện quy định tại quy chế quản lý xây dựng khu dân cư và giao Ủy ban nhân dân cấp huyện phải có văn bản thống nhất.
+ Thửa đất tách ra có bề rộng tối thiểu bằng bề rộng ô nhỏ nhất trong lô đất đề nghị tách theo quy hoạch chi tiết được duyệt.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy định thực hiện việc tách thửa đất ở Bình Dương như thế nào?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến dịch vụ soạn thảo mẫu đơn xin tách thửa đất mới nhất,… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm
- Quy định tách thửa đất vườn như thế nào?
- Đất ruộng có tách thửa được không?
- Tách thửa đất thổ cư cho con như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của Luật Đất đai 2013 và các quy định hướng dẫn liên quan thì người dân có thể thực hiện quyền tách thửa đất thổ cư, đất nông nghiệp trong các trường hợp sau đây:
– Chuyển nhượng một phần quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
– Thừa kế một phần quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
– Tặng cho một phần quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
– Thế chấp một phần quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
– Góp vốn một phần bằng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Thủ tục thực hiện tách thửa đất gồm hai bước cơ bản như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ xin tách thửa đất
Người sử dụng đất có mong muốn tách thửa đất nộp một bộ hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Hồ sơ xin tách thửa đất bao gồm các tài liệu sau:
+ Đơn đề nghị tách thửa theo mẫu quy định của pháp luật;
+ Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp.
Bước 2: Xử lý hồ sơ xin tách thửa đất
Sau khi nhận được hồ sơ, Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm giải quyết hồ sơ hợp lệ trong thời gian không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ. Đối với trường hợp địa phương có đất là vùng có điều kiện khó khăn như vùng núi, hải đảo,… thì thời hạn giải quyết hồ sơ tối đa là 25 ngày.
Để một thửa đất thổ cư, đất nông nghiệp có thể phân chia thành nhiều phần khác nhau thì thửa đất đó cần đáp ứng được những điều kiện được quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013, Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT.
(i) Đất thổ cư, đất nông nghiệp muốn tách đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hoặc có đủ các điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định.
(ii) Thửa đất phải có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh của địa phương đó.
(iii) Thửa đất không có tranh chấp.
(iv) Đất đang không bị kê biên để bảo đảm thi hành án có nghĩa là Tòa án đang không giữ giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu của mảnh đất đảm bảo việc thi hành án.
(v) Đất vẫn đang còn thời hạn sử dụng.
Ngoài các điều kiện chung nêu trên còn phải đáp ứng các điều kiện riêng theo Quyết định của Ủy ban nhân dân nơi có đất phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai.